PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TRÁI NHÃN TIÊU DA BÒ– ĐỒNG THÁP 3.1 Tổng quan về ngành hàng trái nhãn tiêu da bò Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp (Trang 35 - 41)

- Thời gian tiến hành khảo sát

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TRÁI NHÃN TIÊU DA BÒ– ĐỒNG THÁP 3.1 Tổng quan về ngành hàng trái nhãn tiêu da bò Đồng Tháp

3.1 Tổng quan về ngành hàng trái nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp

Giới thiệu về điều kiện tự nhiên Đồng Tháp

Đồng Tháp là 1 trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nơi đầu nguồn sông Tiền chảy qua biên giới vào Việt Nam. DT tự nhiên của tỉnh là 3.374,08km2, chiếm 8,17% diện tích vùng. Phía Bắc giáp tỉnh Prey Veng – Campuchia, đường biên giới dài 48,7 km. Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và TP Cần Thơ. Phía Tây giáp tỉnh An Giang. Phía Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang. Toàn tỉnh được thành 12 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm: TP Cao Lãnh, TP Sađéc, thị xã Hồng Ngự và 9 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung và Châu Thành.

Địa giới của tỉnh bị chia cắt bởi sông Tiền, trong 2 phần của vùng sinh thái chính của ĐBSCL: Vùng Đồng Tháp mười và vùng giữa sông Tiền và sông Hậu. Điều này gây bất lợi về phát triển giao thông đường bộ, chi phí vận chuyển cao, khó thu hút đầu tư vào lĩnh vực công thương nghiệp, thêm vào đó tỉnh không có nhiều khoáng, năng lượng và tay nghề lao động thấp nên bất lợi cho phát triển công nghiệp.

Nhờ lợi thế vào vị trí nằm sát sông Tiền với các tuyến giao thông thủy bộ từ biên giới Việt Nam – Campuchia ra biển, tạo điều kiện thuận lợi về giao thông thủy và là kinh tế đối ngoại hướng ra các nước Đông Nam á và là cửa ngỏ của vùng tứ giác Long Xuyên hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Thực trạng lao động và việc làm nông thôn

Dân số và lao động của Đồng Tháp phân bố không đều, các huyện phía Nam như: Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò, Cao Lãnh có mật độ dân số tương đối cao, việc đa dạng hóa sinh kế cho nông nghiệp đang được hướng đến. Tuy nhiên,

xu hướng đẩy lao động tương đối mạnh trung bình gần 5.000lao động/năm trong giai đoạn 2007-2011, nhưng khả năng tạo việc làm mới của công nghiệp và dịch vụ còn hạn chế. Trong khi đó, lao động ở lại khu vực nông nghiệp tiếp tục có trình độ, kỹ năng và tay nghề thấp, lớn tuổi, khả năng tiếp cận khoa học kỹ thuật làm cho năng suất lao động nông nghiệp tăng chậm. Tình trạng cơ giới hóa đang phát triển và cơ giới hóa từng phần, từng khâu từng bước làm giảm áp lực lao động mùa vụ nông nghiệp, tuy nhiên vẫn còn diễn ra khá gây gắt.

Giới thiệu về ngành nông nghiệp Đồng Tháp

Nông nghiệp là ngành sản xuất chính, năm 2012, đạt 14.211 tỷ đồng, chiếm 36% GDP của Tỉnh. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt mức cao nhất mức 15,1% năm 2005, giảm còn 7,0% năm 2008, còn 4,6% năm 2010, năm 2013 đạt 12.923 tỷ đồng (giá 1994). Trong đó, trồng trọt là ngành đóng vai trò quan trọng nhất, với các cây trồng chính là lúa, cây ăn trái, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Năm 2013, DT cây ăn trái toàn Tỉnh là 24.444 ha, trong đó, xoài 9.200ha, cây có múi 4.800 ha, cây nhãn 4.779 ha, còn lại là ổi và cây khác, tăng 1.799ha so với năm 2012, tăng chủ yếu ở nhãn và xoài. Trên cây nhãn, DT bệnh chổi rồng giảm so năm 2012 là 495,8ha do nông dân tích cực chăm sóc và áp dụng tốt quy trình phòng trừ bệnh nên phần lớn các vườn nhãn đang phục hồi tốt. Chất lượng vườn cây ăn trái, từng bước được nâng cao từ khâu cải tạo vườn, chọn giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch theo hướng VietGap. Công tác chuyển giao kỹ thuật đối với cây trồng được xúc tiến từ nguồn kinh phí khuyến nông và Đồng Tháp đã xây dựng mô hình canh tác xoài đủ điều kiện sản xuất an toàn ở huyện Cao Lãnh và TP Cao Lãnh (50ha/63 hộ tham gia) sinh trưởng và phát triển tốt; Mô hình trình diễn giống nhãn Tứ quý (nhãn Mỹ) chống chịu bệnh chổi rồng ở Châu Thành (1ha/2 hộ tham gia).

Vùng chuyên cây ăn trái sẽ phát triển ven sông Tiền, sông Hậu với diện tích trên dưới 15.000ha với các cây chủ lực như: xoài, nhãn, quýt, cam… Vùng chuyên

cây ăn trái ven sông Tiền và cù lao thuộc TP Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh (cồn Mỹ Xương, cồn Bình Thạnh) và một phần diện tích phía Nam huyện Tháp Mười sẽ có DT từ 7000 – 8.000 ha cây trồng chủ lực như: xoài, nhãn, ổi, quýt, cam... Cây ăn trái cũng sẽ được phát triển ở những nơi có điều kiện không bị ngập lũ, nhưng diện tích không lớn, chủ yếu ở vùng cù lao và một số ít ở phía Nam kênh Tân Thành – Lò Gạch thuộc huyện Tân Hồng với các cây chủ lực có khả năng chịu nước như ổi, xoài, nhãn. Trong tương lai, vùng cây ăn trái sẽ được cải tạo và áp dụng cơ giới hóa ở các khâu: làm đất cơ giới hóa 100% việc lên líp xây dựng vườn cây ăn trái; Khâu tưới tiêu: 85% DT SX được tưới tiêu bằng bơm điện; Khâu chăm sóc: có 85% DT được phun thuốc bảo vệ thực vật bằng máy.

