Thực trạng pháp luật về HĐMBHHQT là một bộ phận của thực trạng pháp luật thương mại từ khi ban hành Luật Thương mại năm 1997 đến nay. Từ khi ban hành Luật Thương mại đến nay đã có những thành công và những bất cập. Những thành công của Luật Thương mại có thể nêu gồm có ba thành công lớn [17,tr 83-95]. Thứ nhất là thể chế hoá đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong thờikỳ đổi mới. Thứ hai là trang bị cho các thương nhân Việt Nam những cơ sở pháp lý cơ bản để thực hiện các hoạt động thương mại. Thứ ba là góp phần tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.
Bên cạnh những thành công thì Luật Thương mại cũng tỏ ra có nhiều hạn chế và bất cập [17,tr 96-112] trên thực tế và trong xu hướng hội nhập. Thứ nhất, Luật Thương mại chưa có những quy định cụ thể về một số hoạt động thương mại đặc thù, và chưa có sự phân định rõ rệt giữa chính sách và pháp luật. Thứ hai là những quy định còn có những hạn chế về tư cách thương nhân, hành vi thương mại, HĐMBHHQT, người đại diện. Thứ ba, Luật Thương mại bất cập về tính hệ thống. Luật Thương mại còn có tính tản mạn, chắp vá và bị “chia cắt” một cách “manh mún”. Cuối cùng là pháp luật thương mại còn thiếu nhiều chế định, nhiều quy định về các lĩnh vực khác như thương mại về sở hữu trí tuệ, thương mại về đầu tư... .
Qua những phần trình bày giới thiệu trên đây, pháp luật về HĐMBHHQT của Luật Thương mại còn nhiều bất cập chưa phù hợp. Những phân tích về thực trạng sau sẽ chứng tỏ điều này rõ hơn.
Về phần các điều kiện hiệu lực của hợp đồng, những phân tích sẽ đi dần vào những phần cụ thể.
* Về điều kiện chủ thể là thương nhân để trở thành chủ thể của HĐMBHHQT không còn nhiều hạn chế. Theo quy định của Luật Thương mại tại
Điếu 81 thì các thương nhân đều được trực tiếp hoạt động thương mại với nước ngoài. Nhưng theo nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31.7.1998 thì chỉ có các thương nhân là doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đãng ký kinh doanh [9, Điều 8]. Quy định này đã được sửa đổi, bổ sung bằng nghị định số 44/2001/NĐ-CP, theo đó mọi thương nhân khống có giới hạn
đéu được xuất khẩu mọi loại hàng hoá mà không phụ thuộc vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc nhập khẩu sẽ bị hạn chế theo ngành nghề được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Với chủ thể bên Việt Nam còn có hạn chế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh. Họ được xuất khẩu sản phẩm của mình, được xuất khíiư các loại hàng hoá khác, trừ hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu và một số loại hàng hoá do Bộ Thương mại quy định cho từng thời kỳ. Như vậy theo quyết định của Bô Thương mại với từng thời kỳ thì loại hình doanh nghiệp này còn bị hạn chế bởi danh mục của Bộ Thương mại, ngoài điều kiện áp dụng chung danh mục của Thủ tướng chính phủ như mọi thương nhân khác. Đối với hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá xuất khẩu có điều kiện, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bèn hợp doanh thực hiện việc xuất khẩu theo quy định của Giấy phép đầu tư được cấp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Viột Nam và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Đó là chủ thể trong nước, còn đối với chủ thể nước ngoài thì cũng có những bất cập. Trước hết, đó là việc xác định tư cách pháp lý của các chủ thể nước ngoài. Giữa Luật Thương mại và BLDS còn có mâu thuẫn về việc xác định tư cách này [5, Điều 81] và [4, Điều 823, 831]. Luật Thương mại quy định xác định tư cách pháp lý của thương nhân nước ngoài theo nước mà họ mang quốc tịch. Quốc tịch của thương nhân được dựa theo nơi mà thương nhân đăng ký kinh doanh. Trong khi đó, BLDS quy định xác định tư cách pháp lý của người nước ngoài và pháp nhân nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, nếu họ thực hiện các giao dịch trên ỉãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, qua sự so sánh ở phần trên cho thấy giữa luật Thương mại và Bộ luật Dân sự còn có những quy định chưa thống nhất trong việc xác định tư cách pháp lý của chủ thể bên nước ngoài. Luật Thương mại Việt Nam còn bộc lộ một hạn chế nữa, đó là những khó khăn trong việc xác định chủ thể bên nước ngoài theo tư cách thương nhân của họ. Pháp luật của nhiều nước trên thế giới không có sự phân biệt giữa ỉuật dân sự và luật Thương mại. Hơn thế, không dễ dàng khi xác định tư cách của một thương nhân khi cần phải đối chiếu với hệ thống pháp luật cùa một nước khác.
