Hạch toán chi phí bán hàng 3 3-

Một phần của tài liệu LUẬN văn hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà (Trang 33)

III. Hạch toán các khoản thanh toán trong tiêu thụ 25-

4.2 Hạch toán chi phí bán hàng 3 3-

4.2.1 Khái niệm(TK641)

Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như: chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo

Tài khoản 641 “ Chi phí bán hàng” được dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ.

TK641 TK641 không có số dư và chi tiết: - Tập hợp chi phí bán - Các khoản giảm chi TK6411: Chi phí nhân viên hàng thực tế phát sinh phí bán hàng TK6412:Chi phí vật liệu bao bì trong kỳ - Kết chuyển chi phí TK6413:Chi phí dụng cụ đồ dùng

bán hàng TK6414: Chi phí khấu hao TSCĐ TK6415: Chi phí bảo hành

TK6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK6418:Chi phí bằng tiền khác

4.2.2 Phương pháp hạch toán

- Tính ra tiền lương và phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng,đóng gói, vận chuyển,bảo quản, bốc dỡ sản phẩm tiêu thu:

Nợ TK641(6411):Tập hợp chi phí nhân viên bán hàng Có TK334

- Tính BHXH,BHYT, Kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định: Nợ TK641(6411): Tập hợp chi phí nhân viên bán hàng Có TK338(3382,3383,3384)

- Giá trị vật liệu, dụng cụ xuất dùng phục vụ cho bán hàng Nợ TK641(6412),6413

Có TK152,153

- Tính khấu hao TSCĐ ở bộ phận bán hàng Nợ TK6414

Có TK214

- Chi phí bảo hành thực tế phát sinh Nợ TK641(6415)

Có TK152: Chi vật liệu sửa chữa

Có TK155: Chi sản phẩm đổi cho khách hàng Có TK334,338: Các chi phí khác

- Giá trị dịch vụ mua ngoài liên quan đến bán hàng Nợ TK641(6417)

Nợ TK133

Có TK331:Tổng giá thanh toán của dịch vụ mua ngoài

- Các khoản giảm chi phí bán hàng(phế liệu thu hồi, vật tư xuất dùng không hết Nợ TK111,138...

Có TK641 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng

Nợ TK142(1422): Đưa vào chi phí chờ kết chuyển Nợ TK911: Trừ vào kết quả trong kỳ

4.3 Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 4.3.1 Khái niệm 4.3.1 Khái niệm

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại chi phí như: Chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác

Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” khi phát sinh được tập hợp theo từng yếu tố như chi phí nhân viên, chi phí vật liệu vào TK642

TK642 cuối kỳ không có số dư và chi tiết thành các tiểu khoản TK6421: Chi phí nhân viên quản lý TK6425:Thuế, phí và lệ phí

TK6422: Chi phí vật liệu quản lý TK6426: Chi phí dự phòng

TK6423: Chi phí đồ dùng văn phòng TK6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK6424:Chi phí khấu hao TSCĐ TK6428: Chi phí bằng tiền khác

4.3.2 Phương pháp hạch toán

Sơ đồ hạch toán tổng quát chi phí quản lý doanh nghiệp

TK334,338 TK642 TK111,152,1388 Chi phí nhân viên

TK152,153 Giá trị ghi giảm chi phí

Chi phí vật liệu, dụng cụ TK139 TK214

Chi phí khấu hao

TK335,242 TK911 Chi phí theo dự toán TK1422

TK333 Chờ kc K/c2kỳsau Thuế, phí, lệ phí phải nộp

TK139 Trừ vào kqủa Trích lập dự phòng phải thu khó đòi kinh doanh

Kết chuy ển chi phí quản lý doan

4.4 Xác định và kết chuyển lãi lỗ 4.4.1 Tài khoản sử dụng 4.4.1 Tài khoản sử dụng

Thông thường cuối kỳ kinh doanh kế toán tiến hành xác định kết quả của các hoạt động kinh doanh chính và hoạt động kinh doanh phụ. Qua đó, cung cấp các thông tin liên quan đến lợi nhuận( lỗ) về tiêu thụ cho quản lý. Công việc này được thực hiện trên các tài khoản

TK911 “ Xác định kết quả kinh doanh” TK421 “ Lãi chưa phân phối”

