Về vấn đề thanh toán

Một phần của tài liệu Về hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 64)

3.2.4.1 Giá cả và đồng tiền thanh toán.

Vấn đề thanh toán là một trong những vấn đề quan trọng của hợp đồng. Việc thanh toán sẽ căn cứ chủ yếu theo giá cả, đồng tiền thanh toán, phương thức và chứng từ thanh toán. Giá cả là một trong những điều kiện bắt buộc của một hợp đồng thương mại nếu không muốn hợp đồng này bị coi vô hiệu. Trong Luật Thương mại cũng không có nhiều quy định về giá cả của hợp đồng. Điều đáng quan tâm là việc đòi tiền lãi của người bán nếu bên mua chậm trả tiền hàng [5, Điều 233]. Bên bán cố quyền như vậy, nếu bên mua chậm thanh toán tiền hàng hoá đã nhận.

Luật Thương mại không quy định về đồng tiền thanh toán của các bên trong hợp đồng.

Theo Cổng ước Viên năm 1980, nghĩa vụ thanh toán tiền hàng là nghĩa vụ mà người mua phải thực hiện sau khi người bán đã một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình. VI vậy, người mua phải thực hiện nghĩa vụ này một cách thiện chí, đồng thời phải chấp hành đầy đủ các thoả thuận cũng như các thủ tục pháp lý cần thiết liên quan đến thanh toán. Mục đích nhằm tói việc thanh toán tiền hàng có thể thực hiện được dễ dàng.

Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của người mua được cụ thể hoá trong ba vấn đề cơ bản. Đó là phải thanh toán tiền hàng theo đúng giá cả của hàng hoá, đứng địa điểm đã quy định, đúng thời hạn như thoả thuận.

Giá cả của hàng hoá là vấn đề cơ bản của hợp đổng mà thồng thường, các bên có thoả thuận cụ thể được ghi nhận trong hợp đồng [1, Điều 55]. Giá cả hàng hoá sẽ được tính theo giá được ghi trực tiếp trên hợp đồng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà các bên có thể không quy định cụ thể vấn đề giá trong hợp đồng. Trong trường hợp này, giá của hàng hoá sẽ được xác định bằng cách gián tiếp hoặc dựa trên cách xác định giá của các bên được nêu trong hợp đồng. Nếu những phương pháp trên đều không áp dụng được thì giá của hàng sẽ được xác định bằng cách suy đoán. Cách suy đoán dựa trên nguyên tắc không có quy định nào của hợp đổng ngược lại với cách suy đoán này. Cách suy đoán này cho rằng các bên đã dựa vào giá cả đã được ấn đinh cho mặt hàng như vậy khi nó được đem bán trong những điều kiện tương tự của ngành thương mại như các bên giao dịch.

Việc thanh toán phải được thực hiện theo đúng địa điểm đã quy định. Việc người mua có nghĩa vụ thanh toán đúng địa điểm đã quy định cũng là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng. Bởi việc thanh toán ảnh hưởng tới nhiểu vấn đề liên quan, đặc biệt làm chi phí phát sinh trong việc địch chuyển địa điểm đã được các bên thoả thuận từ trước. Trước hết, người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng đúng địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng [1, Điều 57]. Nếu các bên

không quy định cụ thể vấn đề này, thì người mua phải thanh toán tiền hàng tại trụ sở thương mại của người bán. Hoặc người bán cũng có thể trả tiền tại nơi giao hàng hoặc nơi giao các chứng từ nếu việc thanh toán phải được thực hiện cùng lúc với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.

Việc thanh toán đúng thời hạn cũng có ý nghĩa không kém quan trọng như hai điều kiện thanh toán trên. Người mua phải thanh toán đúng thời hạn như thoả thuận trong hợp đồng [1, Điều 58]. Nếu trường hợp các bên không thoả thuận cụ thể trong hợp đồng thì người mua phải thanh toán khi người bán chuyển giao hàng hoá hoặc các chứng từ liên quan đến hàng hoá. Quy định cụ thể này nhằm đảm bảo nghĩa vụ thanh toán đúng thời hạn của bên mua. Tránh trường hợp bên mua gây khó khăn trong trả tiền do những quy định về thời hạn không cụ thể và nhằm tránh được những thiệt hại có thể xảy ra cho bên bán. Nhưng đồng thời nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên mua thì Công ước Viên năm 1980 cũng có những quy định cụ thể. Nếu bên mua chưa thể kiểm tra hàng hoá thì họ không có nghĩa vụ phải thanh toán cho bên bán. Quy định trên được áp dụng khi thoả thuận của các bên về thể thức giao hàng hoặc trả tiển không chấp thuận thực hiện kiểm tra hàng đó.

