Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa – bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 60)

6. Kết cấu luận văn

3.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

3.2.1 Mô hình nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến báo cáo tài chính gồm 6 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc.

Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu

Quyết định của nhà quản trị (+)

Quy mô doanh nghiệp (+) Người lập BCTC (+) Tổ chức kiểm toán (+) Các quy định pháp lý về kế toán (+) Chất lượng BCTC Quy định về thuế (+) Tổ chức kiểm toán (+) Người lập BCTC (+)

3.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Từ mô hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, luận văn tiếp tục đưa ra các giả thuyết cần kiểm định trong đề tài

H1: Quyết định của nhà quản trị có tác động cùng chiều đến chất lượng BCTC H2: Quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến chất lượng BCTC H3: Người lập BCTC có tác động cùng chiều đến chất lượng BCTC H4: Quy định về thuế có tác động cùng chiều đến chất lượng BCTC H5: Tổ chức kiểm toán có tác động cùng chiều đến chất lượng BCTC

H6: Các quy định pháp lý về kế toán có tác động cùng chiều đến chất lượng BCTC

3.3 Thiết kế nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp thảo luận nhóm: Phương pháp này nhằm giúp tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến báo cáo tài chính ở công ty vừa và nhỏ tại TPHCM. Tác giả sẽ tham gia phỏng vấn sâu, thảo luận và quan sát hai nhóm kế toán trưởng/ kế toán tổng hợp đến từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mỗi nhóm gồm 5 kế toán trưởng/

kế toán tổng hợp nhằm khẳng định mô hình nghiên cứu đã đi đúng hướng và phù hợp với thực tế tại Tp.HCM.

Phương pháp phán đoán, tư duy: Tất cả các nhận định đánh giá, phán đóan, phân tích, so sánh, kết luận, giải quyết vấn đề…trong nội dung bài nghiên cứu dựa trên sự tư duy sâu sắc, suy nghĩ thấu đáo, cân nhắc nhiều vấn đề nhiều góc độ khác nhau. Phương pháp tư duy được sử dụng trong xuyên suốt đề tài nghiên cứu của tác giả.

3.3.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng

Khảo sát thu thập dữ liệu chính thức các kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán viên và những người có kiến thức về kế toán và BCTC hiện đang công tác tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp.HCM, bằng việc trả lời bảng câu hỏi đã được thiết kế và hiệu chỉnh trước đó. Sau khi thu hồi phiếu khảo sát, số liệu được nhập liệu và mã hoá bằng phần mềm SPSS 22.0.

3.3.2.1 Xây dựng thanh đo

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này được dựa vào cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước đây và thông qua nghiên cứu định tính. Thang đo đã được lựa chọn và điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của các DNNVV ở TPHCM. Về cấp bậc, tác giả sử dụng thang đo cấp quãng, cụ thể là thang đo Lirket 5 cấp độ để đánh giá từng khoản mục.

Bảng 3.1. Mã hóa các thang đo

Quyết định của nhà quản trị

1 Quyết định của nhà quản trị có ảnh hưởng đến việc xử lý và trình bày BCTC

QD1

2 Việc quản trị lợi nhuận của nhà quản trị có ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp kế toán của doanh nghiệp

QD2

3 Nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định kinh tế dựa trên báo BCTC của doanh nghiệp

QD3

4 Nhà quản trị có can thiệp vào việc ghi chép và lập BCTC của bộ phận kế toán

QD4

5 Nhà quản trị có thể đọc và hiểu rõ BCTC QD5

Quy mô doanh nghiệp

1 Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng đến công tác kế toán của doanh nghiệp