Trong PICC không đề cập đến vấn đề thiếu năng lực hành vi và thiếu uỷ quyền hợp pháp. Đây là vấn đề phức tạp và khó thống nhất giữa pháp luật cùa các quốc gia.
* Về đối tượng của hợp đổng, cách quy định của Luật Thương mại mang tính hạn chế hơn so với quy định của Công ước Viên năm 1980. Quy định của
Cống ước Viên năm 1980 mang tính mở. Phạm vi áp dụng của công ước được liệt kê nhưng có loại trừ một số hàng hoá nhất định. Còn quy định của Luật Thương mại thì nêu rõ phạm vi điều chỉnh những loại hàng hoá nào. Như vậy, cách quy định của Luật Thương mại thể hiện chỉ những loại hàng hoá hiện tại được liột kê thì mới có thể thuộc phạm vi điều chỉnh. Còn Công ước Viên năm 1980 thì chỉ rõ những loại hàng hoá hiện tại không áp dụng. Công ước không hạn chế phạm vi áp đụng với những loại hàng hoá khác trong tương lai mà hiện tại chưa có.
Theo PICC thì không nêu rõ đối tượng cụ thể của hợp đồng mà chỉ nêu tính chất của hàng hoá. PICC quy định rằng nếu đối tượng không tồn tại vào thời đicm ký kết hợp đồng sẽ không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. Thời điểm quan trọng là thời điểm thực hiện hợp đồng. Tại thời điểm này thì đối tượng của hợp đổng phải có đủ điều kiện để thực hiện theo cam kết. Như vậy, PICC đã nêu một tính chất khác của đối tượng hợp đồng mà đáng phải xem xét. Đó là thời điểm cần thiết thực sự đối tượng của hợp đồng phải tổn tại. Trong Luật Thương mại và Công ước Viên năm 1980 cũng chưa nêu rõ được vấn đề này.
* Về nội dung chủ yếu của hợp đồng, Luật Thương mại đã nêu rất nhiều nội dung chủ yếu của hợp đồng. Nội dung chủ yếu bao gồm 6 nội dung:
- Tên hàng, - Số lượng,
- Quy cách chất lượng, - Giá cả,
- Phương thức thanh toán,
- Thời hạn và địa điểm giao nhận hàng.
Những nội dung trên là nhiều và chi tiết. Có thể rằng tại thời điểm soạn thảo Luật Thương mại thì nhận thức của của chúng ta về thương mại chưa thật đầy đủ. Vì vậy, việc quy định những nội dung cơ bản như vậy để tránh những tranh chấp mà tối đa có thể giữa các bên. Đồng thời việc quy định như vậy sẽ nâng cao nhận thức pháp lý của các bên trong hợp đồng. Luật Thương mại cũng quy định nếu thiếu một trong 6 yếu tố trên thì hợp đồng sẽ trở nên vô hiệu. Nhưng việc quy định như vậy chỉ mang tính chất thời điểm mà không đáp ứng được yêu cẩu tồn tại lâu dài của luật. Những quy định quá chi tiết và cụ thể sẽ hạn chế sự nhanh chóng trong kinh doanh. Mà trong kinh doanh thì thời gian ỉà một trong yếu tố sống còn. Việc quy định hợp đổng bị vô hiệu với quá nhiều nội dung như vậy sẽ mang tính chất phản tác dụng. Trong kinh doanh ĩhì ngoài thời gian, quan hệ giữa thương nhân có thể thành tập quán giữa các bên hoặc tập quán theo vùng, theo ngành nghề. Như vậy, nhiều loại hợp đồng giữa các bên có thể được thực hiên theo tập quán mà có nội dung đầy đủ, hiệu lực rất cao. Việc quy định quá chi tiết mà chưa tính tới tập quán và sự thuận tiện cho các thương nhân trong kinh doanh là đặc điểm lớn của Luật Thương mại. Chính đặc điểm này nguyên nhân lớn dẫn tới sự sống “trên giấy” của luật.
