Các điều kiện hiệu lực của HĐMBHHQT

Một phần của tài liệu Về hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 26)

Theo Luật Thương mại thì việc giao kết hợp đồng được thực hiện giữa các chủ thể có một bên ỉà chủ thể nước ngoài và một bên là chủ thể trong nước.

* Chủ thể bén Việt Nam:

Trước khi luật Thương mại được ban hành, quy định chuyên ngành cao nhất của Chính phủ là Nghị định số 33/CP ngày 19/4/1994 về quan lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Theo Nghị định này thì chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương phải là các Doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu. Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu cho các Doanh nghiệp này được chia làm hai loại đối với các Doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu và đối với Doanh nghiệp sản xuất.

Điều kiện để được cấp giấp phép kinh doanh xuất nhập khẩu đối với Doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu gồm:

- Thành lập theo đúng pháp luật và cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành;

- Doanh nghiệp phải có mức vốn lưu động tối thiểu tính bằng tiền Việt nam tương đương 200.000USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu. Riêng đối với các Doanh nghiệp thuộc miền núi và cần khuyển khích xuất khẩu mà không đòi hỏi nhiều vốn, mức vốn lưu động trên được quy định tương đương 10.000ƯSD;

- Hoạt động đúng ngành hàng đã đăng ký khi thành lập;

- Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh, ký kết và thực hiện hợp đồng. Điểu kiện để được cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu đối với Doanh nghiệp sản xuất là các Doanh nghiệp được thành lập theo đúng pháp luật, có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu ổn định và có thị trường tiêu thụ ở nước ngoài, có đội ngũ cán bộ đủ trinh độ kinh doanh, ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài. Khi đó, Doanh nghiệp sản xuất có quyền trực tiếp xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất và nhập khẩu nguyên vật liệu cần thiết cho hoạt động sản xuất của mình. Yêu cầu về vốn không được đặt ra đối với Doanh nghiệp sản xuất như đối với Doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu trường hợp doanh nghiệp được thanh toán bằng hàng, tức trường hợp hàng đổi hàng thì phải được Bô Thương mại xem xét từng trường hợp cụ thể.

Để đảm bảo lợi ích chính đáng cho các bên Doanh nghiệp không có giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp họ có thể uỷ thác cho các Doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất nhập khẩu ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài.

1 Vé hê thống văn bản trước đó đã hết hiệu lục mà Iiỗn quan lới hoạt động xuát, nhập khẩu là:

- Quyết định số 217-HĐBT ngày 14-11-1987. Nghị đinh số 50-HĐBT ngày 22-3-1988; Nghị định số 27-HĐBT ngày 9-3-1988; Nghị định số 28-HĐBT ngày 9-3-1988

- Nghị định sổ 64-HĐBT ngày 10 tháng 6 năm 1989; Quyết định số 9Ố-HĐBT ngày 5 thấng 4 nâm 1991, Chì thị

số 13Í-CT ngày 3 tháng 5 nâró 1990

- Nghị định số 114-HĐBT ngày 7-4-1992 - Nghị định số Số 33-CP ngày 19-4-1994

Như vậy, với việc quy định chủ thể của hợp đồng mua bán ngoại thương phải là các Doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhâp khẩu cùng với các điều kiện nêu trôn đã hạn chế một số lượng lớn các chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán ngoại thương đồng thời chưa tạo ra được sự bình đẳng giữa các chủ thể trong hoạt động kinh doanh.

Luật Thương mại được ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 01.01.1998 đã tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các thương nhân đều có thực hiện được hoạt động xuất nhập khẩu. Tại khoản 1 Điều 81 Luật Thương mại quy định: “chủ thể bên Việt nam là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài”. Khái niệm được phép ở đây không còn đồng nghĩa với việc cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu.

