v ề mặt nguyên tắc, HĐMBHHQT sau khi đã được ký kết thì các bên phải cổ nghĩa vụ thực hiện một cách nghièm túc nhằm tránh thiệt hại có thể xảy ra dồng thời đảm bảo quyền và lợi ích của các bên. Tuy vậy, trong thực tế còn có rất nhiều trường hợp khi mà một hợp đồng đã được các bẻn ký kết nhưng do nhiều nguyên nhân cả chủ quan lẫn khách quan mà các bên đã không thực hiện đúng hoặc không thực hiộn đầy đủ nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp này, bên vi phạm sẽ phải gánh chịu những trách nhiệm mà mình gây ra.
Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng không nằm riêng ở
từng chế định mà Luật Thương mại quy định các chế tài cho toàn bộ các vi phạm thương mại nói chung. Các chế tài trong thương mại bao gồm bốn loại [5, Điều
222] : ‘ ‘
- buộc thực hiện đúng hợp đồng; - phạt vi phạm;
- bồi thường thiệt hại; - huỷ hợp đồng.
Các quy định chung như trên được áp dụng cho tất cả các chế định ưong hoạt động thương mại có liên quan đến hợp đồng. Vì vậy, chế định HĐMBHHQT cũng được áp dụng các điều khoản chế tài thương mại này.
Những quy định chung được áp dụng đối với các bên trong hợp đồng nhằm xác định trách nhiệm của các bên. Mức độ trách nhiệm và phạm vi trách nhiệm sẽ được xác định theo các trường hợp vi phạm hợp đồng. Các hình thức chế tài được áp dụng trong Công ước Viên năm 1980 là yêu cầu thực hiện hợp đổng, bồi thường thiệt hại và huỷ hợp đổng.
Tuy nhiên, ngoài những quy định về trách nhiộm thì cũng có những quy định vể loại trừ trách nhiệm cho các bên. Những quy định áp dụng chung cho các bên về các trường hợp miễn ưách nhiệm được quy định khá cụ thể trong Công ước Viên năm 1980.
Về nguyên tắc, một bên không thi hành nghĩa vụ của mình như đã ghi trong hợp đồng và đã gây ra những thiệt hại cho bên kia, thì bên vi phạm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định thì sẽ được loại trừ trách nhiộm đù đã có sự vi phạm hợp đổng và đã gây ra những thiêt hại cho bên kia. Bên vi phạm được miễn trách nhiệm trong một số trường hợp sau. Thứ nhất là trường hợp bất khả kháng sẽ miễn trách nhiệm cho bén bị vi phạm. Trường hợp bất khả kháng là trường hợp mà thiệt hại xẩy ra do những trở ngại ngoài khả năng kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng. Với điều kiện những ưở ngại này bên vi phạm đã không thể lường trước được khi ký kết hợp đổng, đồng thời không thể tránh được và không thể khấc phục được hậu quả khi nó xảy ra [1, Điều 79]. Như vậy, sự kiện bất khả kháng có những những đặc điểm sau:
- Mang tính khách quan xẩy ra từ bên ngoài không phụ thuộc vào ý chí của các bên. Bất khả kháng phải là một sự kiện khách quan tổn tại ngoài ý muốn
của các bên tham gia hợp đồng. Điều này có nghĩa dù muốn hay không thì hiện tượng khách quan đó vẫn xảy ra. Hiện tượng này phát sinh, tồn tại và chấm dứt một cách độc lập với ý chí của các bôn tham gia hợp đổng.
- Không thể lường trước thời điểm hoặc mức độ của sự kiện này. Khi tham gia ký kết hợp đồng các bên không thể dự kiến, lường trước được những tình
huống khách quan có thể xẩy ra. Hiện tượng bất khả kháng xẩy ra sau khi hợp đồng đã được ký kết và trong quá trình thực hiện hợp đồng. Bên vi phạm hợp đổng được viện dẫn sự kiện xảy ra để miễn trách nhiệm cho mình nếu sự kiện đó không lường được thời điểm xảy ra vào khi ký kết hợp đồng. Có thể các bên lường trước được sự kiện sẽ xảy ra nhưng bên vi phạm không tránh được hoặc khắc phục được hậu quả do sự kiện đó gây ra thì vẫn được xem là bất khả kháng.
