Mô hình thực nghiệm cơ bản

Một phần của tài liệu Kiểm soát chính phủ, kênh tài trợ và quyết định đầu tư doanh nghiệp bằng chứng của công ty niêm yết việt nam (Trang 40 - 41)

Fazzari và cộng sự (1988) đã xây dựng mô hình thực nghiệm về mối quan hệ giữa đầu tư và dòng tiền ban đầu như sau:

Ii,t/Ki,t-1=a0+a1CFi,t/Ki,t-1+a2Qi,t-1+ei,t

Trong đó: I/K là tỷ lệ đầu tư, CF/K là tỷ lệ dòng tiền, Q là cơ hội đầu tư, i là công ty, t là thời điểm và e là sai số.

Trong phương trình trên, Fazzari và cộng sự (1988) cho rằng quyết định đầu tư của doanh nghiệp không chỉ bị ảnh hưởng bởi các hạn chế về dòng tiền bên trong mà còn bị ảnh hưởng bởi những cơ hội đầu tư trong tương lai. Tuy nhiên, rất khó để đo lường các cơ hội đầu tư này, do đó họ đưa biến trễ Q vào mô hình để đại diện cho giá trị tăng trưởng dài hạn trong công ty, xem như biến kiểm soát trong mô hình. Dựa trên mô hình thực nghiệm của Fazzari và cộng sự (1988), Michael Firth và cộng sự (2012) đã phát triển mô hình chi tiết hơn khi xem xét mối quan hệ đầu tư – dòng tiền đối với các công ty chịu kiểm soát của chính phủ và các công ty chịu kiểm soát tư nhân. Michael Firth và cộng sự (2012) cho rằng các công ty chịu kiểm soát của chính phủ và các công ty chịu kiểm soát tư nhân có tốc độ tăng trưởng doanh thu, quy mô, đòn bẩy, số năm niêm yết và rủi ro không giống nhau; những khác biệt trong các đặc trưng doanh nghiệp này có thể dẫn đến sự khác biệt trong độ nhạy cảm đầu tư - dòng tiền giữa hai nhóm công ty này (theo Hovakimian, 2009). Mặt khác, Michael Firth và cộng sự (2012) cho rằng những đặc trưng doanh nghiệp này có những ảnh hưởng nhất định lên quyết định đầu tư doanh nghiệp.

Do đó, để kiểm soát những đặc trưng doanh nghiệp khi xem xét mối quan hệ đầu tư – dòng tiền giữa các công ty chịu kiểm soát của chính phủ và các công ty chịu kiểm soát tư nhân, Michael Firth và cộng sự (2012) đã đưa thêm một số biến kiểm soát vào mô hình ban đầu của Fazzari và cộng sự (1988) như biến tốc độ tăng trưởng doanh thu, quy mô, đòn bẩy, số năm niêm yết, rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Michael Firth và cộng sự (2012) cho rằng tốc độ tăng trưởng là một thay thế

cho các cơ hội đầu tư, vì thế họ sẽ bỏ biến cơ hội đầu tư ra khỏi mô hình của họ. Mô hình trở thành như sau:

Ii,t/Ki,t-1=a0+a1CFi,t/Ki,t-1+a2SalesGrowthi,t-1+a3Sizei,t-1+a4Leveragei,t-1

+a5Agei,t+a6Betai,t+a7Volatilityi,t+ei,t

Trong đó: I/K là tỷ lệ đầu tư, CF/K là tỷ lệ dòng tiền, SalesGrowth là tỷ lệ tăng trưởng, Size là quy mô công ty, Leverage là đòn bẩy, Age là số năm niêm yết, Beta là rủi ro hệ thống, Volatility là rủi ro phi hệ thống, i là công ty, t là thời điểm và ei,t

là sai số.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chính phủ, kênh tài trợ và quyết định đầu tư doanh nghiệp bằng chứng của công ty niêm yết việt nam (Trang 40 - 41)