* Về sự tự nguyện giao dịch, tuy không được quy định trong luật nhiíng về nguyên tấc thì Luật Thương mại sẽ áp dụng luật chung nếu luật chuyên ngành không có. VI vậy, trong trường hợp này thì sẽ áp dụng những quy định của
BLDS. . • ■ •
* Về hình thức của hợp đổng, Luật 'Diương mại quy định hợp đồng phải được lập thành vãn bản đối với loại HĐMBHHQT. Các hình thức điện tử cũng được coi là hình thức văn bản. Những hình thức đó như điện báo, điện tín, fax, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác. Quy định như trên của Luật
lìiương mại cũng có thổ phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Bởi các hình thức điện tử đã phát triển rất nhanh. Vì vậy, nếu không có hình thức này thì sẽ không phù hợp với xu thế phát triển. Việc quy định là hình thức văn bản không chỉ quy định nhằm bảo vệ cho chính các bên tham gia trong hợp đồng mà còn là chứng cứ quan trọng khi có sự can thiộp từ bên thứ ba nhằm giải quyết tranh chấp.
Liên quan tới giao kết hợp đồng, Luật Thương mại đã có những quy định đáp ứng được về cơ bản những quy định về giao kết hợp đồng. Việc sửa đổi, bổ sung sẽ được thực hiện trong thời gian tới cho phù hợp hơn với hoàn cảnh kinh doanh hiện tại.
* Về chào hàng, Luật Thương mại quy định về chào hàng gồm nhiều nội dung. Những nội dang cơ bản của hợp đồng đều được coi là nội dung của chào hàng. Điều này khác với quy định của Công ước Viên năm 1980. Nội đung cơ bản trong chào hàng ít hơn so với nội đung cơ bản của hợp đồng. Điều này là phù hợp bởi chào hàng là bước ban đầu mà qua đó các bên còn phải tiếp tục đàm phán để tiến tới ký kết hợp đồng.
Cách quy định hiệu lực của chào hàng theo Luật Thương mại và Công ước Viên năm 1980 cũng có điểm khác biệt. Quan điểm của Luật Thương mại là hiệu lực của chào hàng phát sinh khi nó được chuyển đi. Cồn quan điểm của Công ước Viên năm 1980 là chào hàng phát sinh hiệu lực khi nó đến được với người nhận. Cách quy định hiệu lực như vậy xuất phát từ quan điểm của mỗi bên khác nhau. Nhưng xét theo tính phù hợp thì quan điểm của Công ước Viên năm 1980 là chính xác hơn.
* Về chấp nhận chào hàng, Luật Thương mại đã nêu việc chấp nhận là việc chấp nhận toàn bộ chào hàng. Luật Thương mại đã không nêu thời hạn chấp nhận chào hàng phải đúng hạn. Trong Luật Thương mại mới nêu trường hợp về rút lại chào hàng mà chưa có quy định về việc rút lại chấp nhận chào hàng. Một chào hàng có thể được rút lại thì một chấp nhân chào hàng cũng có thể được rút lại. Luật Thương mại cũng không nêu trường hợp hủy bỏ chấp nhận chào hàng.
Nhưng Luật Thương mại đã không nêu trường hợp bên được chào hàng dùng những hành vi khác thay thế việc thông báo chấp nhận chào hàng. Và trong Cổng ước Viên năm 1980 cũng không nêu trường hợp này. Chỉ PICC đã nêu trường hợp này trong các quy định của mình. Đây là trường hợp bên được chào hàng đã thực hiện những hành vi khác theo tập quán hoặc sự thỏa thuận từ trước để thể hiện chấp nhận chào hàng. Việc thực hiện hành vi này phải trong thời hạn của chào hàng.
Đổng thời như vậy thì Luật Thương mại chưa đề cập đến trường hợp các điều khoản mà một bên cho là quan trọng. Một bên có thể cho rằng một điều khoản là quan trọng và nêu rõ ràng hợp đổng chưa có hiệu lực nếu chưa thỏa thuận được điều khoản đó. Nếu xảy ra trường hợp này thì hợp đồng chưa có hiệu lực khi điều khoản đó chưa được thống nhất. Điều khoản này có thể là một điều khoản hoặc một hình thức cụ thể.
