Tổ chức kiểm toán

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa – bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 52)

6. Kết cấu luận văn

2.4.5 Tổ chức kiểm toán

Tại hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, trách nhiệm của hội đồng quản trị trong việc lập báo cáo tài chính chưa thể hiện rõ nét. Hội đồng quản trị chưa có những định hướng trong việc xây dựng các thủ tục nhằm ngăn ngừa những gian lận và sai sót trong quá trình lập báo cáo tài chính. Ban điều hành chỉ xem việc lập báo cáo tài chính chủ yếu để đối phó với các cơ quan nhà nước mà chưa xem đây là một phần quan trọng trong quản trị doanh nghiệp, thu hút vốn và nâng cao giá trị doanh nghiệp. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp không có chức năng kiểm toán nội bộ hoặc nếu có thì cũng không hiệu quả, vai trò của ban kiểm soát quá mờ nhạt, không có khả năng phát hiện những gian lận và sai sót của báo cáo tài chính.

Các quy định của pháp luật về vai trò của quản trị công ty đối với việc lập báo cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết cũng chưa được đề cập một cách đầy đủ. Việc kiểm tra, xem xét chất lượng báo cáo tài chính đổ dồn lên kiểm toán độc lập. Vì vậy, chất lượng của báo cáo tài chính bị ảnh hưởng bởi chất lượng của cuộc kiểm toán. Trong khi, chất lượng kiểm toán lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn, tính độc lập, đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên, uy tín và sự chuyên nghiệp của công ty kiểm toán.

Theo Nguyễn Xuân Hưng & Phạm Quốc Thuần (2016) bàn về tác động của các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp đến tính thích đáng của chất lượng thông tin kế

toán trên báo cáo tài chính thì việc giải quyết các mâu thuẫn về lợi ích của các bên liên quan trong DN đã dẫn đến việc thiết lập hệ thống kiểm soát từ phía bên trong lẫn bên ngoài DN trong đó nổi bật là vai trò của kiểm toán độc lập. Kết quả nghiên cứu cho thấy là chất lượng kiểm toán và vai trò của tổ chức kiểm toán có tác động tích cực đến tính thích đáng của chất lượng thông tin BCTC.

Theo Trần Đình Khôi Nguyên (2010) bàn về mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng chế độ kế toán trong các DNNVV cho rằng tổ chức kiểm toán có ảnh hưởng đáng kể đến việc lựa chọn chính sách kế toán của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán có quy mô lớn và uy tín cao, thì thông thường DN đó sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc vận dụng các chuẩn mực kế toán vào công tác kế toán. BCTC của một doanh nghiệp được kiểm toán thì mức độ tuân thủ và vận dụng các chuẩn mực kế toán sẽ cao hơn, và chất lượng thông tin trên BCTC sẽ cao hơn, minh bạch hơn so với các doanh nghiệp không có yêu cầu phải kiểm toán.

Như vậy, tổ chức kiểm toán có tác động cùng chiều đến chất lượng BCTC. 2.4.6 Các quy định pháp lý về kế toán

Các quy định pháp lý về kế toán bao gồm hệ thống các chuẩn mực và chế độ kế toán, các văn bản pháp lý liên quan nhằm làm cơ sở cũng như hướng dẫn công việc kế toán viên trong công tác kế toán và lập BCTC.

Theo Holthausen (2009) về thực thi chuẩn mực kế toán và kết quả báo cáo tài chính thì chuẩn mực kế toán có ảnh hưởng tích cực đến chất lượng báo cáo tài chính. Nghiên cứu chỉ ra rằng, việc áp dụng bắt buộc chuẩn mực kế toán chỉ xảy ra ở những doanh nghiệp có động lực để minh bạch thông tin kế toán và ở những nước có hệ thống pháp luật hoàn thiện.

Tác giả Hassan (2013) nghiên cứu về chất lượng báo cáo tài chính, vấn đề đặc điểm giám sát - Phân tích thực nghiệm ở các DN sản xuất tại Nigeria cho rằng nhà quản trị sử dụng linh hoạt các chuẩn mực kế toán và quyền lực cá nhân để lựa chọn

phương pháp kế toán, các chính sách tài chính trong việc lập BCTC và đưa ra triển vọng tương lai của doanh nghiệp mình.

