- Từ tháng 01 năm 2007 đến tháng 12 năm 2009 bằng 15 %
2.2.2. Thực trạng công tác thu BHXH bắt buộc
Khối đơn vị luôn đi đầu trong việc hoàn thành nghĩa vụ đóng góp BHXH trên địa bàn huyện Thuận Thành là khối hành chính sự nghiệp.
a. Công tác thu BHXH ở khối hành chính sự nghiệp
Khối HCSN có nhiều thuận lợi do đặc thù 100% NLĐ đều hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tiền lương dùng để đóng BHXH luôn được kê khai chính xác. Mặt khác, cán bộ giao nhiệm vụ làm công tác BHXH đều có trình độ và nghiệp vụ kế toán, tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc giao nộp và quản lý số tiền đóng BHXH.
Việc lập danh sách đăng ký lao động và quỹ tiền lương đăng ký tham gia BHXH đến việc lập danh sách tăng, giảm lao động đối chiếu trích nộp đầy đủ, kịp thời, chính xác đúng quy định của Nhà nước.
Hiện nay, BHXH huyện Thuận Thành đang quản lý thu 96 cơ quan HCSN với tổng số 2.745 lao động tham gia đăng ký trích nộp BHXH.
Bảng 4. Tình hình thu BHXH ở khối HCSN trên địa bàn huyện Thuận Thành (2008 – 2011)
Năm
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Số đơn vị tham gia BHXH 79 77 78 96
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn số
đơn vị tham gia BHXH (%) - - 2,5 1,3 23,1
Số lao động thực tế đang làm việc
(người) 2.408 2.649 2.690 3.070
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn số lao
Số lao động tham gia
BHXH (người) 2.171 2.341 2.370 2.745
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn số lao
động tham gia BHXH (%) - 7,8 1,2 15,8
Số tiền thu BHXH (Trđ) 10.651 13.006 17.543 23.793
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn số
tiền thu BHXH (%) - 22,1 34,9 35,6
Tỷ lệ số LĐ tham gia BHXH/ Số
LĐ thực tế đang làm việc (%) 56 59 67 64
(Nguồn: Báo cáo thu tại BHXH huyện Thuận Thành các năm từ 2008 - 2011)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta nhận thấy số đơn vị tham gia BHXH tăng giảm không đồng đều. Năm 2009 số đơn vị tham gia BHXH là 77 đơn vị giảm 2 đơn vị so với năm 2008. Nguyên nhân là do phòng kinh tế và phòng hạ tầng kinh tế đã sát nhập vào một số phòng ban khác. Đến năm 2010 với sự gia nhập của trường trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật Thuận Thành đã giúp cho số đơn vị tham gia BHXH tăng thêm 1 đơn vị. Và điều đặc biệt hơn cả, một con số đáng quan tâm đó là sang năm 2011 số đơn vị tham gia BHXH đã tăng thêm 18 đơn vị. Đó là một con số không nhỏ góp phần vào tăng thu cho BHXH. Lý do tăng thêm 18 đơn vị cho khối HCSN vào năm 2011 là do khối mầm non từ ngoài công lập sát nhập vào khối công lập. Kéo theo sự gia tăng số đơn vị tham gia BHXH là số người tham gia BHXH tăng và số tiền thu BHXH cũng tăng.
Nguyên nhân nữa là do sự phát triển của xã hội và sự lớn mạnh của kinh tế cả nước nói chung và của Thuận Thành nói riêng. Các cơ quan quản lý của Nhà nước được mở rộng (cả về số đơn vị và số công nhân viên chức) nên số thu BHXH ngày một tăng và còn có khả năng tăng rất nhiều trong những năm tới.
Ngoài ra do sự điều chỉnh mức lương tối thiểu của Nhà nước thay đổi qua các năm dẫn đến tổng thu BHXH tăng mạnh trong khu vực HCSN. Năm
năm 2008. Sang đến năm 2010 số đơn vị và số lao động tham gia BHXH không nhiều như năm 2008 nhưng số tiền thu BHXH lại khá lớn 17.543 triệu đồng gấp 1,3 lần so với năm 2009; gấp 1,6 lần so với năm 2008. Theo đà đó, tiền lương tối thiểu chung lại tiếp tục tăng từ 730.000 đồng năm 2010 lên 830.000 đồng trong năm 2011 góp phần không nhỏ vào việc đưa số tiền thu BHXH tăng lên. Năm 2011 số tiền thu BHXH là 23.793 triệu đồng, tăng thêm 6.250 triệu đồng so với năm 2010. Bên cạnh đó phải kể đến một phần không nhỏ là sự nỗ lực của bản thân cơ quan BHXH huyện Thuận Thành và sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng, các cán bộ thu của BHXH huyện Thuận Thành bám sát được lượng đơn vị và lao động thực tế thuộc quản lý của huyện. Từ đó thực hiện tốt công tác thu BHXH và đã đạt được những kết quả khả quan.
