Phân tích tác nhân Thương Lá

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp (Trang 51 - 54)

- Viện Cây ăn quả Miền Nam

5 Chi phí tài chính (lãi ngân

3.2.2.2 Phân tích tác nhân Thương Lá

Tại Đồng Tháp, nhiều TL hợp thành mạng lưới thu mua rộng khắp trong vùng. Qua khảo sát tại xã, thị trấn thường dao động là 1 đến 3 TL. Việc tiến hành thu mua, thực hiện cả đường bộ và đường thủy để thuận tiện cho việc vận chuyển. Trái nhãn được tiêu thụ thông qua TL chiếm đến 90,2%, với tổng sản lượng là 26.058 tấn trái, với tỷ lệ hao hụt là 2%, thì sản lượng tiêu thụ là 25.537 tấn.

Về phương thức mua hàng, không có TL nào ký hợp đồng mua bán ngay từ đầu vụ hoặc ký hợp đồng khi mua. Phương thức mua hàng chủ yếu là thỏa thuận giá thông qua đàm phám ngay lúc mua, được áp dụng 100%.

Về thông tin làm cơ sở cho việc định giá và phương thức mua, ta thấy việc mua bán diễn ra bằng hình thức thỏa thuận miệng chiếm 95%, thông tin về giá chủ yếu là dựa vào kênh tiêu thụ chủ yếu, chiếm đến 80%.

Về phân loại trái nhãn, 100% phân loại tương ứng với mức giá khác nhau khi mua và thỏa thuận trực tiếp. Tuy nhiên việc phân loại này không đồng nhất, có thể họ muốn tạo ra sự khác biệt để cho người bán tự thấy trái nhãn vườn mình ứng với mức giá và sẽ lựa chọn thương lái thu mua phù hợp, đôi khi là sự dọa giá từ những đầu mối tiêu thụ hay chợ đầu mối khác trước khi bán.

Bảng 3.10 Thông tin về giá và phương thức mua - Thương lái

Stt Thông tin về giá Phương thức mua

1 + Thương lái khác 11% + Hợp đồng văn bản 0% 2 + Vựa Nhãn 80% + Thỏa thuận miệng 95% 3 + Lò Sấy 5% + Ứng tiền trước, đặt cọc 5%

4 + Chợ đầu mối 4% + Khác 0%

Việc mua nhãn diễn ra quanh năm vì hiện tại việc xử lý ra hoa đã theo ý muốn, tuy nhiên, vào mùa với trữ lượng lớn và trái nhãn sạch, đẹp sẽ bán được giá hơn do XK, nhất là vào mùa Tết Nguyên đán, khi nhu cầu tăng cao.

Thị trường tiêu thụ

Các TL thường có khách hàng ổn định, chiếm đến 69,4% lượng hàng và có

thể cung cấp cho 01 VN chủ lực mà thôi, kế đến là các LS, với trái nhãn có chất lượng thấp chiếm 6,7% và cung ứng 21,2% sản lượng đi ngoài tỉnh ngay trong ngày, đêm họ thu mua được. Họ nhận đặt hàng (thông qua điện thoại) số lượng, giá, nhu cầu về chất lượng và ngày để giao hàng. Vì các khách hàng thường có mối quan hệ lâu năm nên có sự tin tưởng lẫn nhau. Đối với khách hàng mới thì ứng tiền trước và nhận tiền mặt khi giao hàng.

Về định giá bán thường dựa trên cơ sở thông tin về giá có được, tuy nhiên về chất lượng còn phân loại khác nhau nên trái nhãn chất lượng thấp, bán cho LS với mức giá thấp tương ứng (Bảng 3.11).

Bình quân sử dụng 1,2 lao động gia đình chuyên nghề thu mua, và khoảng 2 đến 3 nhân công thường xuyên cho việc thu hái, bốc vác, vận chuyển tùy theo mùa vụ. Chi phí thuê mướn khá biến động do giá thuê lao động tăng trong những năm gần đây. Hầu hết trả lương theo việc khoán đầu tấn, tuy nhiên có xem xét đến ngưỡng thu nhập, thấp nhất là ngày công lao động, thời gian làm việc thì tùy vào lượng hàng thu mua, thu nhập bình quân khoảng 300.000đồng/tấn.

Bảng 3.11 Đầu mối tiêu thụ & Giá bán - Thương Lái

Tác nhân

Khoản mục Vựa Nhãn Lò Sấy Chợ TT Chợ NT

Sản lượng (Tấn) 17.722 1.711 689 5.414

Tỷ lệ 69,4% 6,7% 2,7% 21,2%

Giá (Vnđ) 20.550 19.250 21.950 22.500

Giá bình quân (Vnđ) 20.914

Tổng sản lượng (Tấn) 25.537

Tiêu thụ được 1 tấn trái nhãn tươi, doanh thu là khoảng 20.914.000đồng, trong đó, chi phí trung gian chiếm 91,9%, giá trị gia tăng chiếm 8,1%. Trong tổng giá trị gia tăng thì công lao động chiếm 26,9%, lợi nhuận gộp chiếm gần 37,3%. Lợi nhuận là 623.000đồng/tấn.

Vai trò thu gom trong chuỗi giá trị trái nhãn: ta thấy đã xóa bỏ được tình trạng trái nhãn phải qua nhiều tầng nấc trung gian, điều này đã mang lại nhiều lợi ích. Đồng thời, sự cạnh tranh giữa các đầu mối thu gom với nhau về giá cũng đã làm vị thế của NH cao hơn trước.

Bảng 3.12 Hoạch toán - Thương lái (Tấn)

Stt Khoản mục Giá trị (1.000đ) % Doanh thu % IC, VA 1 Doanh thu (P) 20.914 100,0%

2 Chi phí trung gian (IC) 19.227 91,9% 100%

+ Nguyên liệu (Nhãn trái) 18.850 98,0%

+ Sản phẩm hao hụt (2%) 377 2,0%

3 Giá trị gia tăng (VA) 1.687 8,1% 100%

+ Chi phí vận chuyển 379 22,5%

+ Lao động (thu hái, gom, vận

chuyển) 453 26,9%

+ Chi phí lãi vay 207 12,3%

+ Chi phí thông tin liên lạc 10 0,6%

+ Chi phí khác 8 0,5%

+ Lãi gộp 30 37,3%

* Khấu hao và duy tu trang thiết bị 7 1,1%

* Lãi ròng 623 98,9%

4 P/IC 1,09

5 VA/IC 0,09

6 NPr/IC 0,03

7 NPr/P 2,98%

Nguồn: Kết quả khảo sát - 2015

Thực tế, hầu hết NH bán nhãn tại vườn (chiếm đến 90,2%). Điều này cho thấy vai trò của TL khá quan trọng trong việc thực hiện chức năng thị trường, đó

là, tiêu thụ trực tiếp và cung ứng cho người tiêu dùng qua các kênh phân phối. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm cho địa phương.

Ta thấy tỷ lệ lợi nhuận so với doanh thu là 2,98% là khoảng lợi nhuận khá cạnh tranh, là động cơ để gia nhập ngành hàng này, vì vậy, mức độ cạnh tranh ngày càng cao.

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)