Khi sự kiện phát sinh thì các bên, đặc biệt là bên vi phạm phải áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng sẵn có để có thể khắc phục hậu quả của nó. Do không thể khắc phục được nên bên vi phạm không thể thực hiện hoặc thực hiện không đầu đủ các thoả thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp sự kiện khách quan xảy ra mà bên vi phạm gặp phải nhưng có thể vẫn không được miễn trừ trách nhiệm. Bởi lý do bên vi phạm khồng thực hiện những biện pháp nhằm tránh hậu quả hoặc khắc phục hay hạn chế để hậu quả xảy ra. Những sự kiện được coi như bất khả kháng có thể do tự nhiên hoặc xã hội gây ra đối với bên vi phạm. Những sự kiện này có thể mang tính chất tiêu cực hoặc tích cực nhưng chù yếu là nằm ngoài kiểm soát của bèn vi phạm. Bên vi phạm cũng đã thực hiện các biện pháp nhằm tránh hoặc khắc phục hậu quả nhưng khồng thành công. Những sự kiện có thể được coi là bất khả kháng như những sự cố bất ngờ của tự nhiẽn như lũ, lụt, bão... . Những sự cố bất ngờ của xã hội có thể ảnh hưởng như đình công, khủng bố, chiến tranh... .
Theo quy định của Công ước thì bên vi phạm hợp đồng có thể thoát khỏi trách nhiệm của mình nếu rơi vào các trường hợp bất khả kháng. Tuy nhiên, để được hưởng quyển miễn trách nhiệm bên vi phạm phải chứng minh được mình ở trong trường hợp bất khả kháng đó.
Trường hợp thứ hai sẽ miễn trách nhiệm cho bên vi phạm nếu việc vi phạm hợp đổng là do người thứ ba. Bên vi phạm hợp đổng sẽ được miễn trách nhiộm trong trường hợp việc vi phạm hợp đồng là do người thứ ba. Người thứ ba là người được bên vi phạm giao cho hoàn thành toàn bộ hay một phần của hợp đồng. Nhưng người thứ ba này đã không hoàn thành nhiộm vụ của mình và hậu quả của nó là đã gây thiệt hại. Bên vi phạm hợp đổng do viộc không hoàn thành của người thứ ba chỉ được miễn trách nhiệm khi người thứ ba rơi vào tình trạng bất khả kháng [1, Điều 79]. Như vậy, cả hai trường hợp trên thì bèn vi phạm hợp đồng chỉ được miễn trách nhiệm nếu rơi vào trường hợp bất khả kháng.
Việc miễn trách nhiộm của các bên có hiệu lực trong thời gian tổn tại những sự kiện bất khả kháng đó. Khi hết sự kiện đó thì bên vi phạm không được miễn trách nhiệm. Vì điều kiện trở lại bình thường như khi ký kết hợp đồng cho các bên thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.
Khi một bên vi phạm rơi vào trường hợp trên thì các bên được thực hiện các quyển khác của mình một cách bình thường ngoại trừ quyền yêu cầu bồi
thường thiệt hại. Khi rưi vào trường hợp trên thì bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại cho mình vì những vi phạm đó. Tuy nhiên, quyền này vẫn được thực hiện nếu bên vi phạm không tuàn thủ việc thông báo sự kiện bất khả kháng đó cho bên bị vi phạm biết. Viộc thông báo này phải được thực hiện trong mộc thời gian hợp lý kể từ khi bên vi phạm biết hay đáng lẽ phải biết về sự kiện đó. Nếu việc thông báo chậm hoặc không thông báo gây ra những thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại cho những thiệt hại này.
Không thực hiện hợp đồng là một vấn đề phức tạp trong hợp đồng nói chung và HĐMBHHQT nói riêng. Cũng như trong các văn bản luật khác thì PICC quy định vể vấn đề này khá chi tiết và cụ thể. Tại chương VII của PICC quy định vể không thực hiện hợp đồng. Chương này được chia thành bốn phần. Phần thứ nhất là quy định chung, phần thứ hai là quyền yêu cầu thực hiện hợp đổng, phần thứ ba là chấm dứt hợp đồng và cuối cùng là bổi thường thiệt hại.
