Thế nào là kinh tế đối ngoại? Tại sao nói mở rộng kinh tế đối ngoại là xu

Một phần của tài liệu 110 câu hỏi và bài tập kinh tế chính trị (Trang 54 - 55)

thế tất yếu của thời đại ngày nay? Quan điểm của Đảng ta về vấn đề này?

39.1. Kinh tế đối ngoại là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia với các quốc gia khác hoặc các tổ chức kinh tế quốc tế, đợc thực hiện dới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lợng sản xuất và phân công lao động quốc tế.

Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là xu hớng tất yếu của thời đại ngày nay, bởi vì: - Một là, sự phát triển lực lợng sản xuất và sự phân bố không đồng đều về các nguồn lực giữa các quốc gia làm xuất hiện lợi thế so sánh và yêu cầu khai thác triệt để lợi thế so sánh cho sự phát triển của đất nớc thúc đẩy phân công lao động quốc tế. Phân công lao động quốc tế là quá trình tập trung việc sản xuất và cung cấp một hoặc một số loại sản phẩm và dịch vụ vào một quốc gia nhất định dựa trên cơ sở những lợi thế của quốc gia đó về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, khoa học, công nghệ và xã hội để đáp ứng nhu cầu của quốc gia khác thông qua trao đổi quốc tế.

Trong vài thập niên gần đây, phân công lao động quốc tế xuất hiện nhiều xu hớng mới diễn ra trên phạm vi ngày một rộng lớn, bao quát nhiều lĩnh vực và với tốc độ nhanh:

+ Sự phát triển cao của phân công lao động quốc tế làm xuất hiện ngày càng nhiều và nhanh các hình thức hợp tác mới về kinh tế, khoa học - công nghệ, chứ không đơn thuần chỉ có hình thức ngoại thơng nh các thế kỷ trớc.

+ Phân công lao động quốc tế làm biến đổi nhanh chóng cơ cấu ngành trong từng n- ớc và trên phạm vi quốc tế, kéo theo sự biến đổi cơ cấu lao động tơng ứng.

+ Phân công lao động quốc tế đợc thực hiện qua các tổ chức kinh tế quốc tế và các công ty xuyên quốc gia, khiến cho vai trò của chúng ngày một nâng cao trong lĩnh vực phân phối t bản và lợi nhuận có lợi cho các nớc phát triển.

- Hai là, trong các quan hệ kinh tế quốc tế, thơng mại quốc tế là hình thức xuất hiện rất lâu đời. Điều này có liên quan đến lý thuyết về lợi thế và xu thế phát triển thị trờng thế giới dựa trên cơ sở của sự phân công và hợp tác lao động quốc tế. Hầu hết các n- ớc thờng sử dụng lý thuyết về lợi thế làm cơ sở để lựa chọn các hình thức thơng mại quốc tế.

- Ba là, tác động của xu hớng phát triển thị trờng thế giới: Từ những thập kỷ 70 của thế kỷ XX trở lại đây, toàn cầu hóa và khu vực hóa mở cửa và hội nhập trở thành xu thế tất yếu của thời đại làm cho thị trờng thế giới có biểu hiện mới: quy mô thơng mại trong các ngành tăng lên rõ rệt.

- Bốn là, sự hình thành kết cấu hạ tầng sản xuất và chi phí sản xuất quốc tế. Hệ thống giao thông quốc tế và hệ thống thông tin ngày càng quốc tế hóa. Quốc tế hóa đời sống kinh tế còn đợc thể hiện ở sự hình thành chi phí sản xuất và giá cả quốc tế. Mỗi nớc có thể phát huy thế mạnh của mình để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong quan hệ kinh tế quốc tế. Điều đó lại thúc đẩy quá trình chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế phát triển.

Nh vậy, việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là tất yếu bắt nguồn từ sự phân công và hợp tác lao động trên phạm vi quốc tế. Nó đợc các quốc gia vận dụng thông qua lợi thế so sánh để ra quyết định lựa chọn các hình thức kinh tế đối ngoại, diễn ra trong điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa, tạo nên xu thế phát triển của thị trờng thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế trong mấy thập niên gần đây.

39.2. Quan điểm của Đảng ta về kinh tế đối ngoại

Sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế thị trờng theo định hớng XHCN ở nớc ta đã và đang đòi hỏi nhiều vốn, kỹ thuật - công nghệ, kiến thức quản lý hiện đại. Để đáp ứng đòi hỏi đó, đi đôi với việc khai thác và phát huy tối đa nội lực, cần phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là rất cần thiết để thực hiện tái sản xuất mở rộng và tranh thủ các nguồn lực của thế giới cho xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH.

Để mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, Đảng ta nêu các quan điểm: - Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trên tinh thần giữ vững độc lập tự chủ và định h- ớng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trờng.

- Thực hiện nhất quán phơng châm Việt Nam muốn là bạn và đối tác đáng tin cậy với các nớc, không phân biệt chế độ xã hội khác nhau; thực hiện đa dạng hoá, đa phơng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, song không để bất cứ quốc gia nào, tập đoàn kinh tế nớc ngoài nào chiếm vị thế độc quyền ở bất cứ lĩnh vực nào trong nền kinh tế nớc ta. - Hội nhập kinh tế quốc tế phải dựa trên cơ sở vững vàng về chính trị, ổn định về xã hội, phát huy tối đa nội lực, phát triển nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, của từng ngành và của mỗi doanh nghiệp.

- Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, phải kiên trì và giữ vững phơng châm bình đẳng cùng có lợi, bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.

- Phải luôn luôn đề cao cảnh giác, không mơ hồ trớc những âm mu của các thế lực thù địch lợi dụng quan hệ kinh tế để xâm nhập, thực hiện "diễn biến hoà bình", phá hoại, lật đổ chế độ.

Một phần của tài liệu 110 câu hỏi và bài tập kinh tế chính trị (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w