Đồng tiền thanh toán không được nêu trong Công ước Viên năm 1980.

Theo PICC, đối với đồng tiền thanh toán, nếu các bên quy định trong hợp đồng việc chỉ có thể thực hiện bằng đổng tiền đã nêu trong hợp đồng thì bên có nghĩa vụ chỉ có thể trả bằng đồng tiển đó [2, Điểu 6.1.9]. Tuy nhiên, nếu các bên không quy định như vậy thì bên có nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách trả tiền của nơi thanh toán, ngoại trừ trường hợp đồng tiền của nơi thanh toán không chuyển đổi được. Khi các bên thực hiộn trả tiền thì tỉ giá hối đoái được thực hiộn tại nơi thanh toán khi thời hạn thanh toán đã đến, tất nhiên ngoại trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Nếu bên có nghĩa vụ thanh toán không đúng hạn thì bên có quyền có thể lựa chọn tỉ giá hối đoái tại nơi đó hoặc thời điểm thời hạn thanh toán đã đến hoặc thời điểm thanh toán Chực tế. Điều này là phù hợp do có sự vi phạm nghĩa vụ thanh toán từ phía bên có nghĩa

v ụ .

Một trường hợp ít khi xảy ra nhưng cũng có thể tổn tại, đó là việc các bên không quy định đồng tiền thanh toán [2, Điều 6.1.10]. Trong trường hợp này thì bên có nghĩa vụ sẽ thanh toán bằng đồng tiền của nơi thanh toán.

Luật Thương mại không quy định chi tiết về giá cả và đồng tiền thanh toán, luật yêu cầu bên mua hàng phải trả lãi nếu chậm thanh toán cho bên mua. Cồng ước Viên năm 1980 có quy định cụ thể hơn về giá cả của bên mua đối với bên bán. Việc yêu cầu thanh toán này được thể hiện ở ba khía cạnh là đúng giá cả, đúng địa điểm và đúng thời hạn. Trong Luật Thương mại và Công ước Viên năm 1980 đều không quy định về đồng tiền thanh toán. Nhưng ngược lại với vấn đề này thì PICC có quy định về đồng tiền thanh toán mà không nêu về giá cả. Đồng tiền thanh toán sẽ được thực hiện theo thoả thuận của các bên, hoặc nếu khổng có thoả thuận thì sẽ thanh toán theo đồng tiền của nơi thanh toán.

3..2.4.2 Phương thức thanh toán và chứng từ thanh toán.

Trong Luật Thương mại không có quy định cụ thể về việc phương thức thanh toán và chứng từ thanh toán. Luật chỉ quy định chung về người mua hàng phải thanh toán tiền hàng theo thoả thuận trong hợp đồng [5, Điều 71]. Luật không quy định chi tiết việc thanh toán được diễn ra bằng những phương thức nào.

Trong Công ước Viên năm 1980 khổng quy định về phương thức thanh toán và chứng từ thanh toán một cách cụ thể.

Theo PICC tại Điều 6.1.7, tại nơi phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì phương thức thanh toán có thể được thực hiện dưới bất cứ hình thức nào được sử dụng tại nơi đó. Việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán cần được ngân hàng đảm bảo, quy định này được thể hiện tại khoản 2 cùng điều. Dù bên có quyền đã nhận bất kỳ hình thức chi trả hoặc bảo lãnh chi nào thì việc này cũng cần phải được ngân hàng chấp nhận.

Trong trường hợp các bên thực hiện nghĩa vụ thanh toán bằng chuyển khoản thì việc này được quy định tại Điều 6.1.8. Khi một bên nhận được yêu cầu thanh toán bằng chuyển khoản, thì bên thực hiện nghĩa vụ có thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách chuyển tiền vào đó tại mọi tổ chức tài chính mà có tài khoản đó. Nghĩa vụ trên hoàn thành khi việc chuyển tiền đó có giá trị thực tế.

