Phân tích kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường cao đẳng công thương thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 80)

Kết quả hồi quy được tóm tắt trong bảng 4.22 dưới đây, kết quả chi tiết được mô tả ở Phụ lục 7

66

Bảng 4.21: Bảng tổng hợp kết quả hồi quy Variables Unstandardized

Coefficients sig

Standardized

Coefficients Tolerance VIF

Giảng viên (GV) .468 .015 .453 .665 1.503

Thư viện (TV) .178 .012 .184 .528 1.894

Nhân viên (NV) .133 .025 .134 .638 1.566

Thương hiệu nhà trường (TH) .160 .000 .144 .479 2.090

Tiện ích dịch vụ giải trí (TI1) .090 .451 .084 .484 2.067

Chương trình đào tạo (CT) .276 .008 .261 .611 1.635

Quy trình (QT) .107 .510 .107 .477 2.097

Công nghệ thông tin (TT) .123 .036 .127 .626 1.598

Hoạt động phong trào (PT) .102 .011 .103 .667 1.500

Cơ sở vật chất (CS) .312 .017 .324 .641 1.561 Chi phí (CP) -.101 .021 -.102 .659 1.517 Tiện ích học tập (TI2) -.001 .956 -.001 .628 1.593 constant 0.089 0.208 R2 0.621 Durbin-Watson 1.806 F 148.936 Sig(F) 0.000

(Nguồn: Tác giả tính toán)

Kết quả hồi quy tại bảng 4.22 đã cho thấy mô hình có ý nghĩa (có ít nhất một hệ số hồi quy khác 0) do Sig(F) của hình nhỏ hơn 0.05. Thêm vào đó hệ số VIF của từng biến số ở cả hai mô hình đều nhỏ hơn 10 nên không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Hệ số R2

của mô hình 1 đạt 0.621, có nghĩa là các biến số độc lập trong mô hình giải thích được 62.1% sự biến thiên của biến số phụ thuộc.

Đại lượng thống kê Durbin – Waston (d = 1.806) cho thấy không có sự tương quan giữa các phần dư. Điều này có nghĩa là mô hình hồi quy không vi phạm giả thuyết độc lập của sai số.

Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể ta xem xét đến giá trị F từ bảng phân tích phương sai ANOVA, giá trị F = 148.936, giá trị Sig rất nhỏ (0.000) cho thấy về mặt tổng quát mô hình có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác, có ít nhất một hệ số hồi quy có giá trị khác không.

Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả kiểm định ý nghĩa thống kê của từng biến số và và kiểm định giả thuyết nghiên cứu:

67

Bảng 4.22. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Biến quan sát Beta(β) Sig Kết quả

H1 Giảng viên (GV) .453 .015 Chấp nhận

H2 Thư viện (TV) .184 .012 Chấp nhận

H3 Nhân viên (NV) .134 .025 Chấp nhận

H4 Thương hiệu nhà trường (TH) .144 .000 Chấp nhận

H5 Tiện ích dịch vụ giải trí (TI1) .084 .451 Bác bỏ

H6 Chương trình đào tạo (CT) .261 .008 Chấp nhận

H7 Quy trình (QT) .107 .510 Bác bỏ

H8 Công nghệ thông tin (TT) .127 .036 Chấp nhận

H9 Hoạt động phong trào (PT) .103 .011 Chấp nhận

H10 Cơ sở vật chất (CS) .324 .017 Chấp nhận

H11 Chi phí (CP) -.102 .021 Chấp nhận

H12 Tiện ích học tập (TI2) -.001 .956 Bác bỏ

(Nguồn: Tác giả tính toán)

Tóm lại, từ mô hình đề nghị kiểm định với 12 thành phần đo lường sự hài lòng, chỉ có 9 thành phần ảnh hưởng đáng kể đến mức độ hài lòng của sinh viên, đó là: giảng viên, thư viện, nhân viên, thương hiệu nhà trường, chương trình đào tạo, công nghệ thông tin, hoạt động phong trào, cở sở vật chất, chi phí. Điều này cho thấy 9 giả thuyết H1, H2, H3, H4, H6, H8,H9, H10, H11 được chấp nhận với độ chính xác trên 95%. Các giả thuyết còn lại chưa đủ cơ sở để chấp nhận với mức ý nghĩa 5%. Nghiên cứu này cho phép sự thừa nhận của 9 thành phần tác động đến sự hài lòng của sinh viên như sau:

HL = 0.453GV + 0.324CS + 0.261CT + 0.184TV + 0.144TH + 0.134NV + 0.127TT + 0.103PT – 0.102CP

Ý ngĩa của từng biến số trong mô hình

GV – Giảng viên: hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0.468 nhưng hệ số hồi quy

chuẩn hóa là 0.453, căn cứ vào hệ số hồi quy đã chuẩn hóa cho thấybiến số này có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên. Điều này phù hợp với phần khảo sát “tầm quan trọng của các yếu tố trong quá trình học tập tại trường” (Bảng 4.2) thì yếu tố giảng viên được sinh viên đánh giá là quan trọng nhất trong quá trình học tập và cũng thực sự thuyết phục bởi yếu tố giảng viên vốn là thành phần được kỳ vọng tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên, đồng thời được sinh viên đánh giá cao nhất, giá trị trung bình là 3.8 trên năm điểm, đạt giá trị cao nhất (Bảng 4.20) .

68

CS – Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất có hệ số β chuẩn hóa cao thứ nhì (0.324),

điều này cho thấy rằng các cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy có tác động khá lớn đến sự hài lòng của sinh viên, phù hợp với thực tế và phần khảo sát “tầm quan trọng của các yếu tố trong quá trình học tập” (Bảng 4.2). Tuy nhiên, giá trị trung bình của biến số này chưa đạt được giá trị trung bình đồng ý là 3 (Bảng 4.20), chứng tỏ về cơ sở vật chất của trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên.