Một phần nữa khi ta nhìn vào bảng số liệu trên ta sẽ thấy số người thực tế đang làm việc tại các đơn vị HCSN lớn hơn rất nhiều so với số người tham gia BHXH. Tuy nhiên số lao động tăng lên cũng đồng nghĩa với số người tham gia BHXH tăng lên. Với mỗi đơn vị tham gia BHXH thì tương đương khoảng 3 - 4 người không tham gia BHXH bắt buộc. Tuy nhiên con số này không đồng đều. Có thể có đơn vị nhiều hơn, có thể có đơn vị ít hơn.
Trong các năm qua, mặc dù là khối dễ kiểm soát tình hình thực hiện tham gia BHXH nhưng nợ BHXH đang là bài toán khó cho các cán bộ BHXH. Kết quả thu BHXH ở khối HCSN cũng cho thấy số nợ qua các năm:
Bảng 5: Kết quả thu BHXH và tình trạng nợ đọng của khối HCSN trên địa bàn huyện Thuận Thành giai đoạn 2008 - 2011
Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Số phải thu BHXH (Trđ) 10.65 1 13.006 17.543 23.793 Số đã thu BHXH (Trđ) 9.245 7.987 13.967 19.515 Số nợ trong kỳ (Trđ) 1.406 5.019 3.576 4.278 Tỷ lệ nợ (%) 13,2 38,5 20,3 17,9
Tỷ lệ nợ năm sau so với năm trước (%) - 356,9 71,2 119,6
(Nguồn: Báo cáo thu tại BHXH huyện Thuận Thành các năm từ 2008 - 2011)
Có thể nói HCSN là một khối có số tiền thu lớn và bên cạnh đó là số tiền nợ đọng tương đối lớn, tăng giảm thất thường: Năm 2011, số nợ là 4.278 triệu đồng tăng 2.872 triệu đồng so với năm 2008. Số tiền đã thu chiếm tỷ lệ rất cao so với số phải thu, điều đó cho thấy ý thức trách nhiệm của các đơn vị trong khu vực này rất cao, cũng có nghĩa là số tiền nợ của các đơn vị theo thời gian giảm dần và chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số tiền phải thu. Năm 2009, tổng số tiền nợ chiếm tỷ lệ 38,5 % so với tổng số tiền phải thu nhưng đến năm 2011 xuống chỉ còn 17,9%. Vì vậy, cơ quan BHXH cần quan tâm hơn đến khối HCSN.
Bên cạnh khối HCSN thì khối doanh nghiệp Nhà nước cũng đóng góp một phần không nhỏ vào quỹ tiền tệ tập trung BHXH.
b. Công tác thu BHXH ở khối doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước là những doanh nghiệp do Nhà nước thành lập đầu tư vốn và quản lý với tư cách là người chủ sở hữu. Và doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò quan trọng trong tổng thu, tạo nên khoản thu khá lớn cho BHXH. Chính vì vậy để thực hiện nhiệm vụ đặt ra trong công tác thu, BHXH huyện Thuận Thành đã không ngừng mở rộng các đối tượng tham gia BHXH. Hiện nay, BHXH huyện Thuận Thành đang quản lý thu 98 DNNN với tổng số 958 lao động tham gia đăng ký trích nộp BHXH.
Bảng 6. Tình hình thu BHXH ở khối DNNN trên địa bàn huyện Thuận Thành (2008 – 2011)
Năm
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Số đơn vị tham gia BHXH (đơn vị) 11 11 12 12
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn số
đơn vị tham gia BHXH (%) - 0 9,1 0
Số lao động thực tế đang làm việc
(người) 1.033 1.021 1.030 1.076
Số lao động tham gia BHXH
(người) 943 911 913 958
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn số lao
động tham gia BHXH (%) - - 3,4 0,2 4,9
Số tiền thu BHXH (Trđ) 3.571 5.270 5.978 7.220
Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn số
tiền thu BHXH (%) - 47,6 13,4 20,8
Tỷ lệ số LĐ tham gia BHXH/ Số
LĐ thực tế đang làm việc 91,0 89,0 88,6 89,0
(Nguồn: Báo cáo thu tại BHXH huyện Thuận Thành các năm từ 2008 - 2011)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy ở khối doanh nghiệp Nhà nước số đơn vị tham gia BHXH tương đối ổn định ở mức 11 – 12 đơn vị tham gia BHXH. Năm 2010, khối doanh nghiệp Nhà nước tăng lên 1 đơn vị so với năm 2009 (chiếm 9,1 %), số lao động tăng lên không đáng kể: Năm 2010 so với năm 2009 số lao động tăng 0,2 %, năm 2011 so với năm 2010 tăng 4,9 %. Năm 2009 so với năm 2008 giảm -3,4 %. Nguyên nhân giảm đó là do ngày càng nhiều DNNQD được tăng cường khai thác vì ở khu vực này có quy mô sản xuất kinh doanh và sử dụng lao động ngày càng tăng. Do đó tập trung khai thác thu ở đây sẽ làm tăng thu BHXH rất cao. Bên cạnh đó là do nước ta chuyển sang cổ phần hóa và sắp xếp lại doanh nghiệp. Tuy nhiên quá trình cổ phần hóa còn đang được triển khai và còn gặp nhiều khó khăn nên sự thay đổi này không đáng kể và khối doanh nghiệp Nhà nước vẫn là khối có tổng số lao động tham gia BHXH cao so với tổng số lao động tham gia BHXH trong các khối. Mặc khác chúng ta còn thấy rằng số lao động tham gia
BHXH là rất lớn. Năm 2008 chiếm tỷ lệ số lao động tham gia so với số lao động thực tế là chiếm 91 %. Tuy nhiên, nó cũng đã giảm đôi chút vào các năm sau. Năm 2009 tỷ lệ số LĐ tham gia BHXH là 89%, năm 2010 là 86,6 % và năm 2011 là 89 %.
Mặc dù vậy nhưng tổng số tiền thu BHXH ở các DNNN vẫn không ngừng tăng nhanh qua các năm. Năm 2009 số thu tăng 1.699 triệu đồng so với năm 2008 tương ứng với 47,6 % mặc dù số lao động tham gia BHXH có giảm 32 người so với năm 2008. Nguyên nhân đó là do mức tiền lương tối thiểu chung đã tăng lên 110.000 đồng so với năm 2008; số thu năm 2010 tăng 708 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với 13,4 %, năm 2011 tăng 20,8 % so với năm 2010.
Công tác thu trong khu vực DNNN không chỉ đánh giá qua số đơn vị, số lao động tham gia và tổng thu mà còn được phản ánh rõ hơn về số tiền phải thu BHXH, số đã thu và còn nợ chuyển sang năm sau. Tình hình nợ đọng tiền BHXH của khu vực này được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7: Kết quả thu BHXH và tình trạng nợ đọng của khối DNNN trên địa bàn huyện Thuận Thành giai đoạn 2008 - 2011
Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 Số phải thu (trđ) 3.571 5.270 5.978 7.220 Số đã thu (trđ) 3.020 3.272 4.828 5.816 Số còn nợ (trđ) 551 1.998 1.150 1.404 Tỷ lệ nợ (%) Tỷ lệ số đã thu so với số phải thu (%) 84,5 62,1 80,8 80,6
Tỷ lệ nợ năm sau so với năm trước (%)
- 362,6 57,6 122,1
(Nguồn: Báo cáo thu tại BHXH huyện Thuận Thành các năm từ 2008 - 2011)
Kết quả cho thấy, cùng với số tiền phải thu tăng lên không ngừng thì số tiền đã đóng cho cơ quan cũng tăng không ngừng. Số tiền đã thu chiếm tỷ lệ
trong khu vực này rất cao, cũng có nghĩa là số tiền nợ của các đơn vị theo thời gian giảm dần tuy nhiên không đều và chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số tiền phải thu. Năm 2009, tổng số tiền nợ chiếm tỷ lệ 37,9% so với tổng số tiền phải thu nhưng đến năm 2011 xuống chỉ còn 19,4%. Điều đó cho thấy, khu vực DNNN là khu vực có số tiền thu BHXH rất cao trong tổng thu BHXH, tình trạng nợ đọng của các doanh nghiệp không nhiều.
Điều này chứng tỏ đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta khi đã triển khai mở rộng đối tượng tham gia.
c. Công tác thu BHXH ở khối Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bảng 8. Tình hình thu BHXH ở khối Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn huyện Thuận Thành (2008 – 2011)
Năm
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
Số đơn vị tham gia BHXH 0 1 5 5
Tốc độ tăng liên hoàn số đơn vị
tham gia BHXH (%) - - 400 0
Số lao động tham gia BHXH
(người) 0 159 502 1.100
Tốc độ tăng liên hoàn số lao động
tham gia BHXH (%) - - 215,7 119,1
Số tiền thu BHXH (Trđ) 0 222,662 1.631 4.372,156
Tốc độ tăng liên hoàn số tiền thu
BHXH (%) - - 632,5 168,1
(Nguồn: Báo cáo thu tại BHXH huyện Thuận Thành các năm từ 2008 - 2011)
Với vị trí thuận lợi - nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25 km về phía Tây Nam, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng hơn 10 km với diện tích tự nhiên là 116km², dân số là 183.000 người (năm 2007) - là đơn vị hành chính cấp huyện rộng thứ hai và đông dân thứ hai ở Bắc Ninh, Thuận Thành đã và đang thu hút vốn đầu tư nước ngoài mở công ty trên địa bàn huyện.
nước ngoài là công ty TNHH Seong Ji Vina của Hàn Quốc thu hút 159 lao động với số tiền đóng BHXH là 222,662 triệu đồng. Thấy được lợi thế về vị trí và nguồn nhân lực, năm 2010 số công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Thuận Thành đã tăng thêm 4 công ty nữa - Đó là công ty TNHH SungWoo Vina, công ty TNHH Shinhwa Vina, công ty TNHH Polytech của Hàn Quốc và công ty cổ phần Đất Hiếm Việt Nam. Với sự gia nhập thêm của 4 công ty nước ngoài này đã đẩy số lao động và số tiền thu BHXH tăng lên gấp rất nhiều lần. Năm 2010 so với năm 2009, số lao động tăng lên gấp 3 lần (từ 159 lao động lên 502 lao động vào năm 2010 và lên 1.100 lao động vào năm 2011), số tiền thu BHXH tăng lên gần 7 lần (từ 222,662 triệu đồng năm 2009 lên 1.631 triệu đồng năm 2010 và năm 2011 số tiền đóng BHXH lên đến 4.372 triệu đồng). Từ thực trạng trên ta thấy khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là một trong những đối tượng mà bảo hiểm Thuận Thành nên đầu tư vào và đặc biệt quan tâm. Một lý do nữa, thực tế trên địa bàn huyện Thuận Thành người nước ngoài rất coi trọng luật – pháp luật Việt Nam nói chung và luật BHXH nói riêng nên tình trạng trốn đóng hay nợ đọng sẽ rất hạn chế. Ở các doanh nghiệp nước ngoài họ trả lương khá cao cho NLĐ mà số tiền của họ đóng BHXH lại được trích từ mức lương cơ bản mà NLĐ được hưởng mỗi tháng để đóng BHXH nên số tiền thu BHXH sẽ lớn.
Qua phỏng vấn chị Nguyễn Thị Thơ, 30 tuổi – nhân viên phòng Nhân sự công ty SungWoo Vina phụ trách mảng BHXH của công ty, chị cho biết:
“Công ty tôi có 452 công nhân và chúng tôi thực hiện khá tốt về luật BHXH và chế độ bảo hiểm cho NLĐ. Sau thời gian thử việc công ty chúng tôi sẽ đóng tiền bảo hiểm cho họ nhưng tùy vào NLĐ mà thời gian thử việc khác nhau và mức lương cơ bản cũng khác nhau. Ví dụ như tôi làm hành chính nhân sự thời gian thử việc của tôi là 2 tháng, mức lương cơ bản là 2.850.000 đồng. Còn một đối tượng lao động nữa mà công ty tôi đang thuê là họ làm thời vụ thì không được đóng BHXH vì họ làm thời gian ngắn, khi nào có việc thì làm nên sẽ không được công ty đóng BHXH cho. Một phần nữa là
khó khăn cho tôi. Hiện nay thì công ty tôi đóng BHXH cho 387 công nhân trên tổng số 450 công nhân”.
Trao đổi trên là từ một nhân viên phụ trách BHXH tại công ty có vốn đầu tư nước ngoài, vậy còn từ NLĐ – công nhân thì sao?.
Chị Nguyễn Thị Miên, 35 tuổi - công nhân làm linh kiện điện thoại của công ty Sungwoo Vina cho biết: “Tôi đi làm mới được 2 tháng thì thử việc 1 tháng. Mức lương của tôi giờ là 1.950.000 đồng chưa kể tiền làm thêm giờ, phụ cấp thêm. Bắt đầu từ tháng này tôi được đóng BHXH rồi. Tôi cũng không hiểu lắm về việc đóng bảo hiểm này nhưng thấy bảo đi kèm nó tôi còn có thêm BHYT nữa. Như vậy tốt quá đỡ được khối tiền khi đi khám chữa bệnh và tiền mua thẻ BHYT nữa”.
NLĐ có thể mới đầu chưa hiểu về BHXH nhưng họ thấy được lợi ích từ nó và sẵn sàng chi một phần lương của mình để đóng BHXH. Theo báo cáo mấy năm gần đây của BHXH huyện Thuận Thành, công ty TNHH Sungwoo luôn đóng BHXH đúng thời hạn cho NLĐ, không để xảy ra tình trạng nợ đọng tại đây.
Theo chị Thơ thì “Công ty tôi là công ty có vốn đầu tư nước ngoài của