Mục tiêu dạy học của chương “Cảm ứng điện từ”

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 THPT (Trang 40 - 42)

● Về kiến thức.

Giúp HS nắm được các nội dung sau:

- Viết được công thức và hiểu được ý nghĩa vật lý của từ thông. Nêu được mối quan hệ giữa pháp tuyến →nB

- Phát biểu được định nghĩa và hiểu được khi nào thì có hiện tượng cảm ứng điện từ.

- Nắm được nội dung định luật Len-xơ về chiều của dòng điện cảm ứng

- Viết được công thức tính suất điện động cảm ứng.

- Vận dụng các công thức đã học để tính được suất điện động cảm ứng trong một số trường hợp đơn giản.

- Phát biểu được định nghĩa từ thông riêng và viết được công thức độ tự cảm của ống dây hình trụ.

- Phát biểu được định nghĩa hiện tượng tự cảm và giải thích được hiện tượng tự cảm khi đóng và ngắt mạch điện.

- Viết được công thức tính suất điện động tự cảm.

- Nêu được bản chất và viết công thức tính nhiệt lượng của ống dây tự cảm.

- Làm được một số bài tập về tính suất điện động cảm ứng, suất điện động tự cảm, cường độ dòng điện cảm ứng, năng lượng từ trường trên cuộn dây, số vòng dây trên cuôn dây ứng với độ tự cảm cho trước.

- Nắm được đơn vị của các đại lượng trong bài học và biết quy đổi chúng về các đơn vị chuẩn.

● Về kỹ năng.

Chương học này chủ yếu được xây dựng bằng con đường thực nghiệm nên khi giảng dạy cần phải rèn luyện cho HS những kỹ năng thực nghiệm sau :

- Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý;(khi khung dây quay trong từ trường thì..?, từ thông là gì? , định luật len-xơ phát biểu như thế nào?) bằng ngôn ngữ vật lý, chỉ ra được các quy luật vật lý trong các hiện tượng đó.

- Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý, vận dụng(độ lớn của suất điện động cảm ứng có phụ thuộc vào tốc độ biến thiên từ thông không?, khi nam châm c/động thì điều gì sẽ xẩy ra, bằng cách nào để xác định được độ lớn của suất điện động cảm ứng...) kiến thức vật lý vào thực tiễn.

- Thu thập, đánh giá, lựa chọn, xử lý thông tin từ các nguồn khác để giải quyết vấn đề trong học tập vật lý.

- Sử dụng, giải thích các mô hình để xây dựng kiến thức vật lý. - Chỉ ra các điều kiện lý tưởng của hiện tượng vật lý.

- Đề ra các giả thuyết, suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được.

- Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét.

- Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm.

- Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lý.

- Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các dụng cụ thí nghiệm.

- Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý của mình (nghe, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm) phù hợp.

- Thảo luận được kết quả học tập.

- Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý.

Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kỹ năng, thái độ của cá nhân học tập vật lý.

- So sánh và đánh giá được khía cạnh vật lý các giải pháp kiến thức khác nhau về mặt vật lý, xã hội và môi trường.

- Sử dụng kiến thức vật lý để đánh giá những ứng dụng của vật lý trong sự phát triển kinh tế và các mối quan hệ xã hội, lịch sử.

● Về thái độ.

- Nghiêm túc trong học tập, trung thực trong làm thí nghiệm. - Có tình thần giúp đỡ bạn, biết hợp tác, đam mê tìm hiểu . - Có tinh thần bảo vệ đồ dùng thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 THPT (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w