Giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu Về hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 40)

Những quy định này được đề cập trong Luật Thương mại vói mức độ vừa phải. Việc đề cập trong luật đủ cho các bên giao dịch tuân thủ một cách cơ bản. Theo PICC thì việc giao kết hợp đồng được nêu tương đối cụ thể và chi tiết. Công ước Viên năm 1980 để cập đến trình tự giao kết hợp đổng qua các quy định vế chào hàng và chấp nhận chào hàng được quy đinh một cách khá cụ thể.

X L L Q àaM ũ g,

Việc giao kết HĐMBHHQT rất đa dạng và phong phú. Các bên có thể có thể gặp nhau để đàm phán trực tiếp, hoặc có thể không cần gặp nhau trực tiếp mà thỏng qua các phương tiện như thư từ, điện tín để thoả thuận những điểu khoản và ký kết hợp đồng.

Giao kết giữa các bên có mặt là trường hợp các bên của quan hệ hợp đồng gặp nhau trực tiếp để đàm phán, thoả thuận, xây dựng và ký kết HĐMBHHQT. Hình thức này được áp dụng khá phổ biến, mặc dù có hiệu lực nhanh nhưng chi phí lớn. Các điều khoản thoả thuận của các bên trong hợp đồng, sau được ký kết trở thành “luật” quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên đối với nhau.

Giao kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt là hình thức giao kết mà các bên không nhất thiết phải gặp mặt nhau tại một địa điểm ở cùng một thời điểm. Theo hình thức này, các bên có thể thông qua phương tiện thông tin liên lạc để thể hiộn quan điểm của mình nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của họ đối với nhau. Trong thời đại của khoa học và công nghệ ngày càng phát triển đã tạo nên một hình thức giao kết gián tiếp, đó là giao kết hợp đồng thông qua chào hàng.

Chào hàng theo quy định của Luật Thương mại là một đề nghị giao kết hợp đồng [5, Điểu 51]. Trong đó để nghị này có các nội dung sau: thời hạn nhất định của chào hàng; gửi tới cho một hoặc nhiều người xác định; phải có các nội dung chủ yếu của HĐMBHH [5, Điều 50]. Điều 50 của Luật Thương mại quy định phải có 6 mục nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá.

Liên quan đến trách nhiệm trong thời hạn chào hàng, Luật Thương mại quy định thời hạn phải được xác định. Theo quy định tại điều 53 Luật Thương mại thì thời điểm chào hàng được tính kể từ khi chào hàng được chuyển cho bên được chào hàng. Với thời hạn chào hàng xác định thì sẽ kết thúc thời điểm nhận

chào hàng vào thời điểm kết thúc thời hạn. Nếu không xác định được thời hạn thì được tính là 30 ngày kể từ ngày chuyển chào hàng đi. Còn thời hạn trách nhiệm của bên được chào hàng bắt đầu từ thời điểm chấp nhận chào hàng được chuyển đi.

Một chào hàng có thể được thay đổi, rút lại nếu trong chào hàng có nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại chào hàng. Bên chào hàng cũng có thể rút lại nếu bên được chào hàng chưa nhận được chào hàng đó.

Tại điểu 52 Luật Thương mại quy định về sửa đổi, bổ sung chào hàng, một chào hàng được sửa đổi, bổ sung được coi là từ chối chào hàng và hình thành một chào hàng mới nếu nội dung được sửa đổi, bổ sung là nội dung chủ yếu của chào hàng. Những nội dung chủ yếu của chào hàng là những nội dung cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hoá.

Về Công ước Viên năm 1980, chào hàng là một đề nghị rõ ràng về việc ký kết hợp đồng của một người gửi cho một hay nhiều người xác định. Trong đó người đề nghị bày tỏ ý chí sẽ bị ràng buộc bởi lời đề nghị của mình nếu chấp nhận lời đề nghị đó. Trong chào hàng, người đề nghị chào hàng phải nêu rõ các khoản trong nội dung chào hàng. Như vậy, nếu một đề nghị được gửi cho một người hay nhiều người không xác định thì sẽ không được coi là chào hàng. Theo Công Sước Viên năm ỉ 980 thì một chào hàng phải bao gồm [1, Điều 14]:

- chuyển cho một hoặc nhiều người xác định; - thể hiện ý chí muốn ràng buộc hợp đồng;

- nêu rõ hàng hoá, số lượng, giá cả hàng hoá một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, nếu không có những nội dung này thì phải có thể thức xác định 3 yếu tố trên.

