II. Một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
3. Về việc lập định mức hao hụt và trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho 94
3.1 Lập định mức hao hụt, mất hàng tồn kho
Do đặc điểm của thành phẩm dễ bị hỏng và hao hụt trong quá trình bảo quản nên doanh nghiệp cần phải có biện pháp quản lý chặt chẽ tránh làm tăng chi phí trong kỳ vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó phòng kinh doanh và phòng kỹ thuật nên phối hợp nghiên cứu để đề ra định mức hao hụt, mất mát cho từng loại thành phẩm tồn kho căn cứ vào thực tế hao hụt, mất mát của kỳ trước. Theo chuẩn mực kế toán ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC kế toán sẽ ghi các bút toán sau:
- Căn cứ vào biên bản mất mát, hao hụt hàng tồn kho, kế toán phản ánh giá trị hàng tồn kho mất mát, hao hụt:
Nợ TK1381: Tài sản thiếu chờ xử lý Có TK151,152,153,155,156
- Căn cứ vào biên bản xử lý về hao hụt hàng tồn kho, kế toán ghi: Nợ TK111,334: Phần tổ chức cá nhân bồi thường Nợ TK632 : Giá vốn hàng bán( sau khi trừ đi phần
cá nhân, tổ chức bồi thường Có TK1381: Tài sản thiếu chờ xử lý
3.2 Về trích lập các khoản lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Tuy sản phẩm bánh kẹo là loại mặt hàng tiêu thụ trong một thời gian ngắn, có thể trong thời gian ngắn đó giá cả của sản phẩm không có nhiều biến động nhưng doanh nghiệp cũng cần đề phòng các yếu tố khách quan gây ra do việc cạnh tranh của hàng nhập ngoại, việc mở cửa thị trường( gia nhập WTO…) mà gần đây nhất là do các bệnh dịch có tính chất lây lan đã làm khan hiếm nguồn nguyên liệu cho sản xuất đã dẫn đến giá cả tăng vọt (dịch cúm gà, bệnh Sar..)
Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tuân thủ nguyên tắc “ Thận trọng” của kế toán. Theo em, kế toán nên mở thêm TK159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”, việc làm này mang tính chất ổn định tài chính giúp công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh và đứng vững trên thương trường. Khi có chứng cứ chắc chắn về giá trị của hàng tồn kho thấp hơn giá hàng có thể bán trên thị trường…. Kế toán sẽ lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được chúng.
- Trường hợp 1 : Nếu khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, ghi:
Nợ TK632: Giá vốn hàng bán
- Trường hợp 2: Nếu khoản dự phòng năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng năm trước lập thì phải hoàn nhập lại số chênh lệch, ghi:
Nợ TK159: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK632: Giá vốn hàng bán