Phân tích tín dụng và ngân hàng trong thời kỳ quá độ lên CNX Hở nớc ta.

Một phần của tài liệu 110 câu hỏi và bài tập kinh tế chính trị (Trang 49 - 52)

hớng đổi mới tín dụng và ngân hàng ở nớc ta hiện nay?

Trả lời:

36.1. Tín dụng

- Bản chất: Tín dụng là hình thức vận động của vốn cho vay, phản ánh quan hệ kinh tế giữa chủ sở hữu và các chủ sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế trên nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn kèm theo lợi tức.

Quan hệ tín dụng tồn tại trong nhiều nền kinh tế hàng hóa, nhng do tính chất của các phơng thức sản xuất xã hội khác nhau nên tín dụng cũng mang những bản chất khác nhau. Trong nền kinh tế quá độ lên CNXH, các quan hệ tín dụng không chỉ vì mục đích kinh doanh (có vay, có trả cả tiền gốc và lợi tức), mà còn chủ yếu vì phát triển mạnh mẽ nền sản xuất xã hội theo định hớng XHCN, từng bớc đáp ứng nhu cầu

ngày càng tăng của nhân dân, nhất là đối với quan hệ tín dụng thuộc thành phần kinh tế nhà nớc. Tình trạng cho vay nặng lãi, bóc lột, bất bình đẳng xa lạ với bản chất của tín dụng dới chủ nghĩa xã hội.

- Đặc điểm của tín dụng trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nớc ta:

+ Tín dụng dựa trên nền kinh tế thấp kém đang trong quá trình chuyển sang quan hệ tín dụng mới gắn với đẩy mạnh CNH, HĐH.

+ Quan hệ tín dụng dựa trên cơ sở nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và kinh tế "mở", chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

+ Quan hệ tín dụng đang trong quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trờng cơ sự quản lý của nhà nớc theo định hớng XHCN. - Chức năng của tín dụng:

+ Chức năng phân phối của tín dụng đợc thực hiện thông qua phân phối lại vốn. Phân phối của tín dụng dựa trên cơ sở tự nguyện theo nguyên tắc cho vay có thế chấp hoặc tín chấp; sử dụng đúng mục đích có hiệu quả và hoàn trả cả vốn gốc lẫn lợi tức. Nội dung của chức năng này biểu hiện ở cơ chế "hút" và "đẩy"đợc thực hiện thông qua nghiệp vụ huy động để thu hút các nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi, phân tán trong xã hội và nghiệp vụ cho vay để đẩy vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

+ Chức năng giám đốc thể hiện ở việc kiểm soát các hoạt động kinh tế của tín dụng có liên quan đến đặc điểm quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng vốn, đến mối quan hệ giữa ngời cho vay và ngời đi vay. Ngời cho vay luôn quan tâm đến sự an toàn và hiệu quả của vốn cho vay, nên phải xem xét t cách pháp nhân, khả năng chi trả của ngời vay trớc khi cho vay và kiểm soát việc sử dụng vốn của ngời vay.

Hai chức năng trên có quan hệ mật thiết với nhau và đều có liên quan đến vai trò của tín dụng. Bởi vậy, trong quá trình thực hiện, không đợc xem nhẹ chức năng nào. - Vai trò của tín dụng:

+ Là công cụ tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội đa vào hoạt động, qua đó làm tăng hệ số sử dụng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội.

+ Thông qua tập trung vốn dới hình thức tín dụng mà có thể hình thành các khoản đầu t lớn, có điều kiện đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trởng kinh tế.

+ Hỗ trợ vốn cho các chủ đầu t để mở rộng qui mô sản xuất, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Lãi suất tín dụng có vai trò định hớng đầu t, qua đó góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo hớng có lợi.

+ Tạo điều kiện phát triển giao lu vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế và với nớc ngoài, thúc đẩy phát triển thị trờng tiền tệ – một loại thị trờng không thể thiếu đợc trong nền kinh tế thị trờng.

- Lợi tức tín dụng bao gồm lợi tức tiền gửi và lợi tức tiền vay, ngày nay gọi là lãi suất tín dụng. Nó bao gồm lãi suất ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; lãi suất u đãi, lãi suất thông thờng, lãi suất quá hạn... Lãi suất là một phần của lợi nhuận mà ngời đi vay trả ngời cho vay để đợc quyền sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định. Chính sách lãi suất là một công cụ để Nhà nớc địều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trờng.

- Tín dụng có các hình thức chủ yếu: tín dụng thơng mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nớc và tín dụng tập thể. Ngoài ra, còn có các hình thức khác nh tín dụng tiêu dùng, tín dụng học đờng. Nếu phân loại theo phạm vi còn có hình thức tín dụng trong nớc, tín dụng quốc tế, tín dụng khu vực.

36.2. Ngân hàng

Từ tháng 9/1990, Đảng và Nhà nớc ta đã tiến hành đổi mới hệ thống tổ chức ngân hàng. Thông qua hai Pháp lệnh (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nớc và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính - hiện nay là Luật Ngân hàng), hệ thống ngân hàng chuyển thành hai cấp: ngân hàng nhà nớc và ngân hàng thơng mại.