Hình 3.1 Phân bố diện tích cây nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp Nguồn: Sở NN&PTNT Đồng Tháp – 2014

Riêng DT trồng cây nhãn toàn tỉnh là 4.857 ha, chủ yếu tập trung ở các huyện: Châu Thành, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung và TP Sađéc,…(Hình 3.1). Trong đó, nhãn tiêu da bò toàn tỉnh là 3.776ha.

Vùng SX nhãn của tỉnh Đồng Tháp được trồng tập trung tại các xã dọc theo hai bên bờ sông Tiền thuộc huyện Châu Thành (2.621ha), Cao Lãnh (809ha), Lấp Vò (111ha) và Lai Vung (91 ha), còn lại là TP Sa Đéc (77ha), TP Cao Lãnh (27ha),… Với tổng DT canh tác toàn tỉnh riêng cây nhãn tiêu da bò là 3.776ha, với năng suất bình quân 8,12tấn/ha. Vùng SX chủ yếu tập trung huyện Châu Thành, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung và TP Sa Đéc chiếm đến 98,2% diện tích toàn tỉnh về cây nhãn tiêu da bò (Hình 1.1).

Hình 3.2 Năng suất trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp Nguồn: Sở NN&PTNT Đồng Tháp – 2014

Năng suất bình quân trái nhãn da bò toàn tỉnh là 8,12 tấn/ha ước tính năm 2014, trong đó, năng suất cao nhất là huyện Châu Thành, Cao Lãnh do vùng cồn đất bãi bồi phù sa quanh năm. Năng suất thấp là huyện Tam Nông thuộc vùng trũng Đồng Tháp mười ít phù sa (Hình 3.2).

Cây nhãn hầu như được thu hoạch quanh năm tùy thuộc việc xử lý ra hoa của Nông hộ, tuy nhiên, mùa vụ chính thường từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Bên cạnh, việc áp dụng kiến thức kỹ thuật chăm sóc và xử lý ra hoa, thì do đặc thù

vùng đất canh tác các xã ven hai bên sông Tiền, Hậu và vùng đất cồn bãi bồi, phù sa do nước sông Tiền mang lại nên có năng suất cao. Các xã vùng lõi, thủy triều lên, xuống thấp lượng phù sa bồi đắp không nhiều nên năng suất thấp. Trong những năm qua, dịch bệnh chổi rồng tấn công trên vườn nhãn đang cho trái, gây giảm năng suất, chất lượng cho trái. Nhìn chung, việc canh tác cây nhãn với DT còn nhỏ lẻ, manh mún khoảng dưới 0,74ha/hộ. Hiện ngành nông nghiệp Tỉnh, Huyện tiến hành hỗ trợ nông dân dập dịch có hiệu quả, tuy nhiên, nhìn chung năng suất có giảm khoảng 5-7%/năm. Trong năm 2014, toàn tỉnh có 590 ha cây nhãn được trồng mới, chủ yếu là giống nhãn EDOR, Tứ Quý thay thế vườn nhãn già cỗi, sâu bệnh (Phụ lục 2).

Hình 3.3 Tình hình tiêu thụ trái nhãn tiêu da bò – Đồng Tháp Nguồn: Sở Công thương Đồng Tháp - 2014

Tình hình tiêu thụ: giá trái nhãn tươi thường biến động khoảng từ 6.000 đến 30.000 kg trái tươi, có thời điểm giá nhãn tươi sụt giảm nghiêm trọng, có lúc giảm gần 80% mức giá, NH sản xuất không bù đắp được chi phí. Đặc biệt, thời gian những năm gần đây, mặc dù giá đã tăng trở lại, nhưng năng suất giảm và chí phí cao do phòng trừ dịch bệnh chổi rồng, nên lợi nhuận ròng trên 1 ha đất canh tác không cao, điều đó, khiến người nông dân điêu đứng. Việc thu hoạch trái nhãn thường được thực hiện bằng cách cắt cành – thành từng chùm nhãn trái, đặt trong những cần xé xung quanh thường có lớp đệm, công việc này thường do TL thu

mua đảm nhận và thu hoạch, sau đó vận chuyển chủ yếu bằng ghe đến các VN tập trung hay LS trên địa bàn để bán lại chiếm hầu hết sản lượng của NH. Tại các VN sẽ tiến hành cắt tỉa cành đóng thùng và vận chuyển về Doanh nghiệp để xuất chủ yếu sang thị trường Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch chiếm khoảng gần 28% tổng lượng tiêu thụ, gần đây xuất sang Hàn Quốc, Mỹ nhưng sản lượng chưa nhiều. Còn lại tiêu thụ chủ yếu ở TP HCM và các tỉnh, thành trong cả nước (Hình 3.3). Tỷ lệ hao hụt trái nhãn khi vận chuyển ra xa vùng SX đến thị trường thường khá cao, chiếm gần 30% tổng SL SX của NH.

Đối với tỉnh Đồng Tháp, ngành cây