Nguyên tắc tính mục đích của bài học

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 THPT (Trang 29 - 31)

Đây là nguyên tắc đầu tiên cần quán triệt. Mỗi một bài học, một chương, một phần của vật lý học nhằm giải quyết một vấn đề nhất định để đạt đến một mục đích nào đó. Các cách thức, con đường, biện pháp, thủ pháp…để đạt đến mục đích ấy, chính là phương pháp, là NLTN. Tư duy bắt đầu từ vấn đề nhận thức, từ mục đích nhận thức. Đó là khởi nguồn của quá trình nhận thức.

Tính mục đích cần quán triệt trong mọi hoạt động từ vĩ mô đến vi mô. Đặt vấn đề cho một bài học, một chương, một phần, nêu nổi bật được mục đích là biện pháp hữu hiệu. Vấn đề xuất phát từ thực tiễn hoặc từ những lý thuyết đã có. Đây là quá trình làm xuất hiện câu hỏi nhận thức trước HS. Đặt vấn đề như thế nào để thông qua việc xây dựng tình huống có vấn đề của GV. “Tạo nên một tình huống có vấn đề, điều đó có nghĩa là đặt trước HS một vấn đề sao cho các em thấy rõ được lợi ích về mặt nhận thức hay về mặt thực tế của việc giải quyết nó nhưng đồng thời cảm thấy có một số khó khăn về mặt trí tuệ do thiếu kiến thức cần thiết, nhưng sự thiếu sót này có thể khắc phục được nhờ nỗ lực gần tầm với nhất”.

Lý thuyết dạy học nêu vấn đề đã bàn về các biện pháp xây dựng tình huống có vấn đề. Thông thường cơ sở của tình huống có vấn đề là những hiện tượng, những sự kiện vật lý và những mối liên hệ nhân quả giữa chúng mà HS phải nghiên cứu trong bài học (đó thực sự là những điều mới mẻ mà HS chưa biết). Tuy nhiên chúng phải xuất hiện trước HS dưới những mối quan hệ gây được cho các em những cảm giác ngạc nhiên vì tính bất ngờ của chúng, vì giá trị nhận thức và thực tiễn cao, vì những mối liên hệ bất ngờ, vì tính chất nghịch lý, vì tính có vẻ “không thể xảy ra”, vì tính “bí ẩn”… Tuy nhiên vẫn có thể gây cảm giác ngạc nhiên cho HS không phải bằng cách đặt ra các vấn đề lớn lao mà bằng cách xét các hiện tượng dưới những góc độ khác thường,

vạch ra những mối liên hệ chưa từng được chú ý. Có thể gây ra tình huống có vấn đề trong dạy học vật lý bằng những câu hỏi độc đáo, bằng cách đàm thoại mở đầu đặc biệt, bằng thí nghiệm, bằng hình vẽ và bằng nhiều phương tiện khác mà GV có thể sáng tạo.

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh trong dạy học chương Cảm ứng điện từ Vật lí 11 THPT (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w