TÓM TẮT CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp (Trang 34 - 35)

- Thời gian tiến hành khảo sát

TÓM TẮT CHƯƠNG

Qua chương 2, chúng ta có thể hiểu hơn về chuỗi giá trị, sự cần thiết phải phân tích chuỗi giá trị. Việc sơ đồ hóa chuỗi giá trị là cốt lõi của bất kỳ phân tích chuỗi giá trị nào vì thế chúng là yếu tố không thể thiếu và cung cấp cái nhìn tổng quan về toàn bộ chuỗi, mô tả các liên kết chuỗi giá trị. Tiếp đến, việc lượng hóa và mô tả chi tiết, cũng như phân tích quản trị và phân tích khả năng nâng cấp chuỗi giá trị cần được quan tâm thực hiện.

Để làm cơ sở cho nghiên cứu, phân tích chuỗi giá trị, người ta thường đề cập đến phương pháp tiếp cận, trong đó, phương pháp tiếp cận ngành hàng (CCA) thường được áp dụng phân tích chuỗi giá trị vì nó cho phép việc đánh giá kinh tế và tài chính, mà chủ yếu là tập trung vào phân tích việc tạo ra thu nhập và phân phối thu nhập trong ngành hàng. Bên cạnh việc phân tích lợi thế cạnh tranh ngành hàng nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao lợi thế cạnh tranh toàn ngành.

Trong quá trình thu thập thông tin làm cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu, đề tài thực hiện phương pháp chọn mẫu, khảo sát mẫu đối với các tác nhân tham gia vận hành chuỗi bằng bảng câu hỏi. Bên cạnh việc tiến hành phỏng vấn chuyên gia, phỏng vấn tác nhân hỗ trợ, thúc đẩy chuỗi.

Phương pháp phân tích thường dùng trong phân tích chuỗi giá trị ngành hàng là: phương pháp phân tích định tính và phương pháp thống kê mô tả; phương pháp phân tích lợi ích chi phí; phương pháp phân tích ma trận SWOT là cơ sở để đề ra giải pháp phát triển, nâng cấp chuỗi. Bên cạnh, việc sử dụng phân tích lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh bằng hệ số chi phí nguồn lực để đánh giá lợi thế của ngàng hàng trong nông nghiệp.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp (Trang 34 - 35)