Yếu tố bắt buộc có tính đặc trưng của một chào hàng là việc chuyển đề nghị cho một hoặc nhiều người xác định với nội dung rõ ràng và có ý định đặt quan hệ mua bán thực sự. Vì trong mua bán hàng hoá, chào hàng gắn liền với trách nhiệm của người chào hàng nên yếu tố chào hàng “phải được gửi cho người hoặc một số người xác định” là rất quan trọng. Việc gửi tới một số đối tượng xác đinh để phân biệt với quảng cáo hoặc thăm đò thị trường. Một đặc trưng cũng

quan trọng trong chào hàng đó là nội đung chào hàng phải có đầy đủ các điều

khoản về tên gọi, số lượng, giá cả của hàng hoá. Nếu không thể hiện đầy đủ các nội dung này, đồng thời khổng có cách thức xác định các yếu tố đó thì đề nghị trên cũng không được coi là một lời chào hàng.

Về mặt pháp lý, người chào hàng sẽ bị ràng buộc nghĩa vụ của mình bởi những cam kết đã đưa ra trong lời chào hàng đối với người được chào hàng. Tuy nhiên, chào hàng chỉ có giá trị pháp lý ràng buộc người chào hàng khi người được chào hàng tiếp nhận chào hàng đó [1, Điều 15]. Như vậy, với một lý do nào đó mà đơn chào hàng khỏng đến tay người được chào hàng thì đơn chào hàng này không có giá trị ràng buộc người chào hàng. Những lý do có thể xảy đến như thất lạc do sai địa chi, đo nhầm địa chi, do bưu điện chuyển đến muộn... .

Ngoài trường hợp nêu trên thì chào hàng cũng sẽ không có hiệu lực và không có giá trị pháp lý ràng buộc người chào hàng trong các trường hợp sau. Hiệu lực của chào hàng cũng sẽ bị huỷ bỏ trong trường hợp người chào hàng thông báo với người được chào hàng việc huỷ bỏ chào hàng. Việc huỷ bỏ phải đến trước hay cùng lúc với chào hàng. Trong thực tế có nhiều trường hợp ngay sau khi gửi chào hàng đi vì nhiều lý do khác nhau mà người chào hàng muốn rút những lòi đề nghị của mình ghi trong đơn chào hàng bằng cách gửi thông báo huỷ bỏ chào hàng tới người được chào hàng. Những lý do đó có thể là do giá cả, có thể do thông tin sai lệch, có thể do tính toán.... Bằng nhiều phương tiện thông tin khác nhau mà thông báo huỷ chào hàng có thể tới tay người được chào hàng sau khi, cùng một lúc hoặc trước khi chào hàng tới tay người được chào hàng. Theo quy định của Cồng ước Vièn năm 1980 thì trong trường hợp thông báo huỷ bỏ chào hàng tới tay người được chào hàng trước hoặc cùng một lúc với chào hàng thì người chào hàng không bị ràng buộc bởi các điều khoản mà mình đã cam kết trong chào hàng. Điểu này áp đụng cho cả trường hợp chào hàng đó là loại cố định, hay nói cách khác là loại chào hàng không huỷ ngang [1, khoản 2 Điều 15]. Do đó, nếu người chào hàng muốn thoát khỏi nghĩa vụ của mình thì bằng cách thổng báo thu hồi chào hàng cho người được chào hàng thông qua các phương tiện thông tin nhanh hơn so với phương tiện thông tin mà họ đã sử dụng để gửi đơn chào hàng trước đố. Thông báo huỷ bỏ chào hàng cần đến được tay người được chào hàng trước hoặc cùng một lúc với chào hàng.

