Về phương hướng chung nhằm sửa đổi, bổ sung pháp luật thương mại đã được nêu tại nhiều nơi và nhiều văn bản khác nhau. Theo Báo cáo tổng thể về đánh giá nhu cầu phát triển toàn điện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, tại mục 3.3.9.3 của mục 3.3.9 hoàn thiện khung pháp luật đã nêu rằng bảo đảm quyền công dân và doanh nghiệp được tự do và giao kết hợp đổng và bảo đảm hiệu lực của hợp đổng bằng việc sửa đổi Bộ luật dân sự, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
Tại mục 3.3.9.9 về hoàn thiện pháp luật phục vụ hội nhập quốc tế đã đặt vị trí đầu tiên cần tham gia các điều ước quốc tế là Công ước Viên năm 1980.
Về các nguyên tắc sửa đổi, bổ sung pháp luật có một nguyên tắc quan trọng. Đó là không phân biệt đối xử, tự do hoá và ổn định trong thương mại [23].
Việc sửa đổi, bổ sung phải xem xét để quy định thêm những điều khoản trong Luật Thương mại để biểu hiện chính xác hơn những loại chuyển nhượng do Luật Thương mại điều chỉnh [29, tr 53].
Việc sửa đổi, bổ sung Luật Thương mại đã được nêu ở nhiêu nơi, nhiều bài báo và nhiều cuộc hội thảo khác nhau. Các chuyên gia tại tham dự Hội thảo kinh nghiệm quốc tế xây đựng Luật Thương mại do Bộ Thương mại và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tổ chức tháng 11.2003 đã nêu ý kiến về hướng sửa đổi Luật Thương mại. Các chuyên gia cho rằng nên mồ rộng phạm vi điều chỉnh nhằm chứa đựng tất cả các hoạt động thương mại trong mua bán hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, quyền sở hữu trí tuệ, để phù hợp với các văn bản quốc tế. Khi soạn thảo thì Luật Thương mại cần ưánh trùng lặp, mâu thuẫn với các đạo luật khác, đặc biệt là Bộ luật Dân sự và Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế.
Những nguyên tắc chỉ đạo cơ bản của pháp luật thương mại gồm rất nhiều nguyên tắc. Đối với việc sửa đổi, bổ sung một chế định trong pháp luật thương mại cũng cần tuân thủ những nguyên tắc đó. Khi tiến hành cụ thể thì chế định HĐMBHHQT cần theo những nguyên tắc sau:
- Phù hợp đời sống thực tế, - Phù hợp các điều ước quốc tế,
- Đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, - Đảm bảo tính ổn định của chế định,
- Tạo điều kiộn phát triển kinh doanh.
Dựa trên những nguyên tắc trên thì chế định HĐMBHHQT cần bám sát Công ước Viên năm 1980 và PICC để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Những sửa
đổi, bổ sung đó sẽ gắn liền với thực tế phát triển của Việt Nam và gắn với phát triển trên thế giới.
Những giải pháp đề nghị sửa đổi, bổ sung sẽ đi vào từng phần cụ thể của chế định.
* Về chủ thể.
Chủ thể của hợp đổng cần phải được mở rộng hơn nữa và đảm bảo được tính công bằng trong thương mại. Chủ thể của hợp đồng nên mở rộng tới mọi thương nhân được tham gia hoạt động mua bán quốc tế. Cũng cần xoá bỏ dần những hạn chế, phân biệt giữa các thương nhân có vốn đầu tư trong nước và các thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài liên quan đến xuất, nhập khẩu. Những hoạt động nhập khẩu cần được kiểm soát theo đăng ký kinh doanh và theo những quy định khác của Nhà nước.
Việc xác định tư cách thương nhân nước ngoài cần được xem xét theo trụ sở kinh doanh của họ. Việc xác định như vậy sẽ phù hợp với các điểu ước quốc tế, đăc biệt là Cồng ước Viên nãm 1980.
Việc xác định tư cách thương nhân quốc tế cần thống nhất giữa Luật Thưcmg mại và BLDS.
* Về đối tượng của hợp đồng.
