Trước khi thực hiện việc hồi quy, đề tài thực hiện việc mô tả các nhân tố trong mô hình hồi quy để mô tả tổng thể giá trị đạt được của từng nhân tố chính tại bảng 4.20 dưới đây.
Bảng 4.19: Thống kê mô tả các nhân tố trong mô hình hồi quy
Biến số N Min Max Mean Std. De
Giảng viên GV 1194 1.89 5.00 3.8072 .59458
Thư viện TV 1194 1.29 5.00 3.4835 .65517
Nhân viên NV 1194 1.00 5.00 3.1610 .88998
Thương hiệu nhà trường TH 1194 1.00 5.00 3.2064 .68099
Tiện ích dịch vụ giải trí TI1 1194 1.00 5.00 3.3037 .70790
Chương trình đào tạo CT 1194 1.40 5.00 3.5993 .60370
Quy trình QT 1194 1.00 5.00 3.4315 .75428
Công nghệ thông tin TT 1194 1.00 5.00 2.7724 .88249
Hoạt động phong trào PT 1194 1.00 5.00 3.2613 .84333
Cơ sở vật chất CS 1194 1.00 5.00 2.8310 .77719
Chi phí CP 1194 1.00 5.00 2.6307 .90403
Tiện ích học tập TI2 1194 1.00 5.00 2.8107 .82020
Sự hài lòng của sinh viên HL 1194 1.00 5.00 3.3141 .75732
(Nguồn: Tác giả tính toán)
Trong 14 nhân tố thống kê mô tả thì chỉ có bốn nhân tố có giá trị trung bình thấp hơn trung bình kì vọng (3 điểm mức độ đồng ý), trong đó thấp nhất là nhân tố “Chi phí” chỉ đạt mức 2.63 trên năm điểm. Điều này cho thấy vấn đề học phí và các chi phí dịch vụ liên quan khác đang cao hơn khả năng chi trả của sinh viên hoặc có một số khoản chi phí nhà trường thu là chưa phù hợp. Đây cũng là một vấn đề đặt ra cho nhà trường, trong khi chi phí mà sinh viên bỏ ra là cao thì cơ sở vật chất (CS), các tiện ích học tập (TI2), công nghệ thông tin (TT) mà nhà trường cung cấp chưa tương xứng thể hiện ở giá trị trung bình của các nhân tố này thấp hơn trung bình kì vọng (3 điểm mức độ đồng ý). Tuy nhiên, phần lớn các nhân tố khác liên quan đến vấn đề học tập của sinh viên lại có mức điểm khá cao “giảng viên” đạt 3.8 trên năm điểm, “chương trình đào tạo” đạt 3.6 trên năm điểm, “thư viện” đạt 3.48 trên năm điểm. Có thể nói đây là những biểu hiện tích cực đáng ghi nhận và cần được nhà trường phát huy hơn nữa.