Ngày 31.7.1998, Chính phủ ban hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật Thương mại về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, gia công vào làm đại lý mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài. Tại Điều 8 Nghị định 57/1998/NĐ-CP có quy định: “thương nhân là Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định cùa pháp luật được phép xuất nhập khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã đăng ký trong giấy chứng nhận đáng ký kinh doanh; các chi nhánh tổng công ty, công ty được xuất nhập khẩu hàng hoá theo uỷ quyền của Tổng giám đốc công ty, giám đốc công ty phù hợp với nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổng công ty, công ty. Các doanh ngiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu phải đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu tại cục hải quan tỉnh, thành phố theo hướng dẫn của các cơ quan hải quan”.

Như vậy, chỉ có các đoanh nghiệp được phép kinh đoanh xuất nhập khẩu với nước ngoài. Còn các thương nhân khác thì không được nghị định cho phép.

Tiếp đó là nghị định số 44/2001/NĐ-CP ngày 02.8.2001 sửa đổi, bổ sung nghị định số 57/1998/NĐ-CP. Nghị định mới đã mở rộng đối tượng thương nhân được kinh doanh trực tiếp với bên nước ngoài. Thương nhân được mở rộng ở đây là tất cả các thương nhân theo quy định của pháp luật. Ngoại trừ những hàng hoá theo danh mục cấm xuất nhập khẩu thì đối tượng hàng hoá không bị hạn chế. Khi thương nhân thực hiện xuất nhập khẩu đối với loại hàng hoá, dịch vụ có điều kiện thì phải tuân thủ những thủ tục liên quan đến đối tượng đó.

Ngoài việc chủ thể được mở rộng thi hàng hoá, dịch vụ cũng được thực hiện với cơ chế thông thoáng hơn. Các thương nhân có thể xuất khẩu mọi loại hàng hoá không bị cấm, kể cả những hàng hoá, dịch vụ không đửợc đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nhưng nếu nhập khẩu thì đối tượng đó phải có trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Riêng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các Bên hợp doanh có những hạn chế hơn trong việc xuất nhập khẩu.

Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, các chủ thể kinh doanh đều phải đăng ký mã số kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố noi có trụ sở.

Ngoài ra, chủ thể trong HĐMBHHQT theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam buộc các bên phải có quốc tịch khác nhau. Nếu so sánh dấu hiệu này với quy định của Công ước Viên 1980 cho thấy sự hạn chế rất lớn về số lượng chủ thể có thể được coi là các bên quan hệ mua bán hàng hoá quốc tế. Theo quy định của Công ước Viên 1980 thì chủ thể của HĐMBHHQT là các bên có trụ sở thương mại đóng tại các nước khác nhau. Như vậy có thể các thương nhân này có cùng quốc tịch nhưng đặt trụ sở tại các nước khác nhau vẫn được điểu chỉnh theo Công ước. Trái lại, nếu theo quy định của pháp luật Việt Nam thì các bên chủ thể có cùng quốc tịch nhưng có trụ sở thương mại đóng tại các nước khác nhau cũng không được coi ỉà chủ thể của HĐMBHHQT khi họ thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá.

Ví dụ: có hai thương nhân đều mang quốc tịch Việt Nam nhưng một thương nhân có trụ sở thương mại đóng tại Anh, thương nhân còn lại có trụ sở thương mại đóng tại thành phố Hồ Chí Minh. Hai thương nhân này tiến hành các hoạt động mua bán hàng hoá với nhau trên cơ sở ký kết HĐMBHH. Nhưng theo quy định của Luật Thương mại Việt Nam đây không được coi là HĐMBHHQT mặc dù nó có đầy đủ các điều kiện để được coi là HĐMBHHQT của Công ước

viên 1980. ' ’

Từ ví dụ và những phân tích trên cho thấy mặc dù đã có những quy định tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân có thể tham gia vào hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế, nhưng việc vẫn giữ quy định dấu hiệu quốc tịch của các bên là yếu tố bắt buộc cũng đã đặt ra ngoài số lượng rất lớn chủ thể tham gia vào hoạt động mua bán quốc tế.

