Khe hổng nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa – bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 32)

6. Kết cấu luận văn

1.2.2 Khe hổng nghiên cứu:

Từ việc tổng quan các nghiên cứu trước trên thế giới và ở Việt Nam, đồng thời nhận ra là chỉ có trong luận văn thạc sĩ của Phạm Thanh Trung là có nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC ở các công ty có quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên, các nhân tố tác động lên chất lượng thông tin trên BCTC chưa thực sự rõ ràng và đầy đủ, tác giả chỉ nghiên cứu các nhân tố bên trong công ty, không có các nhân tố bên ngoài công ty. Ngoài ra, hầu hết nghiên cứu đều tập trung vào các doanh nghiệp niêm yết, vì đây là doanh nghiệp có nhu cầu cao về chất lượng BCTC, thì quá ít nghiên cứu ở DNNVV, đặc biệt là DNNVV trên địa bàn TPHCM, nơi mà số lượng DNNVV nhiều nhất nước. Nên tác giả nhận thấy, cần có nghiên cứu về các nhân tố bao gồm nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến BCTC của công ty vừa và nhỏ trên địa bàn TPHCM.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương này, luận văn trình bày tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chất lượng BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC.

Qua việc nghiên cứu sơ bộ các nghiên cứu liên quan, tác giả xác định khe hổng nghiên cứu để làm cơ sở cho nghiên cứu của luận văn. Đồng thời, luận văn kế thừa và phát huy các nhân tố bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp của các nghiên cứu trên để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo thông tư số 16/2013/TT-BTC, ban hành ngày 08 tháng 02 năm 2013 (Hướng dẫn thực hiện việc gia hạn, giảm một số khoản thu ngân sách nhà nước theo nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu) thì doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhận dạng như sau:

“Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, bao gồm cả chi nhánh, đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán độc lập, hợp tác xã (sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian năm và có doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng) (gọi chung là doanh nghiệp nhỏ và vừa)

Còn tại Điều 3 của nghị định số 56/2009/NĐ-CP của chính phủ quy định doanh nghiệp nhỏ và vừa như sau:

“Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau:

Bảng 2.1. Quy định về doanh nghiệp vừa và nhỏ Quy mô Khu vực Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người

II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 200 người từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng từ trên 200 người đến 300 người

III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống từ trên 10 người đến 50 người từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng từ trên 50 người đến 100 người

2.2 Báo cáo tài chính và đặc điểm của BCTC trong DNNVV 2.2.1 Báo cáo tài chính 2.2.1 Báo cáo tài chính

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam 21 ( VAS 21 ) ( ban hành và công bố theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) thì “báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của

một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế”.

Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

Bảng cân đối kế toán: Theo VAS 21 thì BCĐKT trình bày thông tin về tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của công ty tại một thời điểm xác định. Thông tin trên bảng cân đối sẽ giúp cho người sử dụng đánh giá tình hình tài chính, tình hình sử dụng vốn và nguồn lực của doanh nghiệp, tình hình nợ phải trả của doanh nghiệp, để đưa ra các quyết định cho phù hợp.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Theo VAS 21, BCKQHĐKD cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kì xác định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực chính và kết quả hoạt động kinh doanh khác. Thông tin trên BCKQHĐKD sẽ giúp người sử dụng đánh giá được khả năng sinh lời và thực trạng hoạt động của doanh nghiệp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Theo VAS 21, BCLCTT cung cấp thông tin cụ thể về luồng tiền thu vào và luồng tiền chi ra phát sinh trong kỳ báo cáo. Nó bao gồm luồng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, luồng tiền từ hoạt động đầu tư và luồng tiền từ hoạt động tài chính. Thông tin trên BCLCTT giúp người sử dụng đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng. Ngoài ra, báo cáo lưu chuyển tiền tệ dùng để xem xét và dự đoán khả năng về số lượng, thời gian và độ tin cậy của các luồng tiền trong tương lai, dùng để kiểm tra lại các đánh giá, dự đoán trước đây về các luồng tiền, kiểm tra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời với lượng lưu chuyển tiền thuần và những tác động của thay đổi giá cả.

Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Theo VAS 21, TMBCTC là một báo cáo tổng hợp để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các bảng báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết. Thông tin trên TMBCTC giúp người sử dụng hiểu rõ và chính xác hơn về tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp, đồng thời hiểu được báo cáo tài chính của doanh nghiệp và có thể so sánh với báo cáo tài chính của các doanh nghiệp khác.

2.2.2 Đặc điểm BCTC áp dụng cho DNNVV

Mục đích lập BCTC

Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ban hành ngày 26 tháng 08 năm 2016 thì hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa được lập với mục đích sau:

1. Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của một doanh nghiệp về:

a)Tài sản;

b)Nợ phải trả;

c)Vốn chủ sở hữu;

d)Doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí khác; đ) Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh.