Kết cấu TK911: TK911

- Chi phí sxkd liên quan đến - Tổng số dthu thuần về tiêu hàng tiêu thụ thụ trong kỳ

- Chi phí hđộng tài chính và - Tổng số thu nhập hđộng chi phí bất thường tài chính và hđộng bất thường - Kết chuyển kquả hđộng kd - Kết chuyển kquả hđộng kd(lỗ) Kết cấu TK421:

TK421

- Số lỗ về hđộng kdoanh của DN - Số lợi nhuận thực tế của hđkd - Thuế thu nhập DN phải nộp - Số lợi nhuận cấp dưới nộp lên - Trích lập các quỹ số lỗ của cấp dưới được cấp trên bù - Chia lợi nhuận cho các bên tham - Xử lý các khoản lỗ về hoạt động gia liên doanh, cổ đông kinh doanh

- Bổ sung nguồn vốn kdoanh - Nộp lợi nhuận lên cấp trên

Dư: Số lỗ về hoạt động kdoanh Dư: Số lợi nhuận chưa phân phối chưa xử lý hoặc chưa sử dụng

4.4.2 Phương pháp hạch toán

- Kết chuyển doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ Nợ TK511,512 : Doanh thu thuần về bán hàng Có TK911: Xác định kết quả

- Kết chuyển giá vốn vật tư, dịch vụ đã tiêu thu Nợ TK911

Có TK632

- Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK911

Có TK641,642

Có TK142(2): Kết chuyển kỳ trước vào kỳ này - Kết chuyển thu nhập hoạt động tài chính

Nợ TK515 Có TK911 - Kết chuyển chi phí tài chính Nợ TK911 Có TK635 - Kết chuyển kết quả tiêu thụ

+ Nếu lãi: Nợ TK911 + Nếu lỗ: Nợ TK421 Có TK421 Có TK911

V.Hạch toán các khoản dự phòng trong tiêu thụ 5.1 Hạch toán dự phòng phải thu khó đòi

- Các khoản phải thu khó đòi là những khoản nợ khó đòi: Là khoản nợ đã quá hạn 2 năm kể từ ngày đến hạn thu nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn không thu được hoặc các khoản nợ tuy chưa quá hạn nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản...

Vì vậy để dự phòng tổn thất về các khoản phải thu khó đòi có thể xảy ra, bảo đảm phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ. Cuối niên độ, kế toán phải dự tính số nợ có khả năng khó đòi để lập dự phòng. Mức dự phòng các khoản phải thu khó đòi tối đa không vượt quá 20% tổng số dư nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm và đảm bảo cho doanh nghiệp không bị lỗ.

- Các khoản dự phòng phải thu khó đòi được kế toán theo dõi dựa trên TK139 “Dự phòng phải thu khó đòi” chi tiết cho từng con nợ:

Bên có:Trích lập dự phòng phải thu khó đòi Dư có: Số dự phòng phải thu khó đòi hiện còn - Phương pháp hạch toán

+ Cuối niên độ kế toán, so sánh số dự phòng năm cũ còn lại với số dự phòng cần lập cho niên độ kế toán mới, nếu số dự phòng còn lại > số dự phòng cần lập cho niên độ mới, kế toán tiến hành hoàn nhập số chênh lệch lớn hơn bằng cách ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

Nợ TK139: Số dự phòng hoàn nhập

Có TK642(6426): Ghi giảm chi phí QLDN Ngược lại

Nợ TK642 : Ghi tăng chi phí LDN

Có TK139(chi tiết): Trích lập bổ sung số dự phòng phải thu khó đòi

+ Trong niên độ kế toán tiếp theo: Khi thu hồi hay xoá sổ các khoản phải thu khó đã lập dự phòng, sau khi trừ số tiền đã thu đựơc, số thiệt hại còn lại sẽ trừ vào dự phòng(nếu đã lập), nếu còn lại mới tính vào CPQLDN

Nợ TK111,112: Số tiền thu hồi được

Nợ TK139(chi tiết): Trừ vào dự phòng(nếu có) Nợ TK642(6426) : Số thiệt hại còn lại khi xoá sổ Có TK131,138... : Toàn bộ số nợ xóa sổ Đồng thời số xoá sổ ghi : Nợ TK004 (chi tiết đối tượng)

Đối các đối tượng trước đây đã lập dự phòng nay thu được, phải hoàn nhập số dự phòng còn lại bằng bút toán:

Nợ TK139(chi tiết): Hoàn nhập số dự phòng còn lại Có TK6426: Ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp

5.2 Dự phòng phải thu khó đòi

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập vào cuối niên độ kế toán nhằm ghi nhận bộ phận giá trị dự tính giảm sút so giá gốc( giá thực tế) của hàng tồn kho nhưng chưa chắc chắn.