QM1

2 Quy mô doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp kế toán của doanh nghiệp

QM2

3 Quy mô Doanh nghiệp càng nhỏ thì càng ít ảnh hưởng đến việc xử lý thông tin kế toán

QM3

Người lập BCTC

1 Người lập BCTC có am hiểu về tình hình kinh doanh, tài chính của doanh nghiệp

TC1

2 Người lập BCTC tuân thủ các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp TC2 3 Người lập BCTC thường xuyên được cập nhật, đào tạo, huấn luyện

về sự thay đổi chuẩn mực , chế độ kế toán và các quy định hiện hành

TC3

4 Người lập BCTC có đủ trình độ và kiến thức để vận dụng các chuẩn mực kế toán trong việc lập BCTC

TC4

1 Các quy định hiện hành về thuế có ảnh hưởng đến công tác kế toán của doanh nghiệp

TU1

2 Việc áp dụng và thực hiện đúng quy định về thuế giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc khai báo, quyết toán thuế

TU2

3 Các quy định về chính sách thuế có ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp kế toán của doanh nghiệp

TU3

4 Doanh nghiệp phải chỉnh sửa số liệu theo kiến nghị của thuế vào cuối mỗi kỳ kế toán

TU4

5 Cơ quan thuế thường gây áp lực đến việc xử lý, trình bày thông tin kế toán trên BCTC của doanh nghiệp

TU5

6 Năng lực của cán bộ thuế quản lý trực tiếp ảnh hưởng đến công tác kế toán của doanh nghiệp

TU6

Tổ chức kiểm toán

1 Quy mô công ty kiểm toán có ảnh hưởng đến BCTC của doanh nghiệp

KT1

2 DN có yêu cầu bắt buộc kiểm toán thì mức độ vận dụng và tuân thủ chuẩn mực kế toán sẽ cao hơn

KT2

3 Trình độ kiểm toán viên có ảnh hưởng đến BCTC của doanh nghiệp

KT3

4 Mục đích sử dụng BCTC có ảnh hưởng đến BCTC của doanh nghiệp

KT4

Các quy định pháp lý về kế toán

1 Các quy định pháp lý về kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của BCTC

PL1

2 Các quy định pháp lý về kế toán có cập nhật và dướng dẫn kịp thời cho doanh nghiệp

PL2

4 Khung pháp lý về kế toán thường xuyên thay đổi làm ảnh hưởng đến công tác kế toán và việc lập BCTC vào cuối kỳ kế toán

PL4

Chất lượng BCTC

1 Việc trình bày BCTC có tuân thủ khả năng hoạt động liên tục CL1 2 BCTC có trình bày các thông tin không phải là thông tin kế toán CL2 3 Việc lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán trên BCTC phù hợp

với chuẩn mực kế toán hiện hành

CL3

4 BCTC cung cấp đầy đủ và trung thực các sự kiện có ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ kế toán

CL4

5 BCTC được trình bày theo form mẫu của quy định hiện hành CL5 6 Bảng thuyết minh trên BCTC rõ ràng, dễ hiểu và trình bày giải

thích các thông tin

CL6

7 BCTC được nộp cho cơ quan có thẩm quyền đúng thời gian quy định

CL7

8 BCTC phản ảnh kịp thời các sự kiện phát sinh trong kỳ kế toán CL8 9 BCTC của doanh nghiệp có thể so sánh thông tin năm nay với

thông tin năm trước

CL9

10 BCTC của doanh nghiệp có thể so sánh với thông tin tài chính cuả tổ chức khác

CL10

Nguồn: Tác giả tự quy định mã hóa

3.3.2.2 Mẫu nghiên cứu:

Phương pháp chọn mẫu

Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác xuất trong đó tác giả tiếp cận với phần tử mẫu bằng phương pháp thuận tiện. Nghĩa là tác giả có thể chọn những phần tử nào mà tác giả có thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 240). Ưu điểm của phương pháp này là tác giả có thể chọn mẫu theo sự thuận tiện của cá nhân, phù hợp với việc

nghiên cứu vì tiết kiệm thời gian và chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tính đại diện thấp, không tổng quát hóa cho đám đông (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 233).

Kích cỡ mẫu

Phương pháp phân tích dữ liệu tác giả sử dụng trong luận văn là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA. Theo Bollen (1989), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất bằng 5 lần các biến quan sát, theo Hair & ctg (2006) thì phương pháp EFA cần kích thước mẫu lớn, tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và tỷ lệ quan sát/biến đo lường tối thiểu là 5:1, tức là kích thước mẫu = số biến quan sát * 5 (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 409).