- Ngân hàng Nhà nớc là cơ quan của Chính phủ có chức năng quản lý nhà nớc về tiền tệ và hoạt động ngân hàng; phát hành tiền tệ, điều tiết lu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán; là ngời đại diện về tài chính, tiền tệ của Nhà nớc, quản lý vốn của Nhà n- ớc, cung cấp tín dụng cho Nhà nớc, nhận mua quốc trái; thông qua cho vay và huy động vốn tiền gửi để quản lý các ngân hàng và các cơ cấu tiền tệ khác, định ra chính sách tiền tệ, điều tiết giá cả và nhu cầu tiền tệ, hỗ trợ nền kinh tế tăng trởng ổn định. Ngân hàng nhà nớc có hai nhiệm vụ cơ bản: 1) Thực hiện vai trò là ngân hàng của các ngân hàng thơng mại, đảm bảo cho hệ thống ngân hàng hoạt động bình thờng; 2) Thực hiện vai trò là ngân hàng của Nhà nớc chịu trách nhiệm kiểm soát việc cung ứng tiền tệ và tài trợ cho thâm hụt ngân sách của Nhà nớc.

- Ngân hàng thơng mại là doanh nghiệp làm chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, hoạt động trên cơ sở vốn tự có và đợc ngân hàng nhà nớc cấp giấy phép.

Ngân hàng thơng mại là doanh nghiệp: 1) Có t cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế và dới quyền quản trị của hội đồng quản trị và quyền điều hành của giám đốc; 2) Chịu quản lý vĩ mô của ngân hàng nhà nớc; 3) Có quan hệ với khách hàng theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm về vật chất và hành chính đối với tài sản, tiền vốn và cam kết giữ bí mật về số liệu và hoạt động, cũng nh tạo sự tín nhiệm và thuận lợi cho khách hàng; 4) Có quan hệ với các tổ chức tín dụng khác theo nguyên tắc thị trờng và theo pháp luật của Nhà nớc.

Hoạt động của ngân hàng thơng mại có ba nghiệp vụ: 1) Huy động vốn (nghiệp vụ nợ): tạo lập vốn để cho vay, gồm vốn tự có của ngân hàng, tiết kiệm của dân c, tiếp nhận vốn tài trợ, vốn đầu t phát triển, vay ngân hàng nhà nớc, vay nớc ngoài...; 2) Cho vay vốn (nghiệp vụ có) đợc thực hiện thông qua xem xét các điều kiện vay, mục đích vay vốn, hình thức, số tiền vay, thời hạn hoàn trả, lãi suất, phơng thức trả...; 3) Thanh toán hộ khách hàng, mở các tài khoản tiền gửi cho khách hàng (nghiệp vụ trung gian)...

Thông qua các nghiệp vụ đó, các khoản tiền phân tán đợc tập trung để bổ sung cho nghiệp vụ cho vay và huy động vốn, thúc đẩy hoạt động tín dụng phát triển nhanh chóng.

36.3. Phơng hớng tiếp tục đổi mới tín dụng và ngân hàng

Để nâng cao chất lợng và hiệu quả hoạt động của lu thông tiền tệ, góp phần củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tiền vốn của Nhà nớc và nhân dân, chống thất thoát và tăng tích lũy để thực hiện CNH, HĐH đất nớc, việc đổi mới tín dụng và ngân hàng ở nớc ta cần đợc tiếp tục theo hớng sau đây:

- Kiểm soát lạm phát, đảm bảo tính vững chắc, từng bớc ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy tăng trởng và phát triển kinh tế để có nhiều hàng hóa, dịch vụ đa vào tiêu dùng và xuất khẩu, nghiêm chỉnh thực hiện nguyên tắc "vay để cho vay", không phát hành tiền để cho vay.

- Việc xác định lãi suất tín dụng phải căn cứ vào quan hệ cung - cầu vốn, vào hiệu quả thực tế của đồng vốn trong nền kinh tế và mức độ trợt giá của đồng tiền thông qua chỉ số giá cả. Tiếp tục áp dụng chính sách lãi suất dơng theo nguyên tắc lãi suất cho vay cao hơn lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền gửi cao hơn mức lạm phát.

- Tăng cờng vai trò chủ đạo của các ngân hàng thơng mại nhà nớc trên cơ sở hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính, đặt trong môi trờng vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa các ngân hàng thơng mại thuộc các thành phần kinh tế trong nớc và nớc ngoài ở nớc ta.

- Toàn bộ hệ thống ngân hàng hớng vào phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trởng kinh tế ở mức hợp lý, phục vụ việc hình thành và phát triển thị tr- ờng chứng khoán.

- Đổi mới cơ sở vật chất - kỹ thuật của bản thân ngành ngân hàng theo hớng hiện đại hóa; đào tạo, bồi dỡng đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng về nghiệp vụ và đặc biệt là về phẩm chất đạo đức để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành ngân hàng trong giai đoạn mới.

Một phần của tài liệu 110 câu hỏi và bài tập kinh tế chính trị (Trang 49 - 52)