Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh bình định (Trang 29 - 30)

Đối tượng khảo sát là công chức cấp tỉnh thuộc 19 sở, ban ngành của tỉnh với mẫu khảo sát khoảng 330 mẫu/1479 công chức.

Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích. Nghiên cứu này, có sử dụng phân tích nhân tố (gồm EFA, và hồi quy). Phân tích nhân tố cần có ít nhất 200 quan sát (Gorsuch, 1983); còn Hatcher (1994) cho rằng số quan sát nên lớn hơn 5 lần số biến, hoặc là bằng 100.

Chọn mẫu bằng phương pháp phân tầng mẫu khảo sát đến 19 sở, ban ngành, ở mỗi sở, ban ngành sẽ phân tầng theo đối tượng lãnh đạo cấp sở, lãnh đạo cấp các chi cục, lãnh đạo cấp phòng (gồm cả tương đương cấp phòng) và chuyên viên. Trên cơ sở các nhóm đối tượng, tác giả xác định cỡ mẫu dựa trên các nghiên cứu trước của (Gorsuch, 1983); còn Hatcher (1994) số quan sát nên lớn hơn 5 lần số biến và phân tích nhân tố phải lớn hơn 200. Với số lượng biến 29 và số tổng thể mẫu 1479, tác giả quyết định chọn khoảng 330 mẫu khảo sát tỷ lệ ¼ số lượng công chức ở từng nhóm đối tượng và đảm bảo tương đối tỷ lệ công chức ở các sở, ban ngành trong Tỉnh. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi và phát phiếu theo từng tượng đã lựa chọn xác suất ngẫu nhiên đại diện cho 19 sở, ban ngành, ở mỗi sở, ban ngành sẽ phân tầng theo đối tượng lãnh đạo cấp sở, lãnh đạo cấp các chi cục, lãnh đạo cấp phòng (gồm cả tương đương cấp phòng) và chuyên viên theo danh sách do Sở Nội vụ tỉnh Bình Định cung cấp. Tác giả sẽ gặp từng công chức để phỏng vấn và giải thích trực tiếp cho các công chức để điền vào phiếu, sau 30 phút sẽ thu lại. Thời gian khảo sát diễn ra từ 1/09 – 30/10/2016

Một phần của tài liệu Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh bình định (Trang 29 - 30)