Bên cạnh đó, để đảm bảo phân tích hồi quy thì kích thước mẫu phải đảm bảo theo công thức n ≥ 50 + 8p, với n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết và p là số lượng biến độc lập trong mô hình (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 499).

Trong luận văn, tác giả đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA 36 biến quan sát nên kích thước mẫu được xác định là 5 * 36 = 180 mẫu. Tác giả đã gửi mẫu đi khảo sát, và kết quả thu về 259 mẫu phù hợp đảm bảo theo điều kiện kích thước mẫu cho phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy.

3.3.2.3 Đối tượng và phạm vi khảo sát:

Đối tượng khảo sát trong luận văn này là các giám đốc tài chính, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán viên..ở các DNNVV trên địa bàn TPHCM. Đây là các đối tượng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc lập BCTC, có thể hiểu rõ về BCTC của doanh nghiệp mà họ đang công tác (Phụ lục 4).

3.3.2.4 Phân tích dữ liệu :

Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Dùng hệ số Cronbach’s Alpha

Mục đích: loại bỏ bớt các biến không phù hợp và hạn chế các biến rải rác trong quá trình nghiên cứu. Những biến có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 nên bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc,

2008).

Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và loại bớt các biến số không đảm bảo độ tin cậy thì chúng ta sẽ tiến hành phân tích nhân tố.

Phân tích nhân tố khám phá là 1 kỹ thuật nhằm mục đích giảm khối lượng dữ liệu cần nghiên cứu. Một tập nhiều biến dùng cho phân tích có thể được khái quát hóa bằng 1 tập các nhân tố nhỏ hơn, gọn gàng hơn. Muốn sử dụng EFA, thì hệ số tương quan giữa các biến phải ≥ 0.30. Để đánh giá mối quan hệ giữa các biến thì dùng các tiêu chí sau:

Kiểm định Bartle: dùng để kiểm định giả thuyết Ho: các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể. Nếu giả thuyết Ho không thể bị bác bỏ thì việc phân tích nhân tố là không thích hợp.

Kiểm định KMO ( Kaiser – Meyer – Olkin ): là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn 0.50. Kaiser ( 1974) đề nghị KMO ≥ 0.90 : rất tốt, KMO ≥ 0.80 : tốt, KMO ≥ 0.70 : được, KMO ≥ 0.60 : tq5m được , KMO ≥ 0.50 : xấu , KMO < 0.50: không chấp nhận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011, trang 397).

Phân tích mô hình hồi qui

Mô hình hồi qui có dạng:

Yi=β0 + β1X1i + β2X2i + ....+ βPXPi+ ei

Đánh giá sự phù hợp của mô hình:

Một công việc quan trọng của bất kỳ thủ tục thống kê xây dựng mô hình nào cũng đều là chứng minh sự phù hợp của mô hình. Một thước đo cho sự phù hợp của mô hình tuyến tính thường dùng là hệ số xác định mô hình R². R² càng gần 1 thì mô hình ta xây dựng càng gần với tập dữ liệu. Hệ số R² là phần biến thiên của biến phụ thuộc do các biến độc lập giải thích.

tin cậy 95% (sig<=95%), thì mô hình được xem là phù hợp.

Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến

Hiện tượng đa cộng tuyến là hiện tượng các biến đốc lập có quan hệ tuyến tính với nhau. Để kiểm định hiện tượng này, ta sử dụng hệ số phóng đại phương sai VIF. VIF càng nhỏ thì khả năng đa cộng tuyến càng nhỏ. Điều kiện để không có hiện tượng đa cộng tuyến là VIF<10.

3.3.2.5 Công cụ phân tích dữ liệu

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương này tác giả trình bày quy trình nghiên cứu chung của luận văn, thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi, mục tiêu khảo sát, phương pháp khảo sát, mẫu khảo sát và phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong luận văn.

