Đánh giá chung kết quả thu BHXH

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH TẠI BHXH HUYỆN THUẬN THÀNH – TỈNH BẮC NINH (giai đoạn 2008 - 2011 (Trang 60)

- Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 bằng 15 %

2.2.4. Đánh giá chung kết quả thu BHXH

Từ những kết quả trên về tình hình thu của BHXH huyện Thuận Thành ta có thể thấy được những mặt đạt được cũng như những mặt còn hạn chế của tập thể cán bộ cơ quan BHXH huyện Thuận Thành:

a. Những mặt đạt được

Nhìn chung trong những năm qua, công tác thu BHXH ở huyện Thuận Thành đã đạt được những kết quả nhất định. Luôn hoàn thành chỉ tiêu do BHXH Việt Nam và BHXH tỉnh giao cho thậm chí vượt chỉ tiêu được giao. Đẩy mạnh thực hiện chế độ BHXH đối với lao động khu vực ngoài quốc doanh, ngoài công lập, chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ, xây dựng kế hoạch mở rộng đối tượng tham gia BHXH theo quy định. BHXH tỉnh chủ động phối hợp với Sở Lao động - Thương

binh & Xã hội, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Liên đoàn Lao động tỉnh v..v.. tổ chức thanh tra, kiểm tra hình thực hiện chế độ, chính sách BHXH tại một số đơn vị, qua đó yêu cầu các đơn vị thực hiện đầy đủ chế độ BHXH đối với NLĐ, đồng thời tuyên truyền, nâng cao hiểu biết về chế độ, chính sách BHXH cho chủ doanh nghiệp và NLĐ để họ tự giác tham gia; tổ chức hướng dẫn BHXH các huyện, thị xã triển khai thực hiện công tác thu, kiểm tra đôn đốc thu BHXH các đơn vị ngoài quốc doanh, ngoài công lập. Công tác quản lý và mở rộng đối tượng tham gia BHXH được BHXH huyện luôn coi trọng và có sự chỉ đạo tập trung, nên số lao động tham gia BHXH ngày càng tăng.

b. Những mặt còn hạn chế

Mặc dù có những thành tựu đáng khích lệ trong thời gian qua nhưng công tác thu BHXH tại huyện Thuận Thành vẫn còn những tồn tại, hạn chế làm cho công tác này không phát huy được hết vai trò của nó đối với quỹ BHXH. Đó là những hạn chế sau:

Một số doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp đông công nhân, gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh trong thời gian dài, NLĐ nghỉ việc không được hưởng lương nên không có khă năng đóng BHXH. Một số đơn vị ngành may, công ty cổ phần chư thực hiện tốt việc thu nộp BHXH, một số đơn vị trích nộp theo quý và còn chậm nộp kéo dài (công ty cổ phần giấy Thuận Thành nợ 71,674 triệu đồng, công ty CP Khai Sơn nợ 53,724 triệu đồng, công ty May Trọng Tín nợ 51,191 triệu đồng, công ty Thương mại Tuấn Linh nợ 41,222 triệu đồng…). Các đơn vị sử dụng lao động chưa thực hiện nghiêm chỉnh Luật lao động hoặc chưa tham gia đầy đủ BHXH còn để số lao động hợp đồng 3 tháng trở lên nằm ngoài danh sách lương nhằm trốn đóng BHXH cho NLĐ, việc khai thác các đơn vị TNHH tham gia BHXH rất khó khăn, BHXH không có chế tài xử phạt nên ảnh hưởng đến kết quả thực hiện chỉ tiêu thu BHXH của huyện.

Hiện tượng nợ đọng tiền BHXH ở các đơn vị, đặc biệt là ở DN ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước là khá phổ biến. Sau đây là tình hình nợ đọng tại cơ quan BHXH huyện Thuận Thành.

Bảng 15. Cơ cấu nợ đọng phí BHXH của các khối tại BHXH huyện Thuận Thành (2008 – 2011) Năm HCSN DNNN DNNQD DNVĐTNN NCL Phường, xã Khác Tổng Trđ % Trđ % Trđ % Trđ % Trđ % Trđ % Trđ % Trđ 200 8 1.406 61,2 551 23,9 139 6,0 X x 64 2,8 137 6,0 0,9 0,1 2.297,9 200 9 5.019 60,5 1.998 24,1 605 7,3 0 0 193 2,3 462 5,6 19 0,2 8.296 2010 3.576 59,6 1.150 19,2 526 8,8 303 5,1 125 2,1 284 4,7 32 0,5 5.996 2011 4.276 60,5 1.404 19,9 881 12,5 0 0 117 1,7 355 5,0 37 0,4 7.070

(Nguồn: BHXH huyện Thuận Thành 4/2012)

Nợ BHXH là hiện tượng khá phổ biến ở BHXH, nợ đọng kéo dài của các doanh nghiệp. Một số DN, đặc biệt là những DN đông công nhân, DN nhà nước, DN ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh trong thời gian dài, không có khả năng đóng BHXH, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả công tác thu BHXH.