CT – Chƣơng trình đào tạo: Chương trình đào tạo cũng có sự tác động khá

lớn đến sự hài lòng của sinh viên (β chuẩn hóa = 0.261), đồng thời cũng được sinh viên đánh giá khá cao (tính thực tiễn, tính phù hợp, nội dung luôn được cập nhật…) trung bình đạt 3.6 trên năm điểm (Bảng 4.20). Đây là một kết quả đáng khích lệ vì trong những năm gần đây nhà trường luôn có các chủ trương cho các khoa chuyên môn phải luôn cập nhật, điều chỉnh chương trình đào tạo, đề cương chi tiết ngày càng tốt hơn.

TV – Thƣ viện: Thư viện trường cũng có tác động đến sự hài lòng của sinh

viên, đây cũng là một điều tất yếu khi nhà trường chuyển qua đào tạo theo học chế tín chỉ thì việc tự học tập, tự nghiên cứu tài liệu là một nhu cầu tất yếu. Đồng thời qua giá trị trung bình đạt 3.48 trên năm điểm (Bảng 4.20) cho thấy sinh viên đánh giá khá cao về thư viện của nhà trường.

TH – Thƣơng hiệu nhà trƣờng: Cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các

trường đại học, cao đẳng thì vấn đề uy tín, thương hiệu nhà trường cũng có ảnh hưởng nhiều đến học tập và công việc sau này của sinh viên. Mặc dù mức ảnh hưởng đến sự hài lòng không cao nhưng nó cũng cho thấy thương hiệu, uy tín của nhà trường có sự tác động đến sự hài lòng của sinh viên.

NV – Nhân viên: Cùng với sự đồng hành của các giảng viên trong quá trình

học tập thì nhân viên cũng có nhưng ảnh hưởng nhất định, thái độ, cách phục vụ của các nhân viên phòng ban thường có nhiều liên quan đến sinh viên (như nhân viên phòng đào tạo, phòng kế toán và giáo vụ khoa..) cũng có sự tác động đến sự hài lòng của sinh viên.

TT – Công nghệ thông tin: nhân tố có mức tác động khá thấp (β = 0.127) và

69

này cho thấy khi công nghệ ngày càng phát triển thì việc triển khai các hoạt động học tập tới sinh viên sẽ có sự đóng góp của công nghệ thông tin, minh chứng là công nghệ thông tin có sự tác động đến sự hài lòng của sinh viên mặc dù chỉ tác động ở mức thấp nhất trong các nhân tố. Tuy nhiên chất lượng công nghệ thông tin của nhà trường chưa đáp ứng được sinh viên (giá trị trung bình chỉ đạt 2.77 trên năm điểm). (Bảng 4.20)

PT - Hoạt đ ng phong trào: Cùng với sự hội nhập của xã hội, thì nguồn nhân

lực cũng đòi hỏi phải năng động hơn, linh hoạt hơn… các hoạt động phong trào của nhà trường sẽ là cơ hội để sinh viên rèn luyện những đức tính này. Hoạt động phong trào có tác động dương tới sự hài lòng cũng là một tất yếu, mặc dùng sự tác động này khá thấp. Nhưng cho thấy vấn đề cần đặt ra cho nhà trường về các hoạt động phong trào trong trường giúp sinh viên có môi trường rèn luyện các kỹ năng.

CP – Chi phí: Đúng như kỳ vọng, nhân tố chi phí có tác động âm đến sự hài

lòng. Giá trị trung bình cũng đạt mức thấp (dưới mức đồng ý trung bình là 3), chi phí là vấn đề mà khách hàng (sinh viên) luôn rất quan tâm trong quá trình học. Tuy nhiên, qua số liệu cho thấy một số khoản chi phí của nhà trường chưa hợp lý.

Tóm tắt chƣơng 4

Chương 4 đã thực hiện các phần phân tích thống kê mô tả các biến số định tính và định lượng để từ đó đưa ra một số mô tả về đặc điểm của mẫu nghiên cứu cũng như là mô tả về các biến số quan sát trong mẫu nghiên cứu. Tiếp theo nghiên cứu đã thực hiện phân tích Cronbach alpha để loại biến rác và tiếp theo là phân tích nhân tố khám phá để từ đó rút ra được mười hai nhân tố chính bao gồm: (i) Giảng viên, (ii) Thư viện, (iii) Nhân viên, (iv) Thương hiệu nhà trường, (v) Tiện ích dịch vụ giải trí, (vi) chương trình đào tạo, (vii) Quy trình, (viii) Công nghệ thông tin, (ix) Hoạt động phong trào, (x) Cơ sở vật chất, (xi) Chi phí, (xii) Tiện ích học tập. Ngay sau đó, việc thống kê mô tả các nhân tố chính cấu thành nên sự hài lòng của sinh viên được tìm ra ở trên đã được thực hiện và tìm thấy những thông tin tích cực cũng như thông tin bất lợi về những yếu tố này khi giá trị trung bình đạt được của từng yếu tố đạt khá cao hoặc chỉ đạt dưới mức giá trị trung bình.

Việc phân tích hồi quy cùng với các kiểm định cần thiết để tìm hiểu mối quan hệ giữa từng thành phần của chất lượng cảm nhận với sự hài lòng của sinh viên

70

đã cho thấy hầu hết các thành phần của chất lượng cảm nhận đều có tác động tới sự hài lòng của sinh viên. Trừ một số thành phần không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu cũng đã thực hiện việc so sánh kết quả tới các giả thuyết nghiên cứu cũng như là có những lý giải thực tế về những kết quả.

71

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường cao đẳng công thương thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)