Theo ông Trịnh Đức Vinh (Tạp chí Chứng khoán 6/2016) thì một số quy định về pháp luật còn chưa thật sự rõ ràng, thậm chí có trường hợp còn có sự mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật nên gây khó khăn cho việc áp dụng hoặc có thể dẫn đến hiểu sai quy định của pháp luật.

Hệ thống các quy định pháp lý về kế toán ngoài những quy định khá chặt chẽ thì vẫn tồn tại một số nhược điểm. Một, đó là chuẩn mực kế toán Việt Nam và quyết định và thông tư chưa thống nhất. Nhiều nội dung quy định tại chuẩn mực nhưng trong chế độ kế toán lại không yêu cầu, từ đó dễ gây ra việc hiểu lầm là nó không bắt buộc trong trình bày BCTC và không mang lại lợi ích cho người sử dụng. Ngoài ra, có nhiều sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VASs) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs) nên khó khăn cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong việc lập BCTC và hợp nhất BCTC với công ty mẹ. Thêm nữa, là chế tài áp dụng đối với DN cung cấp BCTC không đầy đủ, đáng tin cậy chưa đủ mạnh và tính răn đe đối với doanh nghiệp. Như vậy, các quy định pháp lý về kế toán càng rõ ràng, thống nhất thì sẽ càng dễ dàng cho DN trong công tác kế toán và nâng cao chất lượng BCTC.

Như vậy, các quy định pháp lý về kế toán có tác động cùng chiều đến chất lượng BCTC

2.5 Các lý thuyết nền có liên quan

2.5.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric information)

Lý thuyết thông tin bất cân xứng lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế học hiện đại. Các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là George Akerlof, Michael and Joseph Stiglitz.

Trong nền kinh tế nói chung, bất cân xứng thông tin có thể xảy ra khi các bên tham gia giao dịch cố tình che đậy thông tin, người mua không có thông tin xác thực, đầy đủ và kịp thời nên dẫn tới trả giá thấp hơn giá trị thực của hàng hóa. Hậu quả là người bán không còn động lực để sản xuất hàng hóa có giá trị và có xu hướng cung

cấp những sản phẩm trung bình trên thị trường. Sau cùng, bất cân xứng thông tin thậm chí còn có thể dẫn đến tình trạng trên thị trường chỉ còn lại những sản phẩm có chất lượng kém, hàng hóa tốt bị loại bỏ dẫn đến sự lựa chọn đối nghịch cho cả hai bên. Bất cân xứng thông tin còn gây ra rủi ro đạo đức và độc quyền về thông tin.

Trên TTCK, bất cân xứng thông tin xảy ra khi một hoặc nhiều nhà đầu tư sở hữu thông tin riêng hoặc có nhiều thông tin đại chúng hơn về một công ty. Hoặc khi doanh nghiệp, những người quản lý doanh nghiệp có nhiều thông tin hơn so với cộng đồng nhà đầu tư. Ngoài ra, bất cân xứng thông tin xảy ra khi doanh nghiệp và người quản lý doanh nghiệp công bố thông tin trên BCTC không đáng tin cậy. Nhà đầu tư hoàn toàn thu thập thông tin chủ yếu dựa vào báo cáo kiểm toán của công ty kiểm toán. Vì vậy có thể dẫn tới hiện tượng che đậy các thông tin bất lợi, thổi phồng các thông tin có lợi hoặc cung cấp thông tin một cách không công bằng đối với các nhóm nhà đầu tư khác nhau. Cho nên chất lượng BCTC là yếu tố tiên quyết giúp các nhà đầu tư có quyết định sáng suốt và chính xác nhất, giảm được bất cân xứng thông tin, đồng thời nâng cao niềm tin của nhà đầu tư.

Như vậy, bất cân xứng thông tin sẽ dẫn đến hai hệ quả phổ biến nhất, đó là sự lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo đức. Điều này sẽ làm bóp méo quyết định tham gia thị trường của các chủ thể kinh tế, thậm chí có thể dẫn đến thất bại thị trường.