Theo bảng 15 thì nợ của các khối DNNN và khối HCSN luôn chiếm tỷ trọng cao, cao nhất vẫn là khối HCSN và đứng thứ 2 là khối DNNN. Nguyên nhân do một số đơn vị sản xuất kinh doanh tương đối ổn định nhưng cố ý chiếm dụng vốn. Việc báo cáo tăng, giảm và đối chiếu mức đóng của một số đơn vị chưa kịp thời.

Bên cạnh đó ta nhận thấy khối DN NQD có số nợ BHXH ngày càng tăng nếu như năm 2008 số nợ BHXH khối này là 139 triệu đồng thì đến năm 2011 số nợ lên đến 881 triệu đồng gấp 8 lần so với năm 2008, chiếm 12,5 % trong tổng nợ BHXH. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng các DN nợ tiền BHXH cho NLĐ, trong đó nguyên nhân khách quan là do việc kinh doanh của một số DN không thuận lợi nên đã gặp không ít khó khăn về mặt tài chính, bên cạnh đó một số DN quá nặng về kinh doanh mà quên đi mất lợi ích chính đáng của NLĐ, nhiều chủ sử dụng lao động trong các doanh nghiệp

tư nhân cố tình không chịu đăng ký danh sách lao động thuộc diện phải đóng BHXH theo luật định hoặc có đăng ký song chưa làm tốt công tác trích nộp BHXH như cố tình dây dưa, chây ỳ, khai báo sai về số lao động hoặc cố ý lách luật như chỉ tham gia BHXH cho một số ít cán bộ chủ chốt, ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng… Mặt khác còn một số không nhỏ các đơn vị luôn chậm trễ trong việc đối chiếu kết quả thu cuối năm gây khó khăn không nhỏ cho việc quyết toán thu BHXH.

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:

Sau hơn 20 năm Việt Nam đã bước vào công cuộc cải cách kinh tế xã hội. Do vậy việc gia nhập WTO chính là nhằm tiếp tục đặt Việt Nam vào trong xu thế cải cách kinh tế và tăng trưởng hơn nữa. Ngược lại là thành viên của WTO Việt Nam phải chịu áp lực từ cộng đồng quốc tế để thực thi các cuộc cải cách cần thiết như cải cách hệ thống quản lý hành chính, cải cách hệ thống pháp luật để phù hợp với các yêu cầu của WTO. Tuy nhiên cũng phải đề cập đến những mặt trái của thị trường lao động trong quá trình hội nhập. Do quá trình cạnh tranh, một số DN vừa và nhỏ sẽ bị thu hẹp sản xuất, thâm chí có DN bị phá sản một bộ phận lao động bị thất nghiệp. Điều đáng nói là những NLĐ ở độ tuổi trên dưới 50, nhất là đối với lao động nữ sẽ rất khó có cơ hội để tìm kiếm chỗ làm việc mới.

Mặc dù quốc hội khóa XI đã thông qua luật BHXH vào ngày 29/06/2006 nhưng đến 01/01/2007 mới có hiệu lực thi hành, do đó các quan hệ về BHXH giữa BHXH với các thể chế vẫn chưa được điều chỉnh. Việc thiếu công cụ pháp luật một mặt làm hạn chế tính hiệu lực cảu BHXH, một mặt khác nảy sinh sự bất công bằng giữa những NLĐ và doanh nghiệp có đối tượng không tham gia BHXH. Qua đó góp phần làm môi trường cạnh tranh không bình đẳng, tác động đến cả 2 mặt kinh tế xã hội. Chẳng hạn do luật BHXH chưa có hiệu lực thi hành nên việc xử lý các doanh nghiệp không đóng BHXH cho NLĐ mang tính hành chính như: khiển trách, phạt tiền, gây sự bất

Đối tượng tham gia BHXH còn hạn chế (Chỉ chiếm khoảng 20 % tổng số lao động có việc làm) các đơn vị kinh tế tư nhân, cá nhân hầu như không tham gia.

Nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh khó khăn kéo dài, nợ đọng BHXH ngày càng lớn nhưng không được loại trừ khi giao kế hoạch.

Một số DN (cả nhà nước và tư nhân) có biểu hiện cố tình chiếm dụng tiền đóng BHXH, cán bộ BHXH đã đôn đốc, kiểm tra thanh tra nhiều lần nhưng không có kết quả.

Số đơn vị ngoài quốc doanh trên địa bàn lớn (theo nguồn của phòng kế hoạch huyện). So với các đơn vị không đăng ký theo địa chỉ ban đầu gây khó khăn trong công tác khai thác và quản lý của BHXH huyện.

Các đơn vị đóng trên đại bàn huyện thường ỷ lại vào các cán bộ BHXH trong việc báo cáo tăng giảm và công tác đối chiếu mức đóng góp làm cho các cán bộ thu BHXH phải làm việc rất căng thẳng. Vấn đề đặt ra là cơ quan BHXH nên yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động làm việc với thái độ đúng đắn, tự giác trên tinh thần hợp tác, đồng thời cho họ thấy được quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc đóng BHXH.

Cơ quan BHXH là người chịu trách nhiệm thu BHXH nhưng lại không có thẩm quyền trực tiếp kiểm tra doanh nghiệp mà bắt buộc phải thông qua sự phối hợp với các cơ quan có chức năng liên quan.

BHXH đang trong quá trình đổi mới, nhiệm vụ của các cơ quan BHXH nói chung và BHXH huyện Thuận Thành nói riêng rất nặng nề đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác bảo hiểm phải nỗ lực, cố gắng hơn nhiều thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.

Kinh phí dành cho việc đãi ngộ, khen thưởng, chưa có tác dụng khuyến khích, động viên cán bộ nhân viên tìm tòi, sáng tạo trong công việc để nâng cao hiệu quả.

Công tác tuyên truyền mở rộng đối tượng tham gia BHXH còn chưa có kinh phí và đội ngũ cán bộ thực hiện.

Trong tình hình trên, cần thiết phải có những giải pháp cụ thể cơ quan và những thay đổi hợp lý trong chính sách của Nhà nước về thu BHXH. Từ đó tạo điều kiện cho công tác thu BHXH ở các quận huyện được dễ dàng và hiệu quả hơn. Tiết kiệm được thời gian cho cán bộ thu BHXH đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia BHXH, tạo tâm lý tin tưởng cho NLĐ và NSDLĐ để họ thực hiện tốt tách nhiệm của mình. Ngoài ra việc thực hiện tốt công tác thu BHXH còn nhằm góp phần vào sự nghiệp chung của ngành, tạo điều kiện cho công tác chi trả trợ cấp BHXH cho các đối tượng hưởng được đảm bảo, kịp thời và an toàn.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THU BHXH Ở BHXH HUYỆN THUẬN THÀNH 3.1. Một số kiến nghị

3.1.1.Về những vướng mắc trong việc áp dụng Luật BHXH.

Luật BHXH của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 ra đời là một bước ngoặt lớn trong việc hoàn thiện về cơ chế chính sách cho BHXH. Luật BHXH ra đời đã tạo ra một hành lang thông thoáng giúp việc thực hiện các chế độ BHXH ở Việt Nam ngày một tốt hơn, nó không những giúp cho những người làm BHXH làm việc một cách tốt hơn mà còn giúp cho những người tham gia BHXH hiểu hơn về BHXH, giúp họ tham gia tốt hơn. Nhưng bên cạnh những mặt tốt đó còn nhiều điều mà Nhà nước cần bổ sung để hoàn thiện chính sách ngày một tốt hơn. Đó là khi ban hành luật, Nhà nước mới chỉ ban hành thông tư của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội số 03/2007/TT- BLĐTB&XH ngày 30/01/2007 để hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ- CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc mà chưa có hướng dẫn cụ thể nào cho BHXH tự nguyện và BHXH thất nghiệp đến 01/01/2009 mới thực hiện nhưng Nhà nước nên sớm ban hành thông tư hướng dẫn giúp việc thực hiện BHTN tốt hơn.

Ngoài ra trong Luật bảo hiểm mới ra đời có nhiều điều còn chưa rõ ràng. Khoản 2 điều 68 ghi: “Cách tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng hoặc mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH đối với NLĐ quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định” nhưng chưa nói rõ Chính phủ quy định như thế nào?. Hoặc trong khoản 3 Điều 91 nêu: “Mức đóng và phương thức đóng của NLĐ quy định tại điểm E khoản 1 Điều 2 của Luật này do Chính phủ quy định” nhưng cũng không rõ là Chính phủ quy định như thế nào?

thực hiện BHYT tự nguyện đối với người dân.