Nhằm đảm bảo sự chặt chẽ không thực hiện hợp đổng được định nghĩa tại Điều 7.1.1. Không thực hiện hợp đồng là việc một bên không hoàn thành một hay nhiều nghĩa vụ của mình, kể cả việc thực hiện không đúng quy cách hoặc thực hiện chậm. Định nghĩa như trên cho thấy hai vẩn đề cần phải lưu ý. Thứ nhất là không thực hiên ở đây bao gồm mọi hình thức không đúng theo hợp đồng. Điều này có nghĩa dù có thực hiện nhưng không đóng thời hạn hoặc không đúng với hình thức theo thoả thuận của hợp đồng cũng được coi là không thực hiện hợp đổng. Thứ hai là việc không thực hiện bao gồm cả việc được miễn trừ trách nhiộm hoặc không được miễn trừ trách nhiệm. Trách nhiệm của các bên vì khồng thực hiện hợp đồng được tính sau. Điều này không liên quan đến việc xác định tình trạng hợp đồng đã không được thực hiện.
Thông thường, khi một bên không thưc hiện hợp đổng thì bên kia có thể lấy lý do đó để viện dẫn làm căn cứ không thực hiện hợp đồng của mình. Nhưng trong trường hợp bên kia không thể thực hiện được hợp đổng, vì những rủi ro mà bên này phải chịu hoặc vì những hành vi của phía bên này, thì bên này vẫn phải thực hiộn nghĩa vụ của mình đối với bên kia [2, Điều 7.1.2].
Trong trường hợp cả hai bên đều phải cùng lúc thực hiện nghĩa vụ của mình thì mỗi bên đều có thể dừng nghĩa vụ của minh cho đến khi phía bên kia cam kết sẽ thực hiện tiếp tục nghĩa vụ của mình [2, Điều 7.1.3]. Nhưng trong trường hợp các bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách thứ tự thì bên thực hiện sau có thể đừng việc thực hiộn nghĩa vụ của mình cho đến khi bên thực hiện trước đã thực hiện hết những hành vi quy định trong hợp đồng.
Thực tế thể hiện rằng không phải mọi lúc đều có thể thực hiện được hết theo những gì mình cam kết. Vì vậy, Điều 7.1.4 quy định điều kiện về khắc phục không thực hiện hợp đổng. Mặc dù có thông báo chấm đứt hợp đồng của một bên nhưng bên còn lại vẫn có quyền sửa chữa và khắc phục. Việc khắc phục phải đạt được những điều kiện nhất định. Bên khắc phục bằng các chi phí của mình phải thực hiện các hành vi khắc phục hậu quả và đồng thời phải thoả mãn những điều kiện sau. Thứ nhất là phải có thông báo của bên khắc phục cho bên kia
đúng thời điểm và thời gian khắc phục. Thứ hai là việc khắc phục này được tiến hành trong hoàn cảnh thích hợp. Thứ ba là bên kia không có lý do chính đáng để từ chối việc này. Cuối cùng là việc khắc phục phải đạt được kết quả ngay. Sau khi nhận được thông báo thì bên bị thiệt hại có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận thông báo này. Họ có quyền đình chĩ thông báo này cho đến khi thời hạn sửa chữa, khắc phục kết thúc nếu như việc sửa chữa, khắc phục đó khồng phù hợp với nghĩa vụ đã không thực hiện. Khi chấp nhận thực hiện sửa chữa, khấc phục thì bên bị thiệt hại có quyền dừng các nghĩa vụ liên quan của mình khi đang sửa chữâ> khắc phục. Mặc dù chấp nhận sửa chữa, khắc phục nhưng bên bị thiệt hại vẫn có quyền yêu cầu bổi thường thiệt hại và các thiệt hại đo chậm trễ hoặc các thiệt hại đã không ngăn chặn được bằng cách sửa chữa, khắc phục.
Ngoài việc đừng thực hiện, cố gắng khắc phục của một bên khi không thực hiện hợp đồng thì còn có biện pháp gia hạn thực hiện hợp đồng [2, Điều 7.1.5]. Bên bị thiệt hại do bến kia không thực hiện hợp đồng có thể gia hạn thêm cho bên kia một thời gian hợp ỉỷ để thực hiện nghĩa vụ của mình. Khi gia hạn như vậy, bên bị thiệt hại có thể dừng việc thực hiện các nghĩa vụ song phương đối với bên kia, đổng thời có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại. Khi đã lựa chọn biộn giải pháp gia hạn hợp đổng íhì bên bị thiệt hại khổng được lựa chọn một biện pháp giải quyết khác. Bên bị thiệt hại chỉ có quyền lựa chọn giải pháp khác khi nhận được từ chối của bên kia hoặc đã quá hạn mà nghĩa vụ của bên kia vẫn không được thực hiện. Bên bị thiệt hại có thể chấm dứt hợp đổng ngay nếu sự chậm trễ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hợp đồng.