65
4.4.2. Phân tích ma trận tƣơng quan các biến số đ c lập
Phân tích ma trận tương quan giữa các biến số độc lập là một bước cần thiết trước khi phân tích hồi quy. Ngoài việc cho biết mối tương quan cặp giữa các biến số, nó cũng là một chỉ báo cần thiết về hiện tượng đa cộng tuyến trong phân tích hồi quy nếu tương quan cặp của các biến số là rất cao. Kết quả phân tích tương quan (Phụ lục 6) được thể hiện ở bảng 4.19 như sau:
Bảng 4.20: Ma trận tƣơng quan các biến đ c lập
GV TV NV TH TI1 CT QT TT PT CS CP TI2 GV Pearson Correlation 1 .348** .419** .349** .291** .485** .413** .188** .280** .236** .257** .240** TV Pearson Correlation .348** 1 .390** .490** .547** .344** .524** .422** .414** .412** .416** .473** NV Pearson Correlation .419** .390** 1 .321** .300** .379** .529** .311** .331** .338** .309** .332** TH Pearson Correlation .349** .490** .321** 1 .552** .420** .472** .399** .496** .425** .440** .413** TI1Pearson Correlation .291** .547** .300** .552** 1 .327** .453** .322** .433** .367** .430** .492** CT Pearson Correlation .485** .344** .379** .420** .327** 1 .495** .306** .282** .339** .317** .321** QT Pearson Correlation .413** .524** .529** .472** .453** .495** 1 .477** .408** .446** .398** .392** TT Pearson Correlation .188** .422** .311** .399** .322** .306** .477** 1 .331** .484** .399** .382** PT Pearson Correlation .280** .414** .331** .496** .433** .282** .408** .331** 1 .323** .357** .293** CS Pearson Correlation .236** .412** .338** .425** .367** .339** .446** .484** .323** 1 .401** .374** CP Pearson Correlation .257** .416** .309** .440** .430** .317** .398** .399** .357** .401** 1 .424** TI2Pearson Correlation .240** .473** .332** .413** .492** .321** .392** .382** .293** .374** .424** 1
(Nguồn: tác giả tính toán)
Hệ số tương quan lớn nhất chỉ đạt giá trị 63.2% (TI1), còn các cặp còn lại đều có hệ số tương quan nhỏ hơn, hệ số tương quan không quá cao là một chỉ báo không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy. Các giá trị sig đề nhỏ hơn 0.01 do đó chúng đều có ý nghĩa thống kê.
4.4.3. Phân tích kết quả hồi quy
Kết quả hồi quy được tóm tắt trong bảng 4.22 dưới đây, kết quả chi tiết được mô tả ở Phụ lục 7
66
Bảng 4.21: Bảng tổng hợp kết quả hồi quy Variables Unstandardized
Coefficients sig
Standardized
Coefficients Tolerance VIF
Giảng viên (GV) .468 .015 .453 .665 1.503
Thư viện (TV) .178 .012 .184 .528 1.894
Nhân viên (NV) .133 .025 .134 .638 1.566
Thương hiệu nhà trường (TH) .160 .000 .144 .479 2.090
Tiện ích dịch vụ giải trí (TI1) .090 .451 .084 .484 2.067
Chương trình đào tạo (CT) .276 .008 .261 .611 1.635
Quy trình (QT) .107 .510 .107 .477 2.097
Công nghệ thông tin (TT) .123 .036 .127 .626 1.598
Hoạt động phong trào (PT) .102 .011 .103 .667 1.500
Cơ sở vật chất (CS) .312 .017 .324 .641 1.561 Chi phí (CP) -.101 .021 -.102 .659 1.517 Tiện ích học tập (TI2) -.001 .956 -.001 .628 1.593 constant 0.089 0.208 R2 0.621 Durbin-Watson 1.806 F 148.936 Sig(F) 0.000
(Nguồn: Tác giả tính toán)
Kết quả hồi quy tại bảng 4.22 đã cho thấy mô hình có ý nghĩa (có ít nhất một hệ số hồi quy khác 0) do Sig(F) của hình nhỏ hơn 0.05. Thêm vào đó hệ số VIF của từng biến số ở cả hai mô hình đều nhỏ hơn 10 nên không xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình. Hệ số R2
của mô hình 1 đạt 0.621, có nghĩa là các biến số độc lập trong mô hình giải thích được 62.1% sự biến thiên của biến số phụ thuộc.
Đại lượng thống kê Durbin – Waston (d = 1.806) cho thấy không có sự tương quan giữa các phần dư. Điều này có nghĩa là mô hình hồi quy không vi phạm giả thuyết độc lập của sai số.
Để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể ta xem xét đến giá trị F từ bảng phân tích phương sai ANOVA, giá trị F = 148.936, giá trị Sig rất nhỏ (0.000) cho thấy về mặt tổng quát mô hình có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác, có ít nhất một hệ số hồi quy có giá trị khác không.
Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả kiểm định ý nghĩa thống kê của từng biến số và và kiểm định giả thuyết nghiên cứu:
67
Bảng 4.22. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết
Giả thuyết Biến quan sát Beta(β) Sig Kết quả
H1 Giảng viên (GV) .453 .015 Chấp nhận
H2 Thư viện (TV) .184 .012 Chấp nhận
H3 Nhân viên (NV) .134 .025 Chấp nhận
H4 Thương hiệu nhà trường (TH) .144 .000 Chấp nhận
H5 Tiện ích dịch vụ giải trí (TI1) .084 .451 Bác bỏ
H6 Chương trình đào tạo (CT) .261 .008 Chấp nhận
H7 Quy trình (QT) .107 .510 Bác bỏ
H8 Công nghệ thông tin (TT) .127 .036 Chấp nhận
H9 Hoạt động phong trào (PT) .103 .011 Chấp nhận
H10 Cơ sở vật chất (CS) .324 .017 Chấp nhận
H11 Chi phí (CP) -.102 .021 Chấp nhận
H12 Tiện ích học tập (TI2) -.001 .956 Bác bỏ
(Nguồn: Tác giả tính toán)
Tóm lại, từ mô hình đề nghị kiểm định với 12 thành phần đo lường sự hài lòng, chỉ có 9 thành phần ảnh hưởng đáng kể đến mức độ hài lòng của sinh viên, đó là: giảng viên, thư viện, nhân viên, thương hiệu nhà trường, chương trình đào tạo, công nghệ thông tin, hoạt động phong trào, cở sở vật chất, chi phí. Điều này cho thấy 9 giả thuyết H1, H2, H3, H4, H6, H8,H9, H10, H11 được chấp nhận với độ chính xác trên 95%. Các giả thuyết còn lại chưa đủ cơ sở để chấp nhận với mức ý nghĩa 5%. Nghiên cứu này cho phép sự thừa nhận của 9 thành phần tác động đến sự hài lòng của sinh viên như sau:
HL = 0.453GV + 0.324CS + 0.261CT + 0.184TV + 0.144TH + 0.134NV + 0.127TT + 0.103PT – 0.102CP
Ý ngĩa của từng biến số trong mô hình
GV – Giảng viên: hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa là 0.468 nhưng hệ số hồi quy
chuẩn hóa là 0.453, căn cứ vào hệ số hồi quy đã chuẩn hóa cho thấybiến số này có tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên. Điều này phù hợp với phần khảo sát “tầm quan trọng của các yếu tố trong quá trình học tập tại trường” (Bảng 4.2) thì yếu tố giảng viên được sinh viên đánh giá là quan trọng nhất trong quá trình học tập và cũng thực sự thuyết phục bởi yếu tố giảng viên vốn là thành phần được kỳ vọng tác động mạnh nhất đến sự hài lòng của sinh viên, đồng thời được sinh viên đánh giá cao nhất, giá trị trung bình là 3.8 trên năm điểm, đạt giá trị cao nhất (Bảng 4.20) .
68
CS – Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất có hệ số β chuẩn hóa cao thứ nhì (0.324),
điều này cho thấy rằng các cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy có tác động khá lớn đến sự hài lòng của sinh viên, phù hợp với thực tế và phần khảo sát “tầm quan trọng của các yếu tố trong quá trình học tập” (Bảng 4.2). Tuy nhiên, giá trị trung bình của biến số này chưa đạt được giá trị trung bình đồng ý là 3 (Bảng 4.20), chứng tỏ về cơ sở vật chất của trường vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên.
CT – Chƣơng trình đào tạo: Chương trình đào tạo cũng có sự tác động khá
lớn đến sự hài lòng của sinh viên (β chuẩn hóa = 0.261), đồng thời cũng được sinh viên đánh giá khá cao (tính thực tiễn, tính phù hợp, nội dung luôn được cập nhật…) trung bình đạt 3.6 trên năm điểm (Bảng 4.20). Đây là một kết quả đáng khích lệ vì trong những năm gần đây nhà trường luôn có các chủ trương cho các khoa chuyên môn phải luôn cập nhật, điều chỉnh chương trình đào tạo, đề cương chi tiết ngày càng tốt hơn.