2.5.2 Lý thuyết chi phí ủy nhiệm (Agency theory)

Lý thuyết ủy nhiệm được phát triển bởi Jensen và Meckling trong một công bố năm 1976 đã định nghĩa “Lý thuyết ủy nhiệm tập trung cho mối quan hệ tương tự như một hợp đồng mà theo đó người chủ (nhà đầu tư, chủ sở hữu) thuê người thừa hành (nhà quản lý). Người thừa hành sẽ đại diện người chủ thực hiện một số nhiệm vụ và được phép ra một số quyết định liên quan”.

Theo Jensen và Meckling (1976), do các bên đều cố gắng tối đa hóa lợi ích của mình nên phát sinh chi phí ủy nhiệm nhằm hướng người được ủy nhiệm hành xử theo hướng tối đa hóa lợi ích của bên ủy nhiệm. Chi phí ủy nhiệm bao gồm:

+ Chi phí liên kết + Chi phí khác

Lý thuyết này cho rằng khi nhà quản lý sở hữu toàn bộ công ty thì nhà quản lý sẽ đưa ra những quyết định nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty, tức có nghĩa là tối đa hóa lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, khi tỷ lệ vốn trong công ty của họ càng nhỏ thì quyền lợi của họ trong công ty dựa trên vốn giảm dần và họ có xu hướng muốn nhận được các khoản thù lao lớn hơn. Khi đó, cả hai bên ủy quyền và bên đại diện đều muốn tối đa hóa lợi ích của họ và họ có nhiều mục tiêu khác nhau để đạt được những điều này.

Lý thuyết ủy nhiệm cũng cung cấp một cơ sở tốt cho việc giải thích tại sao người được ủy nhiệm (quản lý) lựa chọn những chính sách kế toán và công bố thông tin kế toán, để có lợi nhất cho họ và sẽ thuận lợi cho việc đối phó với những thay đổi của môi trường bên ngoài cũng như giúp giảm thiểu các chi phí phát sinh.

Như vậy, dựa vào lý thuyết này, luận văn sẽ nghiên cứu các nhân tố: quyết định nhà quản trị, tổ chức kiểm toán.

2.5.3 Lý thuyết tín hiệu (Signaling theory)

Lý thuyết tín hiệu mô tả hành vi của hai bên, một bên nắm thông tin và phát tín hiệu cho thị trường và một bên sử dụng thông tin đó. Lý thuyết này nhằm làm giảm tình trạng thông tin bất cân xứng giữa bên có thông tin và bên cần thông tin.

Các công ty sử dụng các thông tin tài chính của mình để phát tín hiệu ra thị trường. Chất lượng BCTC chính là tín hiệu đáng tin cậy, tạo niềm tin cho nhà đầu tư và các chủ thể liên quan, nhằm thuyết phục họ rằng các thông tin được công bố ra đáng tin cậy và minh bạch. Doanh nghiệp thông qua các hoạt động kiểm soát nội bộ và đào tạo trình độ đội ngũ nhân viên kế toán, thực hiện tốt các quy định của thuế, các quy định pháp lý về kế toán nhằm nâng cao tính hiệu quả của công tác kế toán, độ tin cậy và tính chính xác của thông tin, gia tăng chất lượng BCTC.

Như vậy, dựa vào lý thuyết này, luận văn sẽ nghiên cứu các nhân tố: quy mô công ty, quy định của thuế, các quy định pháp lý về kế toán, người lập BCTC

Bảng 2.2.Bảng tổng kết các nhân tố tác động đến chất lượng BCTC từ cơ sở lý thuyết:

STT Nhân tố Cơ sở lý thuyết Chiều tác động 1 Quyết định của nhà quản trị Lý thuyết chi phí ủy nhiệm Cùng chiều 2 Quy mô doanh nghiệp Lý thuyết tín hiệu Cùng chiều 3 Người lập BCTC Lý thuyết tín hiệu Cùng chiều 4 Quy định về thuế Lý thuyết tín hiệu Cùng chiều 5 Tổ chức kiểm toán Lý thuyết chi phí ủy nhiệm Cùng chiều 6 Các quy định pháp lý về kế toán Lý thuyết tín hiệu Cùng chiều

