Thang đo sự hài lòng của sinh viên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường cao đẳng công thương thành phố hồ chí minh (Trang 47)

Sự hài lòng trong trường hợp này là sự thỏa mãn của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo thực tế của trường so với kỳ vọng của sinh viên, sự thỏa mãn dựa trên hiểu biết và kinh nghiệm từ việc đánh giá các yếu tố dịch vụ do nhà trường cung cấp và xu hướng quảng bá giới thiệu người khác vào học tại trường.

39

Bảng 3.15: Các biến đo lƣờng sự hài lòng của sinh viên

Stt Các biến đo lƣờng sự hài lòng của sinh viên Code Nguồn

1 Bạn hoàn toàn hài lòng khi theo học tại trường HL.91 Hayes (1994),

Nguyễn Đình Thọ & Cgt (2003), Ryglová

và Vajcnerová (2005), Kang và

James (2004)

2 Chất lượng dịch vụ đào tạo do nhà trường cung cấp

đáp ứng được sự mong đợi HL.92

3 Quyết định học tại trường là một quyết định đúng đắn HL.93

4 Bạn sẽ giới thiệu mọi người theo học tại trường HL.94

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

3.3. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH

Ngoài phân tích thống kê mô tả, đề tài này sẽ sử dụng việc phân tích Cronbach alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích hồi quy. Cụ thể như sau:

(i). Kiểm định đ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha

Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s alpha được sử dụng để kiểm định độ tin cậy của các thang đo. Điều đó có nghĩa là đánh giá xem xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Thêm vào đó kiểm định này cũng loại bỏ biến rác của từng thang đo trước khi tiến hành phân tích nhân tố. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng [0.70 – 0.80] và một biến số quan sát được gọi là biến rác khi nó có hệ số tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0.3. Nếu Cronbach alpha ≥ 0,60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt tin cậy, đặc biệt nếu đó là khái niệm nghiên cứu mới mẻ (Nunnally và Bernstein 1994).

(ii). Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis – EFA)

Phân tích nhân tố khám phá là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là các nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair và các cộng sự, 1998). Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát. Cronbach alpha phải được thực hiện trước để loại các biến rác (garbage items) trước khi thực hiện phân tích EFA. Quá trình này có thể giúp chúng ta tránh được các biến rác vì các biến rác này có thể tạo nên các nhân tố giả (artifical factors) khi phân tích EFA. Việc phân tích EFA sẽ tập trung vào các tiêu chí như phân tích hệ số KMO, kiểm định Barllet, giá trị riêng,

40

tổng phương sai trích (phần trăm phương sai toàn bộ), hay hệ số tải nhân tố (factor loading).

(iii). Phân tích hồi quy (Regression analysis)

Phân tích hồi quy để định lượng sự tác động của những nhân tố độc lập đã được tìm thấy ở phân tích nhân tố khám phá lên biến phụ thuộc. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bội để xử lý mối quan hệ định lượng giữa các biến độc lập và các biến phụ thuộc. Cụ thể ở đây là mối liên hệ giữa các nhân tố thuộc chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của sinh viên. Trong quá trình thực hiện phân tích hồi quy, nghiên cứu sẽ thực hiện các phân tích bổ trợ như phân tích ma trận tương quan hay các kiểm định cần thiết như kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định mức ý nghĩa tổng thể của mô hình, kiểm định phương sai sai số thay đổi và kiểm định phân phối chuẩn của phần dư.

Phần mềm được sử dụng chính trong đề tài này là phần mềm SPSS 22.0.

3.4. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

+ Kích cỡ mẫu nghiên cứu của nghiên cứu chính thức: số mẫu nghiên cứu nên đạt được tỷ lệ 5:1, có nghĩa là mỗi item nên có 5 quan sát (Hair và các cộng sự, 2006). Trong nghiên cứu này, 18 biến khảo sát “tầm quan trọng của các yếu tố đến quá trình học tập của sinh viên”, 12 yếu tố khảo sát “sự hài lòng theo từng nhân tố”, tổng cộng có 30 biến chỉ phân tích thống kê đơn thuần làm căn cứ cho phần nhật xét, kiến nghị. Dự định có 81 yếu tố đưa vào phân tích định lượng. Như vậy số lượng mẫu tối thiểu cần có là 81 x 5 = 405. Căn cứ vào yêu cầu mẫu tối thiểu và số lượng sinh viên đang theo học tại trường vào thời điểm nghiên cứu là 11.387 sinh viên. Số lượng mẫu khảo sát dự kiến là 10% trên tổng số sinh viên, như vậy quy mô mẫu dự kiến là 1.139, đồng thời tác giả cũng gửi phiếu khảo sát cho cựu sinh viên để thu thập ý kiến.

+ Phương pháp chọn mẫu: cơ cấu mẫu được tính toán dựa trên “kết cấu sinh viên theo hệ (cao đẳng, trung cấp), theo khoa (09 khoa) và theo năm học (năm nhất, năm hai, năm ba)” (Bảng 3.16 ).

+ Phương pháp lấy mẫu: phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, thời gian thu thập mẫu dự kiến trong vòng 03 tuần, từ ngày 03/05/2015 – 23/05/2015. Để đảm bảo tính khách quan và chính xác nhất, số liệu được tác giả trực tiếp thu thập bằng bảng câu hỏi, hướng dẫn và thu hồi ngay tại lớp học dựa trên lịch học của sinh

41

viên vào thời điểm thuận tiện nhất. Để đảm bảo được cơ cấu mấu như tính toán, khi cần thiết có thể phát thêm phiếu khảo sát. Đối với cựu sinh viên, phiếu khảo sát được gửi qua email, facebook, với đối tượng này thì số lượng càng nhiều càng tốt. Bảng 3.16 tính toán số mẫu cần điều tra đối với sinh viên đang theo học tại trường.

Đối với hệ trung cấp do số lượng mẫu cần điều tra không nhiều do đó để thuận tiện hơn trong việc lấy số liệu, người điều tra chỉ chú trọng đến việc cân đối số lượng cần lấy theo tỷ lệ sinh viên các khoa, chứ không theo năm học. Nhưng vẫn đảm bảo được tỷ lệ sinh viên theo hệ đào tạo và theo khoa.

Bảng 3.16: Bảng tính toán số mẫu cần điều tra

Tên khoa Hệ đào tạo Năm học 2014 - 2015 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng phiếu Cơ khí CĐ (*) 50 44 35 129 TCCN(**) 15 15 Cơ khí đ ng lực 38 27 16 81 TCCN 9 9 Điện điện tử 57 49 46 152 TCCN 15 15 Kế toán tài chính 63 48 57 168 TCCN 21 21 Quản trị kinh doanh 63 54 34 152 TCCN 8 8 Công nghệ thông tin 39 26 21 86 TCCN 3 3 Hóa học 54 33 30 117 TCCN - - Dệ may 60 41 24 124 TCCN 11 11 Da giày 22 14 12 48 TCCN - - Tổng c ng 1057 1,139 TCCN 82

42

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Chương 4 sẽ đề cập tới quá trình xây dựng thang đo lường tới phân tích nhân tố khám phá trong nghiên cứu chính thức, trong đó những phân tích mang tính đặc thù như cronbach’s alpha hay EFA sẽ được thực hiện. Chương này cũng đưa ra kết quả phân tích thống kê mô tả của các biến số quan sát, biến tiềm ẩn và những biến số thể hiện đặc điểm của đối tượng được khảo sát. Cuối cùng, chương này cũng đề cập tới phần quan trọng nhất, đó là phân tích tác động của chất lượng dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên thông qua phương pháp hồi quy OLS.

4.1. KẾT QUẢ THU THẬP MẪU VÀ KHẢO SÁT THỬ NGHIỆM 4.1.1. Kết quả thu thập mẫu khảo sát 4.1.1. Kết quả thu thập mẫu khảo sát

Để đảm bảo được mẫu thu thập như đã tính toán (Bảng 3.16). Sau mỗi đợt lấy số liệu, bảng câu hỏi sẽ được lọc để loại những phiếu không đạt yêu cầu và kiểm tra số lượng theo tỷ lệ tính toán. Nếu còn thiếu thì sẽ phát thêm phiếu để lấy được số liệu như tính toán. Có khoảng 1.300 bảng khảo sát đã được phát ra, sau khi tinh lọc lại thì có 1.194 phiếu đủ điều kiện để sử dụng cho việc phân tích.

4.1.2. Kết quả khảo sát thử nghiệm

Bảng câu hỏi nháp đã được dùng để khảo sát thử nghiệm với 55 đáp viên theo hình thức khảo sát trực tiếp. Kết quả là:

- Quan sát của người điều tra thấy việc trả lời được thực hiện nghiêm túc, tập trung, thời giang hoàn thành tầm 10-15 phút.

- Cảm nghĩ và ý kiến của sinh viên là việc trả lời câu hỏi thuận lợi, các câu hỏi dễ hiểu (chỉ có một số câu hỏi có ngôn từ, câu cú chưa hợp lý, một số lỗi chính tả – người điều tra đề nghị sinh viên nêu lên những câu từ chưa hợp lý và đề xuất ý kiến sửa chữa cho hợp lý). Bảng câu hỏi hơi dài (do vấn đề nghiên cứu khá tổng quát nên bảng câu hỏi không thể thiết kế ngắn hơn được). Đồng thời cần chỉnh sửa lại về mặt hình thức để việc hoàn thành bảng câu hỏi được dễ dàng hơn.

43

- Các bảng câu hỏi khi được thu thập lại đã không có bảng câu hỏi nào bị lỗi bỏ câu (missing). Xét thấy việc sửa đổi ngôn từ là phù hợp nên tác giả điều chỉnh bảng câu hỏi theo những ý kiến trên và bảng câu hỏi chính thức được trình bảy ở Phụ lục 3.

4.2. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ MÔ TẢ

4.2.1. Phân tích thống kê mô tả những biến số định tính mô tả đặc điểm đối tƣợng khảo sát

Thống kê mô tả được dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu được thu thập từ nghiên cứu thực nghiệm. Những đặc điểm được sử dụng để mô tả đặc điểm của người trả lời như: hệ đào tạo, năm học, khoa, mức độ yêu thích ngành đang học, giới tính, kết quả xếp loại học kỳ gần nhất.

Từ bảng 4.1, việc phân tích biến số hệ đào tạo đã cho thấy phần lớn sinh viên thuộc hệ cao đẳng (93.1%), hệ trung cấp chiếm tỷ lệ ít (6.9%) đảm bảo đúng theo tính toán về cỡ mẫu.

Xét về năm học, chiếm đa số vẫn là sinh viên năm nhất (40.4%), tiếp theo đó là sinh viên năm hai, năm ba với tỷ lệ tương ứng là 32% và 23%. Đối với cựu sinh viên do việc lấy mẫu khá khó khăn nên chỉ đạt mức 4.6% trong tổng số mẫu.

Xét tỷ lệ sinh viên theo khoa chuyên ngành, Khoa kế toán tài chính chiếm tỷ lệ lớn nhất (17.4%), tiếp theo đó là Khoa Quản trị kinh doanh (15.3%), Khoa điện – Điện tử (15%), Khoa Cơ khí (12.1%), Khoa Dệt may (11.4%), Khoa Công nghệ hóa học (9.8%), Khoa cơ khí động lực và Khoa Công nghệ thông tin chiếm tỷ lệ như nhau (7.5%) và cuối cùng, Khoa có tỷ lệ sinh viên thấp nhất là khoa Da giày (4%) phù hợp với cỡ mẫu đã tính toán.

Xét mức độ yêu thích ngành học cho ta thấy phần lớn sinh viên yêu thích và rất yêu thích ngành mình đang học (thích – 55.7%, rất thích 12.7%), cũng có một số lượng không ít sinh viên cảm thấy phân vân về ngành mình đang học và tỷ lệ sinh viên không thích và hoàn toàn không thích ngành đang theo học chiếm tỷ lệ ít nhất (không thích 6.1%, hoàn toàn không thích 1.5%).

Tỷ lệ giới tính nữ chiếm đa số đạt tỷ lệ gần 60%, nam chiếm tỷ lệ khoảng 40%. Điều này là hợp lý với phần phân tích tỷ lệ sinh viên theo khoa chuyên ngành.

44

Theo xếp loại học lực, chiếm tỷ lệ lớn nhất là sinh viên có học lực trung bình (61%), tiếp theo đó là sinh viên có học lực khá (34.4%), tỷ lệ sinh viên giỏi và yếu là xấp xỉ nhau (2.1% sinh viên giỏi, 2% sinh viên yếu), đạt tỷ lệ thấp nhất là sinh viên có xếp loại học lực xuất sắc chiếm 0.5%.

Bảng 4.1: Thống kê mô tả đặc điểm đối tƣợng khảo sát

Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Hệ đào tạo Trung cấp 82 6.9 6.9 6.9 Cao đẳng 1112 93.1 93.1 100.0 Tổng c ng 1.194 100 100 Năm học Năm nhất 482 40.4 40.4 40.4 Năm hai 382 32.0 32.0 72.4 Năm ba 275 23.0 23.0 95.4

Cựu sinh viên 55 4.6 4.6 100.0

Tổng c ng 1.194 100 100 Khoa

Khoa KT-TCNH 208 17.4 17.4 17.4

Khoa Quản trị kinh doanh 183 15.3 15.3 32.7

Khoa Công nghệ thông tin 89 7.5 7.5 40.2

Khoa cơ khí 144 12.1 12.1 52.3

Khoa Cơ khí động lực 90 7.5 7.5 59.8

Khoa Dệt may 136 11.4 11.4 71.2

Khoa Điện - Điện tử 179 15.0 15.0 86.2

Khoa Công nghệ hóa học 117 9.8 9.8 96.0

Khoa Da giày 48 4.0 4.0 100.0

Tổng c ng 1.194 100 100 Mức đ yêu thích ngành học

Hoàn toàn không thích 18 1.5 1.5 1.5

Không thích 73 6.1 6.1 7.6 Không ý kiến 286 24.0 24.0 31.6 Thích 665 55.7 55.7 87.3 Rất thích 152 12.7 12.7 100.0 Tổng c ng 1.194 100 100 Giới tính Nam 479 40.1 40.1 40.1 Nữ 715 59.9 59.9 100.0 Tổng c ng 1.194 100 100 Xếp loại Yếu 24 2.0 2.0 2.0 Trung bình 728 61.0 61.0 63.0 Khá 411 34.4 34.4 97.4 Giỏi 25 2.1 2.1 99.5 Xuất sắc 6 .5 .5 100.0 Tổng c ng 1.194 100 100

45

4.2.2. Thống kê các ý kiến khác của sinh viên

Thông qua phần ý kiến khác của bản câu hỏi, tác giả đã thu thập được rất nhiều ý kiến khác của sinh viên. Trong đó, sinh viên góp ý nhiều nhất là đối với giảng viên (về sự hòa đồng, thân thiện, áp dụng thức tế vào bài học…). Đối với nhân viên phòng ban thì vấn đề thái độ và sự nhiệt tình. Đối với nhà trường thì sinh viên góp ý nhiều về vấn đề trang thiết bị phòng học, phòng thực hành, wifi, website đăng kí môn học.. Đối với khoa chuyên ngành thì cần tổ chức nhiều hoạt động phong trào, hoạt động về học thuật hơn, giáo vụ khoa cần nhiệt tình hơn… Góp ý đối với các bạn sinh viên là về vấn đề ăn mặc, giờ giấc lên lớp, tăng tính tự học, năng động sáng tạo hơn. Đối với bộ phận gửi xe thì vấn đề ứng xử của nhân viên giữ xe, giá vé xe. (Chi tiết xem Phụ lục 8)

4.2.3. Phân tích thống kê mô tả các biến số quan sát (các item)

Tại phần này, các biến quan sát được phân tích chủ yếu thông qua giá trị trung bình và các tham số thống kê cơ bản khác như giá trị lớn nhất (max), giá trị nhỏ nhất (min) và độ lệch chuẩn (standard deviation) và đặt trong nội dung của biến số tiềm ẩn mà nó đo lường.

“Tầm quan trọng của các yếu tố đối với quá trình học tập của sinh viên”.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên, bảng câu hỏi này đề xuất 18 vấn đề, kết quả thống kê mô tả được trình bày ở bảng 4.2:

Thang đo Likert 5 điểm được sử dụng tương ứng các cấp độ quan trọng từ “rất không quan trọng” đến “rất quan trọng”. Giá trị thấp nhất trong 18 yếu tố là YT14 (3.42) vẫn lớn hơn giá trị trung bình là 3. Điều này cho thấy, căn tin phục vụ ăn uống, giải khát cho sinh viên sau những giờ học giải lao, hoặc là nơi gặp gỡ bạn bè cũng khá quan trọng, mặc dù so với các yếu tố khác thì yếu tố này xếp cuối cùng.

Đạt điểm số cao nhất (4.41) gần mức “rất quang trọng” đó là yếu tố giảng viên. Cho thấy nếu không có giảng viên thì việc học của sinh viên sẽ rất khó khăn.

Các yếu tố có giá trị (>4), trên mức “quan trọng” đó chương trình học, hệ thống phòng máy tính, xưởng thực hành, website trường, thiết bị phòng học, không gian học tập, thư viện trường…các yếu tố thuộc nhóm này có điểm chung là đều có sự liên quan trực tiếp đến việc học tập của sinh viên. Trên phương diện lý thuyết thì kết quả này là hợp lý. Đáng chú ý ở đây là yếu tố chi phí (YT.18) được kì vọng là sẽ có ảnh hưởng

46

nhiều đến quá trình học tập, mặc dù vẫn là yếu tố quan trọng, nhưng vẫn xếp sau rất nhiều yếu tố khác đã nêu ở trên. Điều này cho thấy nếu các yếu tố khác được đáp ứng tốt thì vấn đề chi phí cũng không quá ảnh hưởng đến việc học của sinh viên.

Bảng 4.2: Tầm quan trọng của các yếu tố trong quá trình học tập của sinh viên

Các yếu tố N Min Max Mean Std. De

YT.1 Đội ngũ giảng viên giảng dạy 1194 1 5 4.41 0.684

YT.3 Chương trình các môn học (học phần) của

chuyên ngành đang học 1194 1 5 4.36 0.707

YT.8 Hệ thống phòng máy vi tính, xưởng thực hành,

phòng thí nghiệm 1194 1 5 4.34 0.824

YT.11 Website của trường 1194 1 5 4.31 0.787

YT.7 Thiết bị phục vụ giảng dạy (bảng, bàn ghế, máy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường cao đẳng công thương thành phố hồ chí minh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)