Trong trường hợp bên có nghĩa vụ phải thực hiện nhiều nghĩa vụ thanh toán tại một thời điểm với cùng một bên kia, thì thứ tự thanh toán được xác định bởi bôn có nghĩa vụ [2, Điểu 6.1.12]. Điều này xảy ra khi bên có nghĩa vụ không có khả năng thanh toán toàn bộ các nghĩa vụ tại thời điểm đến hạn này. Bên có nghĩa vụ chỉ có khả năng thanh toán một phần các nghĩa vụ trên. Việc thanh toán này sẽ được thực hiện đầu tiên cho chi phí thanh toán, sau đó là tiền lãi và cuối cùng là tiền vốn. Nếu bên có nghĩa vụ không xác định thứ tự thanh toán thì người có quyền có thể quyết định thứ tự thanh toan. Các nghĩa vụ thanh toán này phải là các nghĩa vụ đến hạn và không có tranh chấp giữa các bên. Thứ tự thanh toán này phải được thông báo đến bên có nghĩa vụ trong một thời gian hợp lý. Nếu cả bên có nghĩa vụ và bên có quyền đều không xác định được như trên thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự sau

- nghĩa vụ đầu tiên đến hạn;

- nghĩa vụ mà người có quyền có ít đảm bảo nhất;

- nghĩa vụ mà có gánh nặng nhiều nhất cho bên có nghĩa vụ; - nghĩa vụ được xác định trước.

Nếu các thứ tự trên cũng không thực hiện được thì việc đã thanh toán sẽ được chia theo tỷ lệ thuận cho tất cả các nghĩa vụ.

Trong Luật Thương mại và Công ước Viên năm 1980 đều không có quỵ định về phương thức và chứng từ ĩhanh toán. Nhưng những quy định này có thể tìm thấy trong PICC. PICC nêu những quy định về phương thức thanh toán ĩại

nơi được thanh toán và thanh toán theo chuyển khoản. PICC còn dự liộu đến trường hợp bên có nghĩa vụ phải thanh toán nhiểu nghĩa vụ tại cùng một thời điểm nên cần xác định thứ tự các nghĩa vụ đó.

3.2.5 Các điều khoản khấcỉiên quan đến thưc hiên hơp đồng.

Theo Luật Thương mại, liên quan đến việc giao hàng giữa các bên, trong trường hợp hàng hoá có giấy tờ đi kèm thì bên bán có nghĩa vụ giao các chứng từ liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận trong hợp đồng [5, Điều 60].

Theo Công ước Viên năm 1980, giấy tờ liên quan đến hàng hoá trong HĐMBHHQT đặc biệt quan trọng. Nó có thể nhằm chứng minh quyền sở hữu hoặc các điều kiện cho xuất nhập khẩu hoặc các thông tin khác về hàng hoá. Bên cạnh nghĩa vụ giao hàng, người bán có thể phải giao cho người mua đầy đủ các giấy tờ liên quan đến hàng hoá, nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật quy định như vậy. Nếu có thì việc giao giấy tờ này phải đúng thời gian, địa điểm và hình thức theo quy định trong hợp đồng [1, Điều 34].

Tuy nhiên, người bán có thể giao giấy tờ liên quan đến hàng hoá trước thời gian quy định. Người bán cũng có thể loại bỏ vấn để bất kỳ trong chứng từ nếu việc đó không gây bất tiện hoặc chi phí phát sinh cho người mua. Mặc dù vậy, bên mua vẫn có thể yêu cầu người bán bồi thường thiệt hại cho mình.

Như vậy, nhằm đảm bảo việc thực hiện hợp đồng cũng như đảm bảo quy định và lọi ích của bên mua Công ước Viên năm 1980 có những quy định chi tiết về nghĩa vụ của bên bán. Những nghĩa vụ này nhằm gắn kết trách nhiộm của người bán liên quan đến hợp đồng một cách trọn vẹn và đầy đủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo PICC, trong những trường hợp nhất định thì việc thực hiện hợp đồng của các bên có liên quan đến xin phép của các cơ quan có thẩm quyền. Từ Điều 6.1.14 đến 6.1.17 của PICC quy đinh liên quan đến việc xin phép của các cơ quan có thẩm quyền này. Giấy phép của các cơ quan có thẩm quyển bao gồm theo nghĩa rộng, bao gổm tất cả các yêu cầu cấp giấy phép của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức, cá nhân được Nhà nước uỷ quyển liên quan đến lợi ích tập thể.

