Nguồn: Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp (Trang 63 - 66)

- Viện Cây ăn quả Miền Nam

Nguồn: Kết quả khảo sát

Nhãn tươi Khoản mục

Về tỷ lệ hao hụt khi bán nhãn tươi là 22%, riêng nhãn sấy thì tỷ lệ hao hụt chỉ 2% do bị bể, nát vỏ trái nhãn và khả năng bảo quản là khá tốt có thể để lâu được, nên mức độ rủi ro thấp và nhưng khả năng chiếm dụng vốn lớn, doanh số bán ra không nhiều và thường bán được vào mùa nghịch.

3.2.2.8 Phân tích các tác nhân thúc đẩy, hỗ trợ chuỗi

Tủy theo chức năng và nhiệm vụ mà một số cơ quan quản lý nhà nước có những vai trò quan trọng đối với sự phát triển chuỗi giá trị trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp.

Đối với Ủy ban nhân dân và Đoàn thể tỉnh Đồng Tháp

Chỉ đạo các ngành thuộc quyền quản lý phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tập quán, cách thức sản xuất, để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.

Tích cực vận động thành lập các THT, HTX trong vùng chuyên canh cây nhãn để làm trung tâm cho việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, thực hiện các chính sách ưu đãi đối với sản xuất và đầu mối tổ chức sản xuất và tiêu thụ.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Các cơ quan khuyến nông

Là cơ quan thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về nông nghiệp, chịu trách nhiệm lập kế hoạch cho việc phát triển cây nhãn, quản lý các hoạt động nông nghiệp từ cây giống, kỹ thuật canh tác, hệ thống quy trình canh tác… Đào tạo, tập huấn cho nông dân thông qua các mô hình trình diễn các cải tiến kỹ thuật, hệ thống canh tác. Thực hiện việc giám sát và hướng dẫn các quy tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Tổ chức dập dịch chổi rồng trên cây nhãn bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của nhà nước, bằng việc tổ chức trình diễn mô hình phòng trừ, dập dịch chổi rồng tại những vườn nhãn điểm, sau đó nhân rộng và hỗ trợ kinh phí dập dịch tùy theo mức độ thiệt hại dịch bệnh gây ra (bình quân hỗ trợ khoảng 1 triệu đồng/ha). Mô hình

trình diễn giống nhãn Tứ quý chống chịu bệnh chổi rồng tại huyện Châu Thành, Cao Lãnh.

Sở Khoa học công nghệ

Chủ trì nghiên cứu các công nghệ mới về trồng trọt và chuyển giao đến NH. Tham gia hỗ trợ về áp dụng hệ thống quản lý nông sản sạch, các dự án năng suất, chất lượng sản phẩm. Thực hiện các chương trình hỗ trợ các sản phẩm chủ lực của tỉnh Đồng Tháp, trong đó, có cây nhãn.

Sở Công thương và Trung tâm xúc tiến thương mại

Thực hiện các chương trình thương mại, tham gia các hội chợ triển lãm trưng bày, lễ hội trái cây, quảng bá sản phẩm, định hướng thị trường tiêu thụ. Thực hiện chức năng quản lý thương mại, xuất nhập khẩu và nội địa.

Các trường, viện nghiên cứu

Đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu và phát triển giống và quy trình canh tác để cải thiện chất lượng. Hỗ trợ kỹ thuật canh tác, chăm sóc…có chuyên gia xử lý các dịch bệnh hại phát sinh trên cây nhãn như bệnh chổi rồng.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với chức năng, nhiệm vụ

của mình đã tiến hành giải ngân bằng thế chấp quyền sử dụng đất đai, năm 2014 đã cung ứng vốn đến 80% , Ngân hàng chính sách xã hội cho vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm khoảng 5%. Tổng vốn vay bình quân 30 triệu đồng, chủ yếu là cho vay ngắn, trung hạn, lãi suất trên dưới 10%/năm, vốn còn lại NH phải vay trả chậm đại lý vật tư nông nghiệp thường lãi suất cao hơn.

3.2.3 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị 3.2.3.1 Hiệu quả tài chính 3.2.3.1 Hiệu quả tài chính

Hiệu quả tài chính toàn chuỗi, với tổng sản lượng tiêu thụ là 104.832 tấn (cộng dồn), tổng doanh thu (thu nhập) là 2.710.400 triệu đồng, lợi nhuận 116.049 triệu đồng, chiếm 4,28 doanh thu. Sản lượng sản xuất là 28.889 tấn, sản lượng tiêu

dùng là 21.588 tấn, trong đó, nội địa là 16.222 tấn, xuất khẩu là 5.365 tấn, hao hụt là 25%, tương đương 7.302 tấn (Bảng 3.24).

Sản lượng qua tác nhân là yếu tố cấu thành hiệu quả sản xuất kinh doanh của tác nhân đó. Ta thấy, sản lượng LS là 2.470 tấn khá thấp, do thường thu mua sản phẩm chất lượng và giá thường thấp hơn. Chợ trong tỉnh tiêu thụ 1.217 tấn là khách hàng tại chỗ và khách du lịch, vãng lai đến tỉnh. DN XK đã phân phối 14.770 tấn, trong đó, xuất khẩu 5.365 tấn trái qui đổi (15 tươi: 1sấy).

NH TL LS VN DN XK Chợ TT Chợ NT

1. Sản lượng (tấn) 23.407 20.101 1.697 12.236 9.405 1.217 15.0052. Giá bán (kg) 19.013 20.914 23700 25.862 30.037 29600 38.104 2. Giá bán (kg) 19.013 20.914 23700 25.862 30.037 29600 38.104

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp (Trang 63 - 66)