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương này tác giả đã trình bày các lý thuyết liên quan như lý thuyết thông tin bất cân xứng, lý thuyết chi phí đại diện, lý thuyết tín hiệu, một số khái niệm cơ bản như khái niệm về DNNVV, đặc điểm chất lượng BCTC nhằm giúp người đọc thấy được cơ sở lý thuyết nền về chất lượng BCTC. Đồng thời tác giả cũng xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC là: quyết định của nhà quản trị, quy mô doanh nghiệp, người lập BCTC, quy định về thuế, tổ chức kiểm toán, các quy định pháp lý về kế toán.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu của luận văn được xây dựng từ việc xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu chung, mục tiêu nghiên cứu cụ thể, xây dựng cơ sở lý thuyết, từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu và xây dựng bảng câu hỏi. Thông qua nghiên cứu định tính để hoàn thiện bảng câu hỏi. Tiến hành khảo sát và thu thập dữ liệu. Sau đó sử dụng công cụ thống kê để kiểm định mô hình, kiểm định thang đo. Từ đó tìm ra kết quả nghiên cứu, và đề ra các giải pháp phù hợp. Quy trình nghiên cứu được tóm tắt như sau:

Xác định vấn đề nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết Xây dựng bảng câu hỏi

Nghiên cứu định tính

Bảng câu hỏi hoàn chỉnh

- Khảo sát điều tra mẫu - Thu thập dữ liệu - Mã hóa dữ liệu - Đánh giá thang đo

Phân tích nhân tố tương quan hồi quy

Điều chỉnh thang đo

Khảo sát n = 259

- Phân tích kết quả - Gợi ý giải pháp

Hình 3.1. Khung nghiên cứu của luận văn

3.2 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu 3.2.1 Mô hình nghiên cứu 3.2.1 Mô hình nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến báo cáo tài chính gồm 6 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc.

Hình 3.2. Mô hình nghiên cứu

Quyết định của nhà quản trị (+)

Quy mô doanh nghiệp (+) Người lập BCTC (+) Tổ chức kiểm toán (+) Các quy định pháp lý về kế toán (+) Chất lượng BCTC Quy định về thuế (+) Tổ chức kiểm toán (+) Người lập BCTC (+)

3.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu

Từ mô hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, luận văn tiếp tục đưa ra các giả thuyết cần kiểm định trong đề tài

H1: Quyết định của nhà quản trị có tác động cùng chiều đến chất lượng BCTC H2: Quy mô doanh nghiệp có tác động cùng chiều đến chất lượng BCTC H3: Người lập BCTC có tác động cùng chiều đến chất lượng BCTC H4: Quy định về thuế có tác động cùng chiều đến chất lượng BCTC H5: Tổ chức kiểm toán có tác động cùng chiều đến chất lượng BCTC

H6: Các quy định pháp lý về kế toán có tác động cùng chiều đến chất lượng BCTC

3.3 Thiết kế nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp thảo luận nhóm: Phương pháp này nhằm giúp tác giả xác định các yếu tố ảnh hưởng đến báo cáo tài chính ở công ty vừa và nhỏ tại TPHCM. Tác giả sẽ tham gia phỏng vấn sâu, thảo luận và quan sát hai nhóm kế toán trưởng/ kế toán tổng hợp đến từ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, mỗi nhóm gồm 5 kế toán trưởng/

kế toán tổng hợp nhằm khẳng định mô hình nghiên cứu đã đi đúng hướng và phù hợp với thực tế tại Tp.HCM.

Phương pháp phán đoán, tư duy: Tất cả các nhận định đánh giá, phán đóan, phân tích, so sánh, kết luận, giải quyết vấn đề…trong nội dung bài nghiên cứu dựa trên sự tư duy sâu sắc, suy nghĩ thấu đáo, cân nhắc nhiều vấn đề nhiều góc độ khác nhau. Phương pháp tư duy được sử dụng trong xuyên suốt đề tài nghiên cứu của tác giả.

3.3.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng

Khảo sát thu thập dữ liệu chính thức các kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán viên và những người có kiến thức về kế toán và BCTC hiện đang công tác tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Tp.HCM, bằng việc trả lời bảng câu hỏi đã được thiết kế và hiệu chỉnh trước đó. Sau khi thu hồi phiếu khảo sát, số liệu được nhập liệu và mã hoá bằng phần mềm SPSS 22.0.

3.3.2.1 Xây dựng thanh đo

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này được dựa vào cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu trước đây và thông qua nghiên cứu định tính. Thang đo đã được lựa chọn và điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của các DNNVV ở

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa – bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)