Trong trường hợp bên chào hàng muốn thu hồi chào hàng thì thông báo thu hổi này phải đến tay người được chào hàng trước khi người này gửi chấp nhận chào hàng. Nếu thông báo thu hồi được gửi đến trước thì cũng sẽ không ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng. Đây là quy định chỉ được áp dụng đối với loại chào hàng thông thường. Nó xảy ra trong trường hợp nếu thông báo thu hồi chào hàng của người chào hàng được gửi đến tay người được chào hàng trước khi người này gửi đơn chấp nhận chào hàng, v ề mật pháp lý, mặc dù bên người được chào hàng đã nhận được chào hàng nhưng chưa bày tỏ được ý kiến của mình thì hợp đồng được coi như chưa ký kết. Như vậy, đối với chào hàng thông thường, nếu trước khi gửi chấp nhận chào hàng để chấp nhận hợp đổng mà bên được chào hàng nhận được thông báo thu hồi chào hàng của bên chào hàng thì chào hàng này không còn giá trị ràng buộc nghĩa vụ của bên chào hàng.

Khi bên được chào hàng không chấp nhận đơn chào hàng thì chào hàng cũng không ràng buộc trách nhiệm của bên chào hàng [1, Điều 17]. Điểu này áp dụng đối với cả trường hợp chào hàng là loại cố định.

Ngược lại với các trường hợp có thể thu hổi chào hàng như trên thì có những trường hợp các chào hàng không thể bị thu hồi, hay nói cách khác là chào hàng không huỷ ngang. Một chào hàng được coi là chào hàng không thể bị thu hồi khi trong nội dung của chào hàng có quy định về vấn đề này hoặc có quy định về thời gian hiệu lực của chào hàng. Chào hàng khổng thể bị thu hồi trong các trường hợp sau [1, Điểu 16]:

- Trong đơn chào hàng quy định về một thời hạn nhất định cho viộc chấp nhận đơn, hoặc bằng các phượng thức khác nhau ghi rõ đơn chào hàng là đơn

- Người được chào hàng cho rằng đơn chào hàng là đơn không được thu hồi theo những lý do hợp lý và người được chào hàng đã hành động theo suy

nghĩ đó.

Trường hợp đầu có thể gọi là chào hàng không huỷ ngang và trường hợp thứ hai là trường hợp dược coi như không huỷ ngang. Trong thục tiễn hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người được chào hàng xem xét đề nghị của mình, thông thường người chào hàng quyết định trong chào hàng của mình rằng sẽ dành một khoảng thời gian nhất định để người được chào hàng chấp nhận chào hàng. Việc dành một khoảng thời gian cho bên được chào hàng xem xét đề nghị của mình, người chào hàng đã tuyên bố ràng buộc nghĩa vụ cam kết của mình đối với người được chào hàng trong khoảng thời gian đó. Hoặc cũng có thể người chào hàng có quy định cụ thể trong một điều khoản rằng đây là chào hàng không huỷ ngang. Trong trường hợp này thì người chào hàng không thể viện bất cứ lý do nào để thoát khỏi sự ràng buộc của chào hàng. Như vậy, trong thời gian này mà chào hàng được người được chào hàng chấp nhận vô điều kiộn thì hợp đổng coi như được ký kết.

Một chào hàng mặc đù không nêu cụ thể thời hạn của nó nhưng cũng có thể được coi như không huỷ ngang nếu chào hàng đó rơi vào trường hợp sau. Đó là trường hợp người chào hàng đã đưa ra một chào hàng mà người được chào hàng coi đây là loại chào hàng không thể bị thu hồi theo những lý do hợp lý và người được chào hàng đã hành động theo hướng đó. Đây là trường hợp người chào hàng đã không quy định một cách rõ ràng chào hàng không thể bị thu hổi. Nhưng do nội dung của chào hàng hoặc vì một lý do khách quan nào đó mà người được chào hàng đã coi chào hàng đó là chào hàng không thể bị thu hồi và đã hành động theo xu hướng này. Chào hàng này có thể được coi là chào hàng không thể bị huỷ ngang.

Trong các vấn đề đã nêu thì có một trường hợp cần phải phân biệt và cần làm sáng tỏ. Đó ià sự phân biệt về huỷ bỏ chào hàng và thu hổi chào hàng. Về mặt pháp lý thì một chào hàng thông thường hay cố định thì nó chỉ có giá trị ràng buộc bên chào hàng khi người được chào hàng nhận được đơn chào hàng. Như vậy, trong thực tế có thể xảy ra trường hợp người chào hàng gửi đi một chào hàng cố đinh nhưng sau đó người này thấy được sự sai sót không thể bỏ qua và họ đã gửi thông báo huỷ chào hàng tới người được chào hàng. Thông báo này đến trước khi chào hàng đó đến tay người được chào hàng.

Cũng tương tự như vậy, nhưng đối với trường hợp chào hàng là loại thông thường và loại không huỷ ngang thì hiêu lực của chào hàng liên quan đến việc thu hồi chào hàng. Việc thu hổi chào hàng chỉ được áp dụng trong trường hợp chào hàng đó là chào hàng thông thường và người được chào hàng dù đã nhận được chào hàng nhưng chưa gửi thông báo chấp nhận chào hàng. Còn đối với chào hàng không huỷ ngang thì dù người được chào hàng chưa gửi thông báo chấp nhận chào hàng nhưng chào hàng này không thể bị thu hồi.

So sánh thời điểm giữa hai loại thu hồi và huỷ bỏ chào hàng thì đối vói thông báo thu hồi thì thời điểm của nó đến người được chào hàng được phép muộn hơn. Thông báo huỷ bỏ chào hàng thì phải đến trước hoặc cùng lúc với

chào hàng. Còn thông báo thu hồi thì phải đến trước khi người được chào hàng gửi thông báo chấp nhận chào hàng.

Sau khi nhận được thông báo chào hàng thì người được chào hàng có thể chấp nhận vô điều kiện chào hàng hoặc không chấp nhận hoặc sửa đổi, bổ sung chào hàng. Một sự phúc đáp chào hàng nhưng có sửa đổi, bổ sung được coi là hoàn giá chào hàng theo những điều kiện nhất định. Hoàn giá chào là việc mà người được chào hàng trả lời đổng ý đơn chào hàng của người chào hàng nhưng có sửa đổi bổ sung, thêm hoặc bớt đi phần nội dung chào hàng [1, Điều 19]. Như vậy, về mặt pháp lý thì hoàn giá chào được coi là một chào hàng mới của người được chào hằng đối với người chào hàng ban đầu.

Tuy nhiên, không phải tất cả những trả lời chào hàng có xu hướng chấp nhận chào hàng nhưng có sửa đổi bổ sung nội dung chào hàng đểu được coi là hoàn giá chào hàng. Một phúc đáp đồng ý nhưng có sửa đổi, bổ sung về những vấn đề sau thì được coi là hoàn giá chào hàng:

- các điều kiện giá cả, thanh toán; - phẩm chất, số lượng hàng hoá; - địa điểm và thời hạn giao hàng; - phạm vi trách nhiệm của các bên; - sự giải quyết tranh chấp.

Những vấn để trên được coi là nội dung cơ bản của một chào hàng. Khi một chào hàng sửa đổi những nội dung cơ bản của chào hàng thì được coi như một chào hàng mới được gửi ngược lại.

Theo quy đinh trên thì có thể thấy Công ước Viên năm 1980 đã quy định một cách cụ thể để tránh được sự nhầm lẫn. Công ước Viên năm 1980 phân biệt rõ vể việc sửa đổi nôi dung cơ bản của chào hàng thành một hoàn giá với việc sửa đổi nội dung của chào hàng tạo thành chấp nhận chào hàng.

Theo PICC, các bên có thể giao kết hợp đồng bằng cách chấp nhận một đề nghị giao kết hoặc bằng hành vi của các bên mà có thể bộc lộ đầy đủ nội dung của sự thoả thuận [2, Điều 2.1]. Điều này đã thể hiện rõ hai cách thức giao kết hợp đổng khá rõ ràng. Cách thứ nhất là các bên gửi cho nhau những đẻ nghị giao kết. Cách thứ hai là các bên khi bàn để giao kết hợp đổng, trong quá trình nhiểu lần thảo luận thì khó có thể nhận xét được bên nào đưa ra đề nghị giao kết, bên nào chấp nhận đề nghị. Vì vậy, việc đưa ra quy định một hợp đồng có thể được giao kết khi các bên đã thể hiện đầy đủ nội dung của sự giao kết ỉà phù hợp, đúng với thực tế hơn. Một đề nghị để có thể được coi là để nghị giao kết khi nó thoả mãn được hai yêu cầu theo Điều 2.2 của PICC. Yêu cầu thứ nhất là nó phải nêu một cách rõ rầng và đầy đủ các nội dung cần thiết của hợp đồng. Bên đối tác

Một phần của tài liệu Về hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)