TV – Thƣ viện: Thư viện trường cũng có tác động đến sự hài lòng của sinh
viên, đây cũng là một điều tất yếu khi nhà trường chuyển qua đào tạo theo học chế tín chỉ thì việc tự học tập, tự nghiên cứu tài liệu là một nhu cầu tất yếu. Đồng thời qua giá trị trung bình đạt 3.48 trên năm điểm (Bảng 4.20) cho thấy sinh viên đánh giá khá cao về thư viện của nhà trường.
TH – Thƣơng hiệu nhà trƣờng: Cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các
trường đại học, cao đẳng thì vấn đề uy tín, thương hiệu nhà trường cũng có ảnh hưởng nhiều đến học tập và công việc sau này của sinh viên. Mặc dù mức ảnh hưởng đến sự hài lòng không cao nhưng nó cũng cho thấy thương hiệu, uy tín của nhà trường có sự tác động đến sự hài lòng của sinh viên.
NV – Nhân viên: Cùng với sự đồng hành của các giảng viên trong quá trình
học tập thì nhân viên cũng có nhưng ảnh hưởng nhất định, thái độ, cách phục vụ của các nhân viên phòng ban thường có nhiều liên quan đến sinh viên (như nhân viên phòng đào tạo, phòng kế toán và giáo vụ khoa..) cũng có sự tác động đến sự hài lòng của sinh viên.
TT – Công nghệ thông tin: nhân tố có mức tác động khá thấp (β = 0.127) và
69
này cho thấy khi công nghệ ngày càng phát triển thì việc triển khai các hoạt động học tập tới sinh viên sẽ có sự đóng góp của công nghệ thông tin, minh chứng là công nghệ thông tin có sự tác động đến sự hài lòng của sinh viên mặc dù chỉ tác động ở mức thấp nhất trong các nhân tố. Tuy nhiên chất lượng công nghệ thông tin của nhà trường chưa đáp ứng được sinh viên (giá trị trung bình chỉ đạt 2.77 trên năm điểm). (Bảng 4.20)
PT - Hoạt đ ng phong trào: Cùng với sự hội nhập của xã hội, thì nguồn nhân
lực cũng đòi hỏi phải năng động hơn, linh hoạt hơn… các hoạt động phong trào của nhà trường sẽ là cơ hội để sinh viên rèn luyện những đức tính này. Hoạt động phong trào có tác động dương tới sự hài lòng cũng là một tất yếu, mặc dùng sự tác động này khá thấp. Nhưng cho thấy vấn đề cần đặt ra cho nhà trường về các hoạt động phong trào trong trường giúp sinh viên có môi trường rèn luyện các kỹ năng.
CP – Chi phí: Đúng như kỳ vọng, nhân tố chi phí có tác động âm đến sự hài
lòng. Giá trị trung bình cũng đạt mức thấp (dưới mức đồng ý trung bình là 3), chi phí là vấn đề mà khách hàng (sinh viên) luôn rất quan tâm trong quá trình học. Tuy nhiên, qua số liệu cho thấy một số khoản chi phí của nhà trường chưa hợp lý.