2. Ngoài các thông tin này, doanh nghiệp còn phải cung cấp các thông tin khác trong “Bản thuyết minh Báo cáo tài chính” nhằm giải trình thêm về các chỉ tiêu đã phản ánh trên các Báo cáo tài chính và các chính sách kế toán đã áp dụng để ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, lập và trình bày Báo cáo tài chính.

Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa

1. Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:

a) Báo cáo bắt buộc:

- Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01a - DNN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 - DNN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09 - DNN

Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể lựa chọn lập báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01b - DNN thay cho mẫu số B01a - DNN.

Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 - DNN).

b) Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:

Báo cáo lưu chuyển tiền Mẫu số B03 - DNN

2. Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:

a) Báo cáo bắt buộc:

- Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01 - DNNKLT - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 - DNN - Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B09 - DNNKLT b) Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 - DNN

3. Hệ thống báo cáo tài chính năm bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm:

Hệ thống báo cáo tài chính năm bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm:

- Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01- DNSN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02- DNSN

Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính

1. Thông tin trình bày trên báo cáo tài chính phải đầy đủ, khách quan, không có sai sót để phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện. Đối với một số khoản mục, việc trình bày đầy đủ còn phải mô tả thêm các thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và bản chất của khoản mục.

- Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài chính. Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng báo cáo tài chính.

- Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp dụng. Không sai sót không có nghĩa là hoàn toàn chính xác trong tất cả các khía cạnh, ví dụ, việc ước tính các loại giá cả và giá trị không quan sát được khó xác định là chính xác hay không chính xác. Việc trình bày một ước tính được coi là trung thực nếu giá trị ước tính được mô tả rõ ràng, bản chất và các hạn chế của quá trình ước tính được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn số liệu phù hợp trong quá trình ước tính.

2. Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế.

3. Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài chính của đơn vị báo cáo. Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai,

của các khoản mục có liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể.

4. Thông tin tài chính phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu. 5. Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán, so sánh được giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau.

6. Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên báo cáo tài chính. Doanh nghiệp được chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.

2.3 Chất lượng BCTC

Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản suất kinh doanh, tình hình lưu chuyển các dòng tiền và tình hình vận động sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Do đó, báo cáo tài chính vừa là phương pháp kế toán, vừa là hình thức thể hiện và chuyển tải thông tin kế toán tài chính đến những người sử dụng để ra các quyết định kinh tế. Một BCTC chất lượng là một báo cáo chứa những thông tin kế toán có chất lượng.

2.3.1 Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu

Theo nghiên cứu của Biddle, Hilary and Verdi (2009) về chất lượng báo cáo tài chính liên quan đến hiệu quả đầu tư thì chất lượng BCTC chính là độ chính xác mà báo cáo tài chính truyền tải thông tin về hoạt động của công ty, đặc biệt là dòng tiền kỳ vọng của mình, và thông báo cho các cổ đông của công ty. Định nghĩa này là phù hợp với tuyên bố của Hội đồng Chuẩn mực Kế toán tài chính về khái niệm kế toán tài chính số 1 (1978), trong đó nói rằng có một mục tiêu của báo cáo tài chính là để thông báo cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng trong việc đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý và trong việc đánh giá dòng tiền dự kiến của công ty.

Theo Kamaruzaman, Mazlifa, & Maisarah (2009) nghiên cứuvề ảnh hưởng của quy chế quản trị công ty đến chất lượng thông tin tài chính thì BCTC là một

phương tiện giao tiếp giữa công ty và các bên có liên quan như chính phủ, cổ đông, nhân viên, ngân hàng, nhà cung cấp, chủ nợ và các bên liên quan khác. BCTC phải cung cấp thông tin có liên quan, đáng tin cậy, so sánh được và dễ hiểu để hỗ trợ người sử dụng trong quá trình ra quyết định của họ.

Tác giả Wright (2010) nghiên cứu về xem xét lại một lịch sử của chất lượng báo cáo tài chính tại Úc đã chỉ ra chất lượng báo cáo tài chính bao gồm 4 yếu tố: phù hợp, độ tin cậy, so sánh và dễ hiểu. Ngoài ra còn 2 yếu tố liên quan là tính hữu dụng và tính trọng yếu.

Theo Phạm Thị Thủy và Nguyễn Thị Lan Anh (Quantri.vn) thì để BCTC hữu ích cho các đối tượng sử dụng, chất lượng của thông tin trên BCTC cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau:

Tin cậy: Thông tin trên BCTC cần phải bảo đảm tính tin cậy. Để đáp ứng được yêu cầu này, thông tin trên BCTC phải là những thông tin khách quan và có thể thẩm định được. Thông tin trên BCTC mang tính khách quan, không

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa – bằng chứng thực nghiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP HCM (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)