Việc xin cấp phép này trước hết thuộc về bên có địa điểm giao dịch tại nơi cần xin phép. Điều này là phù hợp do về nguyên tắc bên có địa điểm giao dịch đó có sự quen thuộc nơi đó hơn là bên không có địa điểm giao dịch. Nếu các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định thì bên có nhu cầu sẽ là bên làm thủ tục xin cấp phép. Bên phải làm thủ tục xin phép cần nhanh chóng thực hiện việc này ngay khi có thể. Bên phải làm thủ tục có trách nhiệm chịu mọi phí tổn có liên quan, ngoại trừ các bên có thoả thuận khác. Bên phải làm thủ tục thông báo ngay khi có thể cho bên kia biết kết quả của việc xin giấy phép. Việc thồng báo này do bén thực hiện xin giấy phép lựa chọn thời gian nhưng phải là một khoảng thời

gian hợp lý để cho cả hai tự quyết định trường hợp không xin được giấy phép. Xảy ra hai trường hợp nếu không xin được giấy phép hoặc cơ quan Nhà nước vì không trả lời. Thứ nhất, nếu giấy phép chỉ liên quan đến một vài điều khoản thì các điều khoản còn lại vẫn được giữ nguyên. Thứ hai, nếu giấy phép liên quan đến nội dung lớn hoặc cơ bản của hợp đồng thì mỗi bên đều có quyền chấm dứt hợp đồng.

Cũng tương tự như vậy, khi giấy phép bị từ chối. Nếu hiệu lực của giấp phép chỉ ảnh hưởng liên quan đến mộí vài điều khoản thì những điều khoản đó vô hiệu. Nếu sự từ chối làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng thì hợp đồng bị vô hiệu. Nếu sự từ chối làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong cả hợp đồng thì các có thể chấm dứt hợp đổng.

Khi thực hiện hợp đổng sẽ có những biến cố mới nảy sinh làm các bên thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng là một việc khó khăn. Trên nguyên tắc tuân thủ hợp đổng và nguyên tắc thiện chí và trung thực, các Điều từ 6.2.1 đến 6.2.3 quy định về việc khó khăn của các bên khi thực hiện hợp đổng, v ề nguyên tắc các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình mặc dù gặp khó khăn. Hoàn cảnh khó khăn theo PICC được hiểu là một hoàn cảnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng của hợp đồng, làm cho quá thấp hoặc quá cao việc nhận hay việc chi phí thực hiện nghĩa vụ, đổng thời thoả mãn một số điều kiện khác. Các điều kiện khác bao gồm thứ nhất, sự việc xảy ra hoặc bên khó khăn biết sau khi giao kết hợp đồng. Thứ hai, việc này không được bên khó khăn dự đoán trước vào thời điểm giao kết. Điều này có ý nghĩa bên khó khăn phải biết hoặc buộc phải biết khó khăn này có thể xảy ra nhưng lại nằm ngoài phạm vi này. Thứ ba, bên khó khăn không thể kiểm soát được việc xảy ra này. Cuối cùng, bên khó khăn đã không thể dự liệu hết rủi ro của việc trên. Hoàn cảnh khó khăn trên cũng gần với quan niệm bất khả kháng [2, Điều 7.1.7]. Cũng có trường hợp một hoàn cảnh vừa là khó khăn vừa là bất khả kháng. VI vậy, việc lựa chọn trường hợp nào để quyết định giải quyết hợp đổng ỉà thuộc quyển của bên bị khó khăn.

Luật Thương mại có nêu trường hợp giao các giấy tờ có liên quan đến mua bán hàng hoá, nhưng những quy định như vậy còn sơ sài. Theo Công ước Viên năm 1980 có nêu cụ thể hơn về giao giấy tờ có liẻn quan đến hàng hoá, việc các bên phải trao cho nhau giấy tờ đúng thời hạn, địa điểm. Với PICC thì các điều khoản khác liên quan đến thực hiện hợp đồng lại được quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi cần xin phép cơ quan Nhà nước trong quá trình thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, PICC còn đề cập đến viộc một hoặc các bên gặp hoàn cảnh khó khăn trong khi thực hiện hợp đồng. Những quy định của PICC dự tính được nhiều trường hợp có thể xảy ra hơn so với Công ước Viên nãm 1980 và Luật Thương mại.

3. 3 Những quy định về không thực hiện hợp đồng.

v ề mặt nguyên tắc, HĐMBHHQT sau khi đã được ký kết thì các bên phải cổ nghĩa vụ thực hiện một cách nghièm túc nhằm tránh thiệt hại có thể xảy ra dồng thời đảm bảo quyền và lợi ích của các bên. Tuy vậy, trong thực tế còn có rất nhiều trường hợp khi mà một hợp đồng đã được các bẻn ký kết nhưng do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan mà các bên đã không thực hiện đúng hoặc không thực hiộn đầy đủ nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp này,

Một phần của tài liệu Về hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 64)