Tóm tắt chƣơng 4
Chương 4 đã thực hiện các phần phân tích thống kê mô tả các biến số định tính và định lượng để từ đó đưa ra một số mô tả về đặc điểm của mẫu nghiên cứu cũng như là mô tả về các biến số quan sát trong mẫu nghiên cứu. Tiếp theo nghiên cứu đã thực hiện phân tích Cronbach alpha để loại biến rác và tiếp theo là phân tích nhân tố khám phá để từ đó rút ra được mười hai nhân tố chính bao gồm: (i) Giảng viên, (ii) Thư viện, (iii) Nhân viên, (iv) Thương hiệu nhà trường, (v) Tiện ích dịch vụ giải trí, (vi) chương trình đào tạo, (vii) Quy trình, (viii) Công nghệ thông tin, (ix) Hoạt động phong trào, (x) Cơ sở vật chất, (xi) Chi phí, (xii) Tiện ích học tập. Ngay sau đó, việc thống kê mô tả các nhân tố chính cấu thành nên sự hài lòng của sinh viên được tìm ra ở trên đã được thực hiện và tìm thấy những thông tin tích cực cũng như thông tin bất lợi về những yếu tố này khi giá trị trung bình đạt được của từng yếu tố đạt khá cao hoặc chỉ đạt dưới mức giá trị trung bình.
Việc phân tích hồi quy cùng với các kiểm định cần thiết để tìm hiểu mối quan hệ giữa từng thành phần của chất lượng cảm nhận với sự hài lòng của sinh viên
70
đã cho thấy hầu hết các thành phần của chất lượng cảm nhận đều có tác động tới sự hài lòng của sinh viên. Trừ một số thành phần không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu cũng đã thực hiện việc so sánh kết quả tới các giả thuyết nghiên cứu cũng như là có những lý giải thực tế về những kết quả.
71
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Nghiên cứu này nhằm làm rõ ba mục tiêu chính: (i) Xác định các thành phần chính tác động đến sự hài lòng của sinh viên và các phương pháp đo lường, (ii) Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến sự hài lòng của sinh viên trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM, (iii) Từ kết quả phân trích trên, đề tài đưa ra các khuyến nghị cho các cấp quản lý nhằm ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo do nhà trường cung cấp cho sinh viên, tạo nên sự hài lòng cao đối với sinh viên Trường CĐ Công Thương Tp. HCM.
Phân tích nhân tố khám phá đã rút ra được mười hai nhân tố và được đặt tên là: (i) Giảng viên, (ii) Thư viện, (iii) Nhân viên, (iv) Thương hiệu nhà trường, (v) Tiện ích giải trí, (vi) chương trình đào tạo, (vii) Quy trình, (viii) Công nghệ thông tin, (ix) Hoạt động phong trào, (x) Cơ sở vật chất, (xi) Chi phí, (xii) Tiện ích học tập.
Các kết luận rút ra từ phân tích thống kê mô tả:
- Phần lớn biến quan sát thuộc thang đo giảng viên, chương trình đào tạo, thư viện, quy trình và giá trị cảm nhận đều được sinh viên đánh giá khá cao (theo thứ tự sắp xếp) kết hợp với bảng “đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố trong quá trình học tập” cũng như căn cứ và kỳ vọng thực tiễn cho thấy những tín hiệu rất tích cực nhà trường đã làm được trong quá trình cung cấp dịch vụ giáo dục. Bời vì, trong dịch vụ giáo dục là một dịch vụ đặc thù thì vấn đề giảng viến, chương trình đào tạo là những yếu tố then chốt. Bên cạnh đó, việc cảm nhận tích cực giữa những gì phải bỏ ra và những gì có được cũng có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng của sinh viên. Điều này phù hợp với thực tiễn trong thời gian qua nhà trường có chính sách khuyến khích đội ngũ giảng viên đi học nâng cao trình đô chuyên môn, mở lớp đào tạo kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên, một số ngành chỉ tuyển giảng viên có trình độ Ths trở lên. Chương trình đào tạo cũng được cải tiến cho phù hợp với học chế tín chỉ cũng như nhu cầu thực tiễn.
- Trong sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các trường trong lĩnh vực giáo dục thì vấn đề thương hiệu, uy tín của nhà trường cũng rất quan trọng với khách hàng
72
là sinh viên. Khi sinh viên được học và có tấm bằng từ một ngôi trường có thương