* Vê thời điểm giao kết hợp đồng, Luật Thương mại quy định về cơ bản giống như Công ước Viên năm 1980. Nhưng có những trường hợp mà trong Luật Thương mại cũng như Công ước Viên năm 1980 không có quy định. Thứ nhất là
viộc các bôn ký kết hợp đồng với những điều khoản để ngỏ. Vậy, hiệu lực của hợp đồng có từ thời điểm nào. Thứ hai là những trường hợp liên quan tới các bcn giao kết với hợp đổng được một bên soạn thảo sẩn. x ử lý như thế nào để phù hợp với lợi thế của một bên có hợp đồng như vậy. Hoặc nếu cả hai bên đều có hợp đổng soạn sẵn thì xử lý như thế nào. Thứ ba là việc một hoặc các bên đàm phán với dụng ý xấu. Viộc xử lý chưa được nêu cụ thể. Đây là quy định còn thiếu bởi những trường hợp như vậy trên thực tế không phải xảy ra ít. Cuối cùng là việc giữ bí mật khi đàm phán. Nếu hợp đồng không giao kết được thì việc giữ bí mật khi đàm phán là việc quan trọng đối với một hoặc nhiều bên. Vậy, cần phải có những quy định để đáp ứng được vấn đề này.
Liên quan tới thực hiện hợp đồng thì những quy định của Luật Thương mại còn nhiều quy định cần được xem xét thêm.
* Về thời gian và địa điểm giao hàng, Luật Thương mại chỉ quy định day nhất một trường hợp là thời hạn giao hàng phải có trong hợp đồng. Vì vậy, Luật
Thương mại cũng không quy định những trường hợp khác có thể xảy ra. Công ước Viên năm 1980 và PÍCC có những vể giao hàng tương đối giống nhau. Theo quy định của hai văn bản này thì việc giao hàng có thể xảy ra ba trường hơp. Thứ nhất là có thời điểm cụ thể thì các bên thực hiện nghĩa vụ theo thời điểm này. Thứ hai là các bên đưa ra một thời hạn nhất định để thực hiộn hợp đổng. Như vậy, các bên có thể lựa chọn bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó để thực hiện nghĩa vụ. Cuối cùng là các bên không có thoả thuận về thời hạn cụ thể. Vì vậy, những quy định của Luật Thương mại mang tính chủ quan áp đặt đối với các bên. Điểu này chưa thể hiện được tính linh động và đa đạng của hoạt động kinh doanh. Như vậy, những quy định đó sẽ không phù hợp vói đời sống kinh doanh.
Trong Luật Thương mại và Công ước Viên năm 1980 không có quy định về việc thực hiện nghĩa vụ từng phần. Nếu hàng hóá có nhiều phần mà các bên có thoả thuận hoặc tự động đề xuất thì chưa có quy định xử lý cụ thể.
Trong Luật Thương mại và Công ước Viên năm 1980 cũng không có quy định vể thứ tự thực hiện nghĩa vụ. Một bên có nhiểu nghĩa vụ với nhiều bên hoặc đối với cùng một bên tại cùng một thời hạn thì phải xử lý như thế nào. Trong PICC đã có quy định xử lý trường hợp này một cách phù hợp
Địa điểm giao hàng được xác định rõ ràng ngay từ khi hợp đồng được giao kết, theo Luật Thương mại. VI vậy, Luật Thương mại cũng không đưa các trưcmg hợp khác để giải quyết nếu các bên không thoả thuận về vấn đề này. Theo Công ước Viên năm 1980 và PICC thì ngoài việc giao hàng đúng địa điểm theo thoả thuận của các bên còn trường hợp các bên không có thoả thuận. Nếu thuộc trường hợp các bên không có thoả thuận thì các ván bản cũng dự liệu các trường hợp khác nhau để giải quyết. Việc quy định cách của của Luật Thương mại cũng có ưu điểm là tránh được tranh chấp của các bên sau này. Nhưng việc quy định như vậy là cứng nhắc, không linh động trên thực tế.
Tính phù hợp của hàng hoá được quy định tương đối giống với quy định của Công ước Viên năm 1980. Tuy nhiên, những quy định này còn chung chung, thiếu đi vào chi tiết cụ thể.