Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa – bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 40 - 43)

6. Kết cấu luận văn

2.3.1Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu

Theo nghiên cứu của Biddle, Hilary and Verdi (2009) về chất lượng báo cáo tài chính liên quan đến hiệu quả đầu tư thì chất lượng BCTC chính là độ chính xác mà báo cáo tài chính truyền tải thông tin về hoạt động của công ty, đặc biệt là dòng tiền kỳ vọng của mình, và thông báo cho các cổ đông của công ty. Định nghĩa này là phù hợp với tuyên bố của Hội đồng Chuẩn mực Kế toán tài chính về khái niệm kế toán tài chính số 1 (1978), trong đó nói rằng có một mục tiêu của báo cáo tài chính là để thông báo cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng trong việc đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý và trong việc đánh giá dòng tiền dự kiến của công ty.

Theo Kamaruzaman, Mazlifa, & Maisarah (2009) nghiên cứuvề ảnh hưởng của quy chế quản trị công ty đến chất lượng thông tin tài chính thì BCTC là một

phương tiện giao tiếp giữa công ty và các bên có liên quan như chính phủ, cổ đông, nhân viên, ngân hàng, nhà cung cấp, chủ nợ và các bên liên quan khác. BCTC phải cung cấp thông tin có liên quan, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu để hỗ trợ người sử dụng trong quá trình ra quyết định của họ.

Tác giả Wright (2010) nghiên cứu về xem xét lại một lịch sử của chất lượng báo cáo tài chính tại Úc đã chỉ ra chất lượng báo cáo tài chính bao gồm 4 yếu tố: phù hợp, độ tin cậy, so sánh và dễ hiểu. Ngoài ra còn 2 yếu tố liên quan là tính hữu dụng và tính trọng yếu.

Theo Phạm Thị Thủy và Nguyễn Thị Lan Anh (Quantri.vn) thì để BCTC hữu ích cho các đối tượng sử dụng, chất lượng của thông tin trên BCTC cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:

Tin cậy: Thông tin trên BCTC cần phải bảo đảm tính tin cậy. Để đáp ứng được yêu cầu này, thông tin trên BCTC phải là những thông tin khách quan và có thể thẩm định được. Thông tin trên BCTC mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của bất kì cá nhân nào do nó là kết quả của quá trình kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ từ các chứng từ kế toán và tuân thủ theo các chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành. Hơn nữa, thông tin trên BCTC có thể được thẩm định để tìm kiếm các bằng chứng chứng minh cho tính đúng đắn của các số liệu trên BCTC. Bên cạnh đó, ý kiến của kiểm toán viên về tính trung thực, khách quan, tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán sẽ nâng cao độ tin cậy của thông tin trên BCTC.

Kịp thời: BCTC cần được cung cấp kịp thời để bảo đảm cho tính hữu ích của thông tin đối với các đối tượng sử dụng để đề ra quyết định. Nếu cung cấp thông tin BCTC chậm trễ cho các đối tượng sử dụng thì những thông tin đó dù có tính tin cậy rất cao cũng là vô nghĩa do các quyết định kinh doanh thường mang tính thời điểm. Hơn nữa, nếu dựa vào các thông tin lạc hậu về tình hình tài chính của doanh nghiệp để ra quyết định có thể dẫn đến các quyết định sai lầm. Theo quy định hiện hành, BCTC năm cần được công bố cho các

đối tượng sử dụng chậm nhất là sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Ngoài ra các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán cần công bố BCTC quý chậm nhất là sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý.

So sánh được: Thông tin BCTC cần bảo đảm tính so sánh được. Yêu cầu này đòi hỏi các khoản mục trên BCTC phải được trình bày nhất quán giữa các kì và nhất quán giữa các doanh nghiệp cả về nội dung và hình thức. Để đảm bảo tính so sánh được của thông tin trên BCTC của các doanh nghiệp, số liệu sử dụng để lập BCTC của các doanh nghiệp phải được hình thành từ việc tuân thủ và áp dụng cùng một hệ thống các nguyên tắc chuẩn mực và chế độ kế toán. Trong trường hợp có sự thay đổi giữa các kì về nội dung hoặc hình thức trình bày những thay đổi này cần được giải trình chi tiết trong thuyết minh BCTC hoặc trình bày lại BCTC của các kì trước nhằm cung cấp thông tin so sánh được giữa các kì với nhau.

Coi trọng bản chất hơn hình thức: Thông tin BCTC cần phản ảnh theo bản chất kinh tế, chứ không phản ánh theo hình thức pháp lý của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Nhìn chung hầu hết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường có bản chất kinh tế phù hợp với hình thức pháp lí của chúng. Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt khi bản chất kinh tế trái với hình thức pháp lí thì BCTC cần trình bày các thông tin đó theo bản chất kinh tế của nghiệp vụ.

Trọng yếu: BCTC cần cung cấp những thông tin có ảnh hưởng quan trọng đến quyết định của người sử dụng thông tin. Các thông tin trọng yếu này cần được trình bày riêng rẻ trên BCTC, còn các thông tin không trọng yếu có thể được tập hợp lại và trình bày chung trong một khoản mục.

Phù hợp: BCTC cần cung cấp thông tin phù hợp với nhu cầu của các đối tượng sử dụng, tức là cung cấp đúng thông tin mà các đối tượng sử dụng cần. Mỗi đối tượng sử dụng thông tin BCTC đều có thể tìm thấy các thông tin hữu ích, liên quan tới các quyết định kinh doanh của họ. Tính phù hợp và tính tin

cậy của thông tin trên BCTC đôi khi mâu thuẫn với nhau trong những trường hợp này, các thông tin bổ sung cần được cung cấp trên thuyết minh BCTC để giúp các đối tượng sử dụng có thể đánh giá đúng đắn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa – bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 40 - 43)