Phân tích các tác nhân trong chuỗi 1 Phân tích tác nhân Nông hộ

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp (Trang 44 - 46)

- Viện Cây ăn quả Miền Nam

3.2.2 Phân tích các tác nhân trong chuỗi 1 Phân tích tác nhân Nông hộ

3.2.2.1 Phân tích tác nhân Nông hộ

NH là loại hình tổ chức sản xuất cơ bản ở Việt Nam, ĐBSCL, trong đó có tỉnh Đồng Tháp. NH có các đặc trưng cơ bản là: vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng, các thành viên có quan hệ huyết thống và quan hệ kinh tế. Lao động gia đình là lực lượng lao động chủ yếu cho các hoạt động kinh tế.

Về trình độ văn hóa, hầu hết chưa qua các lớp đào tạo nghề (từ sơ, trung cấp trở lên), chiếm đến 87,2%. Trình độ sơ, trung cấp chiếm 11,3%. Trình độ cao đẳng, đại học chiếm 1,5% tổng mẫu khảo sát.

Bảng 3.2 Phân bố quy mô diện tích - Nông hộ

Stt Qui mô diện tích trồng nhãn/hộ Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Dưới 1ha 97 62,6%

2 Từ 1 ha đến 2 ha 55 35,5%

3 Trên 2 ha 3 1,9%

Tổng cộng 155 100%

Bình quân 1 nông hộ canh tác 0,65ha

Về đất đai trồng nhãn, trong phạm vi khảo sát, diện tích canh tác bình quân là 0,65ha. Số hộ có diện tích canh tác dưới 1ha chiếm 62,6%, quy mô từ 1 – 2ha chiếm 35,5%, quy mô trên 2ha chiếm 1,9% (Bảng 3.2).

Đặt trong quan hệ kinh tế thể hiện dưới dạng chuỗi giá trị, NH liên đới đến hai nhóm tác nhân, đó là, nhóm tác nhân cung cấp các yếu tố đầu vào cho SX và nhóm tác nhân tiêu thụ sản phẩm (Hình 3.1).

Nhóm tác nhân cung cấp đầu vào chủ yếu là phân bón, thuốc BVTV,… và thị trường lao động tự do, cung cấp nhân lực trồng, chăm sóc và xử lý ra hoa. Lao động chính của NH là 2 lao động, nhưng lao động sản xuất trên mảnh vườn của mình chỉ bình quân là 0,60 lao động/0,65ha, do việc sử dụng lao động đòi hỏi số lượng nhiều người cần thiết lúc làm đất, chăm sóc xử lý ra hoa,.. cao hơn 2 lao động, do đó phải làm thuê cho NH SX khác vào lúc rỗi (Bảng 3.3).

Các đại lý vật tư nông nghiệp địa phương chính là nơi cung cấp phân bón, thuốc BVTV và các công cụ sản xuất. Các cơ quan nông nghiệp như: Sở NN&PTNT, Trung tâm Khuyến nông, Sở Khoa học công nghệ, Viện Cây ăn quả miền Nam, Chi cục BVTV cung cấp kiến thức công nghệ và kỹ thuật, chủ yếu thông qua các khóa tập huấn, tài liệu kỹ thuật và hoạt động thực tiễn của nhân viên nông nghiệp. Hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…

Các ngân hàng, chủ yếu là Ngân hàng NN&PTNT cung ứng vốn bằng việc thế chấp quyền sử dụng đất, Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ vốn cho nông dân nghèo, giải quyết việc làm cho địa phương.

Bảng 3.3 Tình hình sử dụng lao động - Nông hộ Stt Khoản mục Định mức ngày công Số ngày công Giá trị VNĐ Tỷ lệ 1 Lao động gia đình 140.000 155 21.744.411 49,0%

2 Lao động Thuê mướn 140.000 162 22.613.273 51,0%

Tổng cộng 317 44.357.684 100,0%

Lao động bình quân/Hộ (mức 260 ngày/năm) 0,60

Lao động thuê bình quân/Hộ (mức 260 ngày/năm) 0,62

Chi phí trong giai đoạn trồng mới(2 năm)

Với tổng chi phí đầu tư 469 triệu đồng/ha/2 năm, trong đó, chi phí lao động chiếm cao nhất chiếm gần 59,8%; chi phí phân bón, thuốc BVTV chiếm 16,7%; chi phí lãi vay chiếm 8,6% tổng phí đầu tư. Trong giai đoạn trồng mới, NH hết sức khó khăn, do chưa có thu nhập, nhằm giảm gánh nặng, khoảng 80% tổng số NH có vay tiền từ Ngân hàng và tiền trả chậm với các đại lý vật tư nông nghiệp nên chi phí tài chính chiếm đến 8,6% (Bảng 3.4).

Chi phí trong giai đoạn sản xuất

NH chủ yếu chăm sóc và xử lý ra hoa cho trái, không phải tập trung lao động đào đất lên líp, đắp mô, giâm cành,… nên chi phí lao động giảm hơn so giai đoạn trồng mới và chiếm tỷ lệ 50%, vì phải xử lý ra hoa và phòng trừ dịch bệnh chổi rồng nên chi phí phân bón, thuốc BVTV tăng và chiếm 36,9%, chi phí tài chính chiếm 2,65% tổng phí sản xuất.

Bảng 3.4 Chi phí - Nông hộ (ha)

Stt Khoản mục Giai đoạn trồng mới (2 năm) Giai đoạn sản xuất (năm) Giá trị (Vnđ) Tỷ lệ (%) Giá trị (Vnđ) Tỷ lệ (%) 1 Giống 650.250 0,1%

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp (Trang 44 - 46)