Với mục tiêu khảo sát (1) Các nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng BCTC của các DNNVV tại Tp. HCM? (2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này như thế nào? (3) Những giải pháp nào cần được áp dụng để nâng cao chất lượng một BCTC?, luận văn sử dụng phương pháp bằng công cụ là bảng câu hỏi, và thiết kế các thang đo tương ứng với mô hình nghiên cứu được đề xuất bao gồm 1 biến phụ thuộc và 6 biến độc lập. Qua đó tác giả xây dựng bảng câu hỏi, gửi đến các kế toán trưởng, kế toán tổng hợp của các DNNVV trên địa bàn TPHCM. Sau khi được thu thập đầy đủ số mẫu, dữ liệu sẽ được phân tích bằng các phương pháp phân tích như thống kê tần số, hệ số Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, phân tích hồi quy tuyến tính bội thông hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0.

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1 Nghiên cứu định tính

Thông qua việc thảo luận trực tiếp (danh sách chuyên gia ở phụ lục 3), thu thập và đánh giá ý kiến của các chuyên gia, tác giả nhận thấy nhiều ý kiến cho rằng hiện nay DNNVV chỉ quan tâm đến việc ghi chép sổ sách kế toán theo nghiệp vụ phát sinh và BCTC của DNNVV chỉ mục đích cho đối tượng sử dụng là cơ quan thuế. Do vậy, phần lớn ý kiến cho rằng thông tin trên BCTC hiện nay chưa phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng, chưa phản ánh đúng tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều DNNVV tồn tại hai hệ thống sổ sách, một hệ thống sổ sách chính dùng nội bộ phản ánh đúng thực trạng tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, và một hệ thống sổ sách bên ngoài dùng để đối phó với cơ quan thuế, nhằm phục vụ cho mục đích thuế.

Về nội dung trình bày trên báo cáo tài chính, nhiều ý kiến cho rằng mẫu biểu trên BCTC khá phức tạp, chưa rõ ràng dễ hiểu, đặc biệt là phần thuyết minh báo cáo tài chính có nhiều chỉ tiêu không phù hợp và cần thiết với quy mô doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ nên gây khó khăn cho các doanh nghiệp này trong việc điền thông tin. Nội dung trên BCTC chưa đáp ứng nhu cầu đa dạng của các đối tượng sử dụng BCTC như chủ sở hữu, chủ nợ, cơ quan thuế, nhà đầu tư, ngân hàng..BCTC hiện nay sử dụng thống nhất một mẫu biểu chung dành cho nhiều đối tượng sử dụng, nhưng mỗi đối tượng cần có một thông tin khác nhau mà trong BCTC chưa thể hiện rõ các yêu cầu đó như chủ nợ cần biết rõ thông tin về tình hình vay nợ của doanh nghiệp, nợ của ai, tuổi nợ bao lâu. Ngoài ra, BCTC của DNNVV ít công bố rộng rãi, do vậy nhiều đối tượng khó tiếp cận được.

Thêm nữa, nhiều ý kiến cho rằng chất lượng BCTC của DNNVV trên địa bàn TPHCM bị ảnh hưởng bởi những người làm công tác kế toán lập BCTC. Hiện nay, người làm công tác kế toán trong phần lớn DNNVV còn hạn chế nhiều về kinh nghiệm, kiến thức và trình độ. Lý do đưa ra, là vì DNNVV còn hạn chế về ngân sách và tiềm lực kinh tế để mạnh tay đầu tư vào việc tuyển dụng, đào tạo một đội ngũ

nhân viên kế toán giỏi, trình độ cao.

4.2 Nghiên cứu định lượng

4.2.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát

Bảng câu hỏi khảo sát được thiết kế khảo sát trực tiếp trên google docs ( link: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdnTJ18Vusk5UpeCM9uX0AUGuRII _Xl-m4CvuYUwSMur8z1Iw/viewform ) và gửi cho 300 đối tượng cần khảo sát. Kết quả số bảng khảo sát thu về là 276 , trong đó có 17 bảng khảo sát không hợp lệ do

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa – bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)