Qua đó, phản ánh được giá trị thực hiện thuần tuý của hàng tồn kho trên báo cáo tài chínhDự phòng giảm giá được lập cho các loại nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất,

các loại vật tư hàng hoá thành phẩm tồn kho để bán mà giá trên thị trường thấp hơn giá thực tế đang ghi sổ kế toán. Những loại vật tư, hàng hoá nay là mặt hàng kinh doanh, thuộc sở hữu của DN, có chứng từ hợp lý chứng minh giá vốn vật tư, hàng hoá tồn kho.

Kế toán sử dụng TK159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” để hạch toán.Tài khoản này có nội dung hạch toán như sau:

Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá

Dư có: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn Tài khoản 159 được mở chi tiết theo từng loại hàng tồn kho - Phương pháp hạch toán:

+ Cuối niên độ kế toán, so sánh dự phòng năm cũ còn lại với dự phòng cần lập cho niên độ kế toán tới, nếu số dự phòng còn lại > số dự phòng cần lập cho niên độ mới, kế toán tiến hành hoàn nhập số chênh lệch lớn hơn bằng cách ghi giảm giá vốn hàng bán.

Nợ TK159(chi tiết) : Hoàn nhập dự phòng còn lại Có TK632: Ghi giảm giá vốn hàng bán

Ngược lại:

Nợ TK632: Ghi tăng giá vốn hàng tiêu thu trong kỳ Có TK159:Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

+ Trong niên độ kế toán tiếp theo, những hàng tồn kho đã lập dự phòng giảm giá nếu đã sử dụng vào sản xuất kinh doanh hoặc đã bán, ngoài bút toán phản ánh giá trị hàng tồn kho đã dùng hay đã bán kế toán còn phải hoàn nhập số dự phòng giảm giá đã lập của các loại hàng tồn kho này.

Phần II

Thực trạng về tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

I. Khái quát chung về công ty bánh kẹo Hải Hà 1.1 Sự ra đời và phát triển của công ty

Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Tên giao dịch : Hai Ha Confectionery Company (HaiHaCo) Thuộc loại hình : Doanh nghiệp Nhà nước

Địa chỉ : 25 Trương Định - Hà Nội

Giấy phép thành lập doanh nghiệp : Quyết định số 216 CNN/TCLĐ của Bộ CN nhẹ (nay Bộ CN)

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc bộ Công nghiệp, có quy mô lớn, có tư cách pháp nhân,chuyên sản xuất kinh doanh các loại bánh kẹo phục vụ nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài nước. Quá trình hình thành và phát triển của công ty trải qua các giai đoạn sau:

- Thời kỳ từ năm 1959-1961 : Tổng công ty nông thổ sản Miền Bắc đã xây dựng một cơ sở thực nghiệm nghiên cứu hạt chân châu vào tháng 11/1959 với 9 cán bộ của tổng công ty gửi sang. Ngày 25/12/1960, xưởng miến Hoàng Mai ra đời đánh dấu sự hình thành của công ty.

- Thời kỳ năm 1962- 1967

Bắt đầu từ năm 1962, xí nghiệp miến Hoàng Mai trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý đã thử nghiệm thành công và đưa vào sản xuất nhiều sản phẩm mới như : đậu tương, xì dầu, tinh bột ngô.

Năm 1966 xưởng miến được đổi tên thành : Nhà máy thực nghiệm thực phẩm Hải Hà sản xuất viên đạm, nước chấm lên men, nước chấm hoa quả, bánh mỳ, bột dinh dưỡng.