Việc không thực hiện hợp đồng có thể dẫn tới bên không thực hiện viện đẫn vào điều khoản hạn chế hoặc miễn trừ trách nhiệm hoặc cho phép bên không thực hiện có thể thực hiện một nghĩa vụ khác. Tuy nhiên, việc viện dẫn này sẽ không được cồng nhận nếu theo mục đích của hợp đồng mà việc viện dẫn đó tạo nên sự bất bình đẳng có lợỉ cho bên không thực hiện hợp đồng [2, Điều 7.1.6].
Bên không thực hiện hợp đồng có thể không phải chịu trách nhiệm nếu thuộc trường hơp bất khả kháng. Bên không thực hiện phải chứng minh được những trở ngại cản trở việc thực hiện hợp đồng đó phải thoả mãn những điều kiện sau. Thứ nhất là ngoài tầm kiểm soát của họ. Thứ hai là dù đã cân nhắc kỹ thì các trở ngại này không thể lường được vào thời điểm giao kết hợp đồng, hoặc không thể tránh được, hoặc khổng thể vượt qua được [2, Điều 7.1.7]. Khi gặp trường hợp này thì bên gặp trở ngại có nghĩa vụ phải thông báo cho bên kia biết về trở ngại này và ảnh hưởng của chúng đối với các nghĩa vụ. Tuy nhiên, đây là quy đinh chung bởi trong trường hợp các bên phải thực hiện nghĩa vụ truyền tin theo hợp đồng mà trở ngại lại chính là cản trở truyền túi thì việc thông báo trở ngại này không thể thực hiện được. Các trở ngại này nếu chỉ có ỷ nghĩa tạm thời thì thời hạn miễn trừ chỉ được kéo dài một thời hạn hợp lý cho đến khi điều kiện trở lại cho bên kia có thể hoàn thành được nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Có một ngoại lộ liên quan đến trở ngại bất khả kháng này, đó là tiền lãi vay cho các khoản tiền đến hạn thanh toán. Khi xảy ra trở ngại bất khả kháng thì bên có quyến ngoài quyền chấm dứt hoặc dừng thực hiộn hợp đồng thì vẫn có quyền yêu cầu thanh toán các khoản tiền lãi vay đó.
Những quy định của Luật Thương mại về chế tài được áp dụng chung cho các vi phạm của thương nhân trong hoạt động thương mại nói chung mà không riông cho chế định hợp đồng. Trong các chế tài áp dụng thì chế tài phạt vi phạm là đặc điểm riêng biệt của Luật Thương mại mà khồng có trong quy định của Công ước Viên năm 1980 và PICC. Trong Luật Thương mại cũng không có quy định về trường hợp bất khả kháng như trong Công ước Viên năm 1980 và PICC. Hay nói cách khác thì Luật Thương mại không có những quy định về loại trừ trách nhiệm cho các bên khi gặp những trường hợp đặc biệt. Giữa Công ước Viên năm 1980 và PICC cũng có những khác biệt về điều khoản không thực hiện hợp đồng. Tại Điều 7.1.1 của PICC có định nghĩa rõ ràng và cụ thể về việc thế nào là không thực hiện hợp đồng. Những quy định của PICC cũng rất rõ ràng và chi tiết liên quan đến cách thức xử lý trở ngại và không thực hiện hợp đồng của các bên đối với nhau.
ãJjJhmMiềữjđấìgJmđđữ&
Quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng là một trong những quyền đầu tiên được áp dụng cho các bên liên quan đến hợp đồng. Điều này nhằm thể hiện sự tôn trọng ý chí của các bên, đổng thời mong muốn quan hệ hợp đồng tiếp tục được thực hiện. Quyền yêu cầu thực hiện hợp đổng hay còn gọi buộc thực hiện đúng hợp đồng là quyền đầu tiên bên bị vi phạm có thể thực hiện nhằm khắc phục tình hình giữa các bên. Không chỉ Luật Thương mại mà những luật khác đều có quy định cụ thể vắn đé này. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là viộc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cẩu bên vi phạm thực hiện theo đúng những cam kết