* Chủ thể bên nước ngoài:

Theo Luật Thương mại, chủ thể của HĐMBHH với thương nhân nước ngoài là thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài. Chủ thể bên nước ngoài theo quy định tại Điều 81 Luật thương mại “chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch”. Vậy chủ thể bẻn nước ngoài có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc một chủ thể nào khác có tư cách thương nhân do pháp luật của nước mà chủ thể mang quốc tịch quy định, v ế nguyên tắc, pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới khồng đặt ra vấn để cấp phép cho hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế. Tuy vậy, để HĐMBHHQT có hiộu lực pháp luật, các bên chủ thể tham gia ký kết hợp đổng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi được xác định theo quy định của pháp luật mỗi nước mà chủ thể đó mang quốc tịch.

Vì luật Thương mại chỉ áp dụng với các thương nhân hoạt động thương mại trên lãnh thổ Việt Nam [5, Điều 2] nên phạm vi điều chỉnh của HĐMBHH với thương nhân nước ngoài chỉ được áp dụng khi thương nhân nước ngoài thực hiện hoạt động thương mại tại Viột Nam. Như trên đã nêu thi tư cách pháp lý của thương nhân nước ngoài được xác định căn cứ theo luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch. Nhưng theo quy định của Điều 830 BLDS thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân nước ngoài được xác định như công dân Việt nam. Tại khoản 2 Điểu 831 quy định năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài trong trường hợp người nước ngoài xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự tại

Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của họ được xác định theo pháp luật Việt nam. Tại khoản 2 Điều 823 BLDS Việt Nam quy định: trong trường họp pháp nhân nước ngoài xác lập thực hiện thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật Việt Nam.

Nghị định số 45/2000/NĐ-CP ngày 06.9.2000 là nghị định đầu tiên điều chỉnh về hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của chủ thể bên nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam. Chi nhánh tại Việt Nam được mua năm loại hàng hoá ở Việt Nam để xuất khẩu. Danh mục hàng hoá này được quy định kèm theo nghị định trên tại mục I của Danh mục. Các loại hàng hoá này gồm có: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Hàng thủ công mỹ nghệ;

2. Nông sản chế biến và nông sản (trừ gạo, cà phê); 3. Rau quả và rau quả chế biến;

4. Hàng công nghiệp tiêu dùng;

5. Thịt gia súc, gia cầm và thực phẩm chế biến.

Nếu chi nhánh trên muốn nhập khẩu hàng hoá thì phải có ngoại tệ từ việc xuất khẩu các xuất khẩu các hàng hoá mục I trên. Sau đó phải có giấy phép của Bộ Thương mại và kim ngạch nhập khẩu để nhập khẩu ba loại hàng hoá sau được bán tại thị trường Việt Nam:

1. Máy móc, thiết bị phục vụ cho việc khai khoáng, chế biến nông sản, thuỷ sản;

2. Nguyên liệu để sản xuất thuốc chữa bộnh cho người và để sản xuất thuốc thú y;

3. Nguyên liệu để sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu.

Quy đinh trên hạn chế rất nhiều quyển của bên chủ thể nước ngoài. Việc này nhằm bảo hộ thị trường trong nước Việt Nam.

Trong Cồng ước Viên năm 1980 không đề cập đến năng lực chủ thể mà vấn để này được bỏ ngỏ cho pháp luật của các quốc gia quy định.

Trong PICC không quy định cụ thể hiệu lực của hợp đổng về chủ thể. Năng lực hành vi của chủ thể được quy đinh ở mỗi nước một khác nhau. Trong Điểu 3.1 PICC cũng đồng thời không để cập đến thiếu uỷ quyển hợp pháp và hành động trái với đạo đức và pháp luật của chủ thể. Hai nội đung này cũng rất

phức tạp trong điều kiện hiệu lực của hợp đổng. Hộ thống pháp luật các nước tiếp cận vấn đề này theo truyền thống pháp luật của mình đồng thời theo tập quán áp dụng pháp luật từ trước đến nay. Việc thẩm quyền đại diộn, hậu quả pháp lý cho người được đại diện, hành vi nào vi phạm đạo đức, truyền thống của đất nước, của vùng là vãh đề phức tạp được áp dụng theo pháp luật hiện hành của từng quốc gia khác nhau.

