6. Kết cấu luận văn
3.3.2.2 Mẫu nghiên cứu:
Phương pháp chọn mẫu
Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác xuất trong đó tác giả tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện. Nghĩa là tác giả có thể chọn những phần tử nào mà tác giả có thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 240). Ưu điểm của phương pháp này là tác giả có thể chọn mẫu theo sự thuận tiện của cá nhân, phù hợp với việc
nghiên cứu vì tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tính đại diện thấp, không tổng quát hóa cho đám đông (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 233).
Kích cỡ mẫu
Phương pháp phân tích dữ liệu tác giả sử dụng trong luận văn là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Theo Bollen (1989), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất bằng 5 lần các biến quan sát, theo Hair & ctg (2006) thì phương pháp EFA cần kích thước mẫu lớn, tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lường tối thiểu là 5:1, tức là kích thước mẫu = số biến quan sát * 5 (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 409).
Bên cạnh đó, để đảm bảo phân tích hồi quy thì kích thước mẫu phải đảm bảo theo công thức n ≥ 50 + 8p, với n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p là số lượng biến độc lập trong mô hình (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 499).
Trong luận văn, tác giả đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA 36 biến quan sát nên kích thước mẫu được xác định là 5 * 36 = 180 mẫu. Tác giả đã gửi mẫu đi khảo sát, và kết quả thu về 259 mẫu phù hợp đảm bảo theo điều kiện kích thước mẫu cho phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy.