Như hiện tượng phương sai thay đổi, hiện tượng tự tương quan cũng là một trong những vấn đề có thể xảy ra dẫn đến kết quả ước lượng bị chệch. Do đó, tác giả cũng tiến hành kiểm định tự tương quan theo phương pháp kiểm định Wooldridge.
Bảng 4.7 Kết quả kiểm định tự tương quan
Mô hình Giá trị F P - value
1 0.035 0.8525 2 0.100 0.7518 3 0.688 0.4093 4 0.455 0.5021 5 0.513 0.4756 6 0.939 0.3346 7 0.019 0.8897 8 0.771 0.3824 9 0.743 0.3907 10 0.039 0.8455 11 0.127 0.7220 12 0.027 0.8690 13 0.130 0.7186 Ghi chú:
Mô hình 1-2-7 tương ứng với mô hình cơ bản, (I), (II) trên mẫu tổng thể. Mô hình 3-4-8ứng với mô hình cơ bản, (I), (II) trên mẫu kiểm soát chính phủ. Mô hình 5-6-9 ứng với mô hình cơ bản, (I), (II) trên mẫu kiểm soát tư nhân. Mô hình 10-12 là mô hình (III) tương ứng với biến GC là GOV và State. Mô hình 11-13 là mô hình (IV) tương ứng với biến GC là GOV và State.
Nguồn: Kết quả tính toán từ Phần mềm Stata 12 (Phụ lục)
Giả thuyết H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan
Giả thuyết H1: Mô hình có hiện tượng tự tương quan
Bảng 4.7 trình bày các kết quả kiểm định hiện tượng tự tương quan. Kết quả cho thấy các giá trị P-value của các kiểm định tự tương quan ở hầu hết các mô hình đều lớn hơn mức 0.01, điều này cho thấy các kiểm định ở các mô hình đều chấp nhận giả thuyết Ho ở mức ý nghĩa 1% mà giả thuyết Ho là không có tự tương quan hay nói cách khác là các mô hình hồi quy trong bài nghiên cứu không xảy ra hiện tượng tự tương quan.
Sau khi thực hiện cả ba kiểm định đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan, kết quả sau cùng cho thấy trong dữ liệu của các mô hình có sự tồn tại của hiện tương phương sai thay đổi. Do đó, việc sử dụng các phương pháp ước lượng mô hình Pooled OLS, tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) có thể sẽ dẫn đến các kết quả ước lượng bị chệch vì các phương pháp này không khắc phục được hiện tượng phương sai thay đổi.