Năm 1968, nhà máy trực thuộc Bộ Lương thực thực phẩm quản lý, tháng 6/1970, thực hiện chỉ thị của Bộ Lương thực thực phẩm, nhà máy tiếp nhận một phân xưởng kẹo của nhà máy Bánh kẹo Hải Châu bàn giao sang với công suất 900 tấn/ năm với nhiệm vụ chính là sản xuất kẹo mạch nha, bánh tinh bột.

Năm 1975 nhà máy lắp đặt một hệ thống nồi hoà đường thay thế việc hoà đường thủ công cũ. Giá trị tổng sản lượng qua các năm tăng rõ rệt

- Thời kỳ 1976-1980

Thời kỳ này nhà máy Hải Hà vẫn trực thuộc Bộ Lương thực thực phẩm với diện tích tổng mặt bằng 3000m2 nhà máy tiến hành khởi công xây dựng nhà sản xuất chính. Đến năm 1980 nhà máy bắt đầu được đưa vào sản xuất.

- Thời kỳ 1981-1985

Những năm 1981-1985 là thời gian ghi nhận bước chuyển biến của nhà máy. Từ giai đoạn sản xuất thủ công có một phần cơ giới sang cơ giới hoá. Cũng bắt đầu từ năm 1981 nhà máy được chuyển giao sang Bộ Công nghiệp thực phẩm quản lý với tên gọi Nhà máy thực phẩm Hải Hà. Để phù hợp với tình hình và nhiệm vụ sản xuất trong thời kỳ mới năm 1983 nhà máy đổi tên thành : Nhà máy kẹo xuất khẩu Hải Hà trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm

- Thời kỳ 1992 đến nay

Tháng 1/1992 nhà máy trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý. Để phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong thời kỳ mới nền kinh tế thị trường, ngày 10/7/92 nhà máy đổi tên thành : Công ty Bánh kẹo Hải Hà.

Tháng 5/1993 công ty đã ký kết hợp đồng liên doanh với đối tác Nhật Bản thành lập liên doanh sản xuất bánh kẹo Hai Ha- Kotobuki, từ đó sản xuất bánh kẹo của công ty ngày càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại, chất lượng được nâng cao rõ rệt, ngày càng thu hút nhiều hợp đồng kinh tế có giá trị cao. Ngoài ra, công ty còn thành lập công ty liên doanh HaiHa-Miwon tại Việt Trì- Phú thọ. Năm 1995 kết nạp thêm nhà máy tinh bột dinh dưỡng trẻ em Nam Định.

Năm 2003 với chủ trương cổ phần hoá của nhà nước, công ty bánh kẹo Hải Hà được cổ phần hoá với tên gọi là công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà. Tháng 1/2004 công ty cổ phần

bánh kẹo Hải Hà chính thức đi vào hoạt động với 51% vốn nhà nước, 49% vốn được bán cho CBCNV trong công ty.

Được sự chỉ đạo của Bộ Công nghiệp nhẹ, công ty đã chuyển công ty liên doanh HaiHa- Kotobuki về tổng công ty thuốc lá, công ty liên doanh HaiHa- Miwon đựơc chuyển phần vốn cho công ty Miwon

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà với bề dày lịch sử hình thành và phát triển ngày càng khẳng định vị trí của mình trong ngành bánh kẹo Việt Nam

1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Để quản lý và điều hành mọi hoạt động của sản xuất kinh doanh, công ty đã tổ chức bộ máy quản ý theo mô hình trực tuyến- chức năng. Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà có một bộ máy quản lý chặt chẽ bao gồm: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát và các phòng ban chức năng khác.

- Đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cấp cao của công ty

- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý có toàn quyền, nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan mục đích, quyền lợi của công ty trừ những thẩm quyền thuộc Đại hội cổ đông

Hội đồng quản trị gồm 5 người trong đó có 3 người đại diện về phía nhà nước ( đại diện cho 51 cổ phần) và 2 người đại diện cho 49 cổ phần còn lại.

- Ban kiểm soát được lập ra để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp trong quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép kế toán và báo cáo tài chính, đồng thời kiến nghị những biện pháp bổ sung sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty.

- Ban giám đốc bao gồm:

+ Tổng giám đốc : Ông Nguyễn Đình Tấn là tổng giám đốc của công ty, là đại diện

Một phần của tài liệu LUẬN văn hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)