3.1.2. Nhà nước nên áp dụng việc thu nộp BHXH thông qua thu nộp thuếtừ các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động từ các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động

Nhà nước nên áp dụng và cho phép cơ quan BHXH phối hợp với ban thu thuế Nhà nước yêu cầu đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong và ngoài quốc doanh việc đăng ký kinh doanh phải đăng ký mã số thuế, đăng ký số người lao động và số người sử dụng lao động thay đổi thì phải thông báo cho cơ quan BHXH biết, cơ quan BHXH sẽ lập danh sách và số thu chi tiết gửi ban thu thuế nhà nước có trách nhiệm thu nộp. Hàng tháng, quý và cuối năm các doanh nghiệp này phải nộp thuế cho co quan thuế Nhà nước bao gồm phải nộp cả số tiền đóng quỹ BHXH cho NSDLĐ và NLĐ thì cơ quan thuế mới chấp nhận việc thu nộp này. Bởi nếu trong trường hợp các cơ quan này không nộp thuế cho Nhà nước thì sẽ bị coi là vi phạm pháp luật của Nhà nước và luật kinh doanh.

3.1.3. Tăng cường các biện pháp chế tài xử phạt đối với các trường hợp viphạm nghĩa vụ thu nộp BHXH cho NLĐ phạm nghĩa vụ thu nộp BHXH cho NLĐ

Chế tài xử phạt vi phạm BHXH theo Nghị định số 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ chưa đủ mạnh để tác động hữu hiệu đến các doanh nghiệp vi phạm (hành vi trốn đóng, gian lận, trích nộp không kịp thời...) các trường hợp vi phạm như vậy mức phạt chung là 2 triệu đồng. Nếu cứ giữ mức phạt như vậy thì quá thấp cho các doanh ghiệp có số nọ đọng lên tới hàng trăm, hàng triệu đồng. Do vậy, Nhà nước cần tăng cường các biện pháp chế tài đủ mạnh để có thể răn đe, cảnh cáo và phạt mạnh đối với các hành vi trốn đóng, chậm nộp và cố tình trốn đóng BHXH.

Đây là một trong những biện pháp nhằm tăng cường công tác pháp chế trong BHXH. Hiện nay, trong các văn bản hiện hành, Nhà nước mới giao dịch cho BHXH Việt Nam quyền kiểm tra chứ chưa giao quyền xử lý các trường

hợp vi phạm chính sách BHXH như nộp chậm hoặc không nộp BHXH, dùng thủ đoạn ký hợp đồng dưới 3 tháng… để cố tình trốn tránh nộp BHXH hoặc sử dụng tiền nộp BHXH của NLĐ sai mục đích. Khi phát hiện ra, cơ quan BHXH lại không được quyền xử phạt mà phải lập biên bản gửi các cơ quan có thẩm quyền xử lý nên không kịp thời. Ngày 16/4/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 113/2004/NĐ – CP trong đó quy định xử phạt phạt hành chính đối với hành vi vi phạm pháp luật BXH nhưng mức phạt cao nhất mới chỉ có 20 triệu đồng trong khi đó có những doanh nghiệp nợ tiền đóng BHXH đến hàng tỷ đồng. Do vậy, nên chăng cần có các chế tài xử phạt nghiêm minh và nặng hơn cho các mức nợ đọng và số tiền phạt hành chính có thể là cao hơn 20 triệu đồng... Mức cao nhất có thể là phạt hình sự đối với đối tượng trốn đóng BHXH.

Nhà nước cần giao cho ngành BHXH những biện pháp chế tài đủ mạnh như phạt tiền với mức cao hơn lãi suất ngân hàng, được phép kiểm tra số dư trên tài khoản của đơn vị để thực hiện tốt vai trò là cơ quan bảo đảm quyền lợi cho NLĐ.

3.2. Một số biện pháp

3.2.1. Mở rộng nguồn thu BHXH

Có thể mở rộng nguồn thu với đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thông qua các biện pháp khác nhau. Việc tăng nguồn thu từ đối tượng tham gia BHXH bắt buộc có thể thông qua tác động vào mức lương của NLĐ, kiểm tra kiểm soát chặt chẽ mức lương của NLĐ trong khu vực kinh tế ngoài quốc

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH TẠI BHXH HUYỆN THUẬN THÀNH – TỈNH BẮC NINH (giai đoạn 2008 - 2011 (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w