Việc thiếu tư cách chủ thổ hoặc thiếu thẩm quyền của một hoặc các bên trong hợp đổng tại thời điểm ký kết hợp đồng sẽ không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng (khoản 2 Điều 3.3 PICC). Việc tại thời điểm ký kết hợp đồng

mà một hoặc các bên không có quyển định đoạt về tài sản, hứa sẽ chuyển giao tài sản vào thời điểm thực hiện hợp đồng là điều được chấp nhận, khồng ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng. Điều này khác với pháp luật của một số nước quy định rằng giao kết trong trường hợp này sẽ bị vô hiệu.

2,2,2. ĐôXxượngUìÔÌSỈìmg-GhLỵểỉL

2.2.2.1 Đối tượng của hợp dồng:

Tự do ngoại thương luôn là một trong các nguyên tắc của kinh tế thị trường. Tuy vậy, việc xuất nhập khẩu một số loại hàng hoá nhất định có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình thực hiện chính sách kinh tế xã hội của mỗi quốc gia như chính sách tạo việc làm, chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, chính sách thu hút ngoại tộ..v..v.. VI vậy, ngoài biện pháp thuế quan truyền thống, mỗi quốc gia tuỳ theo chính sách của mình thường quy định danh mục hàng hoá cấm xuất nhập khẩu hoặc hạn chế xuất nhập khẩu thổng qua việc cấm hạn ngạch hoặc giấy phép xuất khẩu đối với hàng hoá nhằm thực hiện chính sách của mình. Danh mục này có thể được thay đổi trong từng thời kỳ cho phù hợp với chính sách phát triển kinh tế. Vì vậy, tính hợp pháp của đối tượng hợp đồng là một trong những điều kiện để xem xét tính hợp pháp của hợp đồng.

Sau khi Luật Thương mại được ban hành, đối tượng của hợp đổng mua bán hàng hoá đã được xác định một cách cụ thể tại Điều 5 Luật Thương mại. Đó là các hàng hoá sau: - Máy móc, - Thiết bị, - Nguyên liệu, - Nhiên liệu, - Vật liệu, - Hàng tiêu đùng,

- Các động sản khác được lưu thồng trên thị trường,

- Nhà ở đùng để kinh doanh dưới hình thức cho thuê, mua, bán.

Tuy nhiên do tác động nhiều mặt của hàng hoá đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia mà không phải bất kỳ hàng hoá nào cũng có thể trở thành đối tượng của HĐMBHHQT. Để trở thành đối tượng của HĐMBHH với thương nhân nước ngoài, khoản 2 Điều 81 Luật Thương mại đã quy định “hàng hoá theo hợp đổng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật nước bên mua và nước bên bán”.

Hướng dẫn thực hiện quy định này ngày 03.3.1998 thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 55/1998/QĐ-Ttg về việc phê duyệt danh mục hàng hoá xuất khẩu có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu và Bộ thương mại đã ban hành Thông tư số 05/1998/TT-BTM ngày 18.3.1998 hướng đẫn thi hành quyết định trên. Trong đó quy định kể từ ngày 18.3.1998 (ngày quyết định này có hiệu

lực) Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và hợp tác xuất nhập khẩu được thành lạp theo pháp luật Việt nam, trừ các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều được phép xuất khẩu theo nội dung đăng ký kinh doanh khi thành lập Doanh nghiệp và không cần phải xin giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu của Bộ thương mại. Quy định này không áp dụng cho một số mặt hàng đang được

Một phần của tài liệu Về hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài theo pháp luật việt nam (Trang 26)