Cần sửa đổi theo hướng mở của đối tượng mà không nên quy định những đối tượng theo hướng đóng. Điều đó có nghĩa luật nên quy định những đối tượng hàng hoá mà luật không điều chỉnh. Hơn thế, luật cần bổ sung tính chất tồn tại của đối tượng khi hợp đồng được giao kết là không cần thiết. Điều quan trọng là tại thời điểm thực hiện hợp đồng thì hàng hoá tồn tại và đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết để giao. Nếu bên nào lừa dối thì bên đó sẽ chịu hậu quả theo quy định của pháp luật.
* Về nôi dung chủ yếu của hợp đổng.
Nội dung chủ yếu của hợp đổng cần được rút gọn hơn. Việc áp dụng các tập quán thương mại là điều cần thiết mà hiện tại Luật Thương mại chưa luật hoá được. Nội dung của hợp đồng là phần ví dụ cho việc chưa vận dụng tập quán vào trong những quy định vẻ thương m ạ i. Việc vận dụng các quy định của Công ước Viên năm 1980 và PICC cũng cần thiết khi xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng.
* Về sự tự nguyện giao dịch.
Luật Thương mại có thể không quy định về nguyên tắc này nhưng cần có những quy định viện dẫn đến BLDS để áp dụng.
* Về hình thức của hợp đồng.
Hình thức của hợp đồng có thể giữ nguyên là văn bản và hình thức giao dịch điện tử.
* Về chào hàng.
Thời hạn chào hàng có hiệu lực cũng cần thay đổi theo quan điểm tiếp nhận mà không nên theo quan điểm chuyển đi. Bởi mọi thông tin khi không đến hoặc không đến đúng người nhận thì thông tin đó khồng có giá trị.
Với một chấp nhận chào hàng được sửa đổi những người cơ bản thì được coi như một chào hàng mới. Quy định của Luật Thương mại cũng cần làm rõ những nội dung cơ bản của chào hàng theo hướng mở như của Công ước Viên năm 1980 và vận dụng tập quán phù hợp.
* Về chấp nhận chào hàng.
Luật Thương mại cần quy định các trường hợp về rút lại hoặc huỷ chấp nhận chào hàng. Điều này cần bổ sung theo Công ước Viên năm 1980.
Luật Thương mại cũng cần có những quy định về việc bên được chào hàng có thể dùng hành vi khác thay thế thông báo chấp nhận chào hàng trong thời hạn có hiệu lực. Hành vi này được giải thích theo tập quán thương mại của các bên.
Trường hợp cuối cùng là việc một hoặc nhiều bên nêu rồ những điều khoản quan trọng thì hợp đồng chỉ được ký kết khi các bên đã thống nhất được những điều khoản đó. Trường hợp này cần tham khảo quy định của PICC.
* Về thời điểm giao kết hợp đồng.
Luật Thương mại cần có những quy định cụ thể hóa thời điểm giao kết hợp đồng như quy định của Công ước Viên năm 1980.
Ngoài ra Luật Thương mại cũng cần bổ sung những quy định mà có trong PICC. Đó là các trường hợp về điều khoản để ngỏ, về hợp đồng vói những điểu khoản soạn sẵn, đàm phán với dụng ý xấu và cuối cùng là bí mật của đàm phán.
* Về thời gian và địa điểm giao hàng.
Luật Thương mại cần dự liệu trường hợp không có thời hạn giao hàng và các trường hợp có thể xảy ra. Việc này cần tham khảo Công ước Viên năm 1980 và PICC. Luật Thương mại cũng chưa có quy định về việc thực hiện nghĩa vụ từng phần và thứ tự thực hiện nghĩa vụ ở cùng thời điểm như PICC.
Địa điểm giao hàng cũng tương tự như vậy, Luật Thương mại cần có dự liộu về không có địa điểm.
* Về chuyển giao quyền sở hữu và rủi ro.
Luật Thương mại thiếu những quy định chi tiết để cụ thể hoá những vấn đề chung. Luật Thương mại cần bổ sung các trường hợp giao hàng là vật cùng loại và giao hàng không có địa chỉ xác định.
* Về giá cả và đổng tiền thanh toán.
Luật Thương mại còn thiếu quy định thanh toán đúng địa điểm. Ngoài ra, Luật Thương mại còn thiếu các quy định về đồng tiền thanh toán. Đây là quy định quan trọng liên quan tới mong muốn sử dụng đổng tiền của các bên và tỉ giá hối đoái.
Luật Thương mại cần có những quy định về phương thức thanh toán và chứng từ ihanh toán. Bởi thông thường việc thanh toán giữa các bên là thanh toán quốc tế nên cẩn có những quy định chặt chẽ.
* Về những quy định chung của vi phạm hợp đồng.
Luật Thương mại cần có một định nghĩa về vi phạm hợp đồng để áp dụng thống nhất. Luật Thương mại cần bổ sung các trường hợp về miễn trách nhiệm cho các bên.
* v ề quyền yêu cầu thực hiện hợp đổng.
Luật Thương mại mới có quy định một chiều về quyền này. Vì vậy, cần phải bổ sung thêm quy định về quyền yêu cầu của người bán khi người mua vi phạm hợp đồng. Luật cũng cần có quy định về các trường hợp loại trừ thực hiện quyển này.
* Về quyền huỷ hợp đồng.
Luật Thương mại cần quy định bổ sung về căn cứ huỷ cũng như các trường hợp loại trừ quyền huỷ hợp đổng.
* Về chế tài cuối cùng là việc bồi thường thiệt hại hoặc phạt hợp đồng khi có vi phạm hợp đồng.
Việc có thể giữ chế tài phạt hợp đổng là theo truyền thống pháp luật. Việc quy định bồi thường thiệt hại cần có những quy định về yếu tố lỗi của các bên cho phù hợp và công bằng. Tuy nhiên, quy định của Luật Thương mại chỉ cho phép áp dụng một trong hai chế tài nếu các bên không có thoả thuận khác về việc áp dụng các chế tài này là điều chưa hợp lý. Bởi việc bồi thường thiệt hại là điều bên vi phạm cần phải làm đối với bên bị vi phạm, nhưng qua việc vi phạm đó thì cũng cần có mộĩ hình thức chế tài mang tính răn đe và phòng ngừa vi phạm hợp đồng cao hơn việc chỉ yêu cầu bồi thường thiột hại.
PHẦN KẾT LUẬN
Những quy định của Luật Thương mại về HĐMBHHQT bước đầu cũng đã tạo ra những hành lang pháp lý cho các bên tham gia hoạt động. Cùng với Luật Thưưng mại thì chế định này cũng đã tạo được cơ chế pháp lý giúp cho các bên có thể vận dụng những quy định của luật để thực hiện các hợp đổng nhằm bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Từ sự vận dụng của các thương nhân mà chế định trên và luật đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ mới ra đời của luật.
Tuy nhiên, sau một thời gian có hiệu lực thì cùng với Luật Thương mại, những quy định của chế định HĐMBHHQT đã có nhiều bất cập so với thực tế. Sự phức tạp, đa dạng của các hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế gắn liền với tốc độ phát triển lớn của nền kinh tế. Những quy định của Luật Thương mại khổng còn tạo được những hành lang pháp lý cụ thể, chi tiết để có thể dễ đàng áp dụng và giải quyết được những tranh chấp nảy sinh giữa các bên.
Ngoài ra thì sự gia nhập, ký kết hoặc phê chuẩn các điều ước quốc tế mới của đất nước cũng tạo nên khoảng cách và bất cập của Luật Thương mại với những điều ước quốc tế đó.
Với sự phát triển kinh tế như hiện nay, đồng thời sự tham gia của Việt Nam trong thời gian dự kiến năm 2005 vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), với nhũng điều ước quốc tế về mua bán hàng hoá quốc tế quan trọng mà Việt Nam chưa tham gia như Công ước Viên năm 1980, thì Luật Thương mại còn nhiều bất cập nên sư sửa đổi, bổ sung là điều rất cần thiết.
Hoàn thiện pháp luật vể HĐMBHHQT trong điều kiện hội nhập và phát triển nhanh chóng của kinh tế là việc sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về HĐMBHHQT nhằm phù hợp với thực tế và phù hợp với các quy định quốc tế có liên quan. Từ một cơ chế pháp lý đầy đủ, chi tiết và đễ dàng áp dụng, đồng thời phù hợp với pháp luật của quốc tế nói chung sẽ tạo nên môi trường pháp lý an toàn và thuận lợi cho phát triển thương mại quốc tế về mua bán hàng hoá. Qua đó thêm một cơ sở khẳng định khả năng và trình độ của con người Việt Nam, khẳng định được vị thế về kinh tế của đất nước trong khu vực và trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt.
1. Công ước Viên năm 1980.
2. Nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế.
3. Công ước Lahay năm 1964 về mua bán động sản. 4. Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1996.
5. Luật Thương mại Việt Nam năm 1997. 6. Pháp lệnh hợp đổng kinh tế năm 1989. 7. Nghị định số 66/HĐBT ngày 02.02.1992
8. Nghị định số 33-CP ngày 19.4.1994 về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.
9. Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31.7.1998.quy định chi tiết thi hành Luật Tìiương mại về hoạt đông xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài.
10. Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 03.2.2000.
11. Nghị định số 45/2000/NĐ-CP ngày 06.9.2000 quy định về Văn phòng đại điện Chi nhánh của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam.
12. Nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 02.8.2001 sửa đổi, bổ sung nghị định
số 57/1998/NĐ-CP '
13. Báo cáo phát triển của Viột Nam nầm 2002.
14. Ưỷ ban đối ngoại thuộc Hạ viện Cộng hoà Pháp, nghị sĩ Roland BLƯM (2000), Toàn cầuhoầ, Nxb CTQG.
15. Nguyễn Bá Diêh (chủ biên) (2001), Giáo ưình Tư pháp quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Ngọc Bích (2002), Buôn bán với Mỹ,\ Nxb Trẻ. 17. Nguyễn Thị Mơ (2003), Hoàn thiện pháp luật về thương mại và hàng hải
trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế, Nxb CTQG.
18. PGS.TS Hoàng Đức Thân (chủ biên) (2001), Chửìh sắch thương mại ữong
điều kiện hội nhập, Nxb CTQG.
19. TS.Nguyễn Vãn Dân (chủ biên) (2001), Những vấn đề cùa toàn cầu hoá kinh tẽ,\ Nxb Khoa học xã hội.
20. TS.Phạm Duy Nghĩa (2001), Tìm hiểu pháp luật Hoa K ỳ ưong điều kiện
Việt Nam hội nhậpkũih tê'khu vực và th ế giới, Nxb CTQG, Hà Nôi.
21. Nguyễn Viết Binh, Thu nhập giữa hộ giàu nhất và ns,hềo nhất: chênh ỉệch
22. Nguyễn Hoàng, Vì sao sửa đổi Luật Thương mại, Báo Pháp luật (274,2003) ngày 16.11.2003, tr 10. ’ ' '
23. Tuấn Khôi, Hoàn thiện pháp luật thương mại theo hướng nào ?, Báo Pháp
luật 7.6.2003. ’ ’ ’
24. Francis Lemeunier ( 1993), Nguyên ỉý thực hành ỉuật thương mại, luật
kinh doanh, Nxb CTQG, Hà Nội.
25 - MPI/DSI - UNDP (2001), Việt Nam tiến tới 2010, Nxb CTQG.
26. Phạm Minh (2000), Luật thương mại quốc tế, NXb Thống kê, Hồ Chí Minh.
27. Vũ Hữu Tửu (2002), K ỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nxb Giáo dục. 28. GS.TSKH Đào Trí úc, (chủ biên) (2002), Bước đầu tìm hiểu phấp luật
thương mại Mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. .
29. Kỷ yếu dự án VIE/95/017 - Tăng cường năng lực xét xử tại Việt Nam. 30. Đánh giá tác động kinh tế của Hiệp định thương mại song phương (Báo
cáo kinh tế nãm 2002) (2003) Việt Nam - Hoa Kỳ, Nxb CTQG. 31. Tạp chí phát triển kinh tế năm 2002, 2003.
32. Báo Pháp luật năm 2002, 2003.
Tiếng pháp.
33. Code du commerce de la France.
34. Georges RIPERT et René ROBLOT (2001), Traité de droit commercial\
LGDJ.
35. Roger HOUIN et Michel PEDAMON (2001), Droit commercial\ 9è édition, 1990, DALLOZ.
36. Brigitte Hess-Fallon et Anne-Marie Simon (1996), Droit commercial et des affaires\ Sirey.
Địa chỉ web.
37. www.uncipageal.org/fr-index.htm