+ Kích cỡ mẫu nghiên cứu của nghiên cứu chính thức: số mẫu nghiên cứu nên đạt được tỷ lệ 5:1, có nghĩa là mỗi item nên có 5 quan sát (Hair và các cộng sự, 2006). Trong nghiên cứu này, 18 biến khảo sát “tầm quan trọng của các yếu tố đến quá trình học tập của sinh viên”, 12 yếu tố khảo sát “sự hài lòng theo từng nhân tố”, tổng cộng có 30 biến chỉ phân tích thống kê đơn thuần làm căn cứ cho phần nhật xét, kiến nghị. Dự định có 81 yếu tố đưa vào phân tích định lượng. Như vậy số lượng mẫu tối thiểu cần có là 81 x 5 = 405. Căn cứ vào yêu cầu mẫu tối thiểu và số lượng sinh viên đang theo học tại trường vào thời điểm nghiên cứu là 11.387 sinh viên. Số lượng mẫu khảo sát dự kiến là 10% trên tổng số sinh viên, như vậy quy mô mẫu dự kiến là 1.139, đồng thời tác giả cũng gửi phiếu khảo sát cho cựu sinh viên để thu thập ý kiến.
+ Phương pháp chọn mẫu: cơ cấu mẫu được tính toán dựa trên “kết cấu sinh viên theo hệ (cao đẳng, trung cấp), theo khoa (09 khoa) và theo năm học (năm nhất, năm hai, năm ba)” (Bảng 3.16 ).
+ Phương pháp lấy mẫu: phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện, thời gian thu thập mẫu dự kiến trong vòng 03 tuần, từ ngày 03/05/2015 – 23/05/2015. Để đảm bảo tính khách quan và chính xác nhất, số liệu được tác giả trực tiếp thu thập bằng bảng câu hỏi, hướng dẫn và thu hồi ngay tại lớp học dựa trên lịch học của sinh
41
viên vào thời điểm thuận tiện nhất. Để đảm bảo được cơ cấu mấu như tính toán, khi cần thiết có thể phát thêm phiếu khảo sát. Đối với cựu sinh viên, phiếu khảo sát được gửi qua email, facebook, với đối tượng này thì số lượng càng nhiều càng tốt. Bảng 3.16 tính toán số mẫu cần điều tra đối với sinh viên đang theo học tại trường.
Đối với hệ trung cấp do số lượng mẫu cần điều tra không nhiều do đó để thuận tiện hơn trong việc lấy số liệu, người điều tra chỉ chú trọng đến việc cân đối số lượng cần lấy theo tỷ lệ sinh viên các khoa, chứ không theo năm học. Nhưng vẫn đảm bảo được tỷ lệ sinh viên theo hệ đào tạo và theo khoa.
Bảng 3.16: Bảng tính toán số mẫu cần điều tra
Tên khoa Hệ đào tạo Năm học 2014 - 2015 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng phiếu Cơ khí CĐ (*) 50 44 35 129 TCCN(**) 15 15 Cơ khí đ ng lực CĐ 38 27 16 81 TCCN 9 9 Điện điện tử CĐ 57 49 46 152 TCCN 15 15 Kế toán tài chính CĐ 63 48 57 168 TCCN 21 21 Quản trị kinh doanh CĐ 63 54 34 152 TCCN 8 8 Công nghệ thông tin CĐ 39 26 21 86 TCCN 3 3 Hóa học CĐ 54 33 30 117 TCCN - - Dệ may CĐ 60 41 24 124 TCCN 11 11 Da giày CĐ 22 14 12 48 TCCN - - Tổng c ng CĐ 1057 1,139 TCCN 82
42
CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
Chương 4 sẽ đề cập tới quá trình xây dựng thang đo lường tới phân tích nhân tố khám phá trong nghiên cứu chính thức, trong đó những phân tích mang tính đặc thù như cronbach’s alpha hay EFA sẽ được thực hiện. Chương này cũng đưa ra kết quả phân tích thống kê mô tả của các biến số quan sát, biến tiềm ẩn và những biến số thể hiện đặc điểm của đối tượng được khảo sát. Cuối cùng, chương này cũng đề cập tới phần quan trọng nhất, đó là phân tích tác động của chất lượng dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng của sinh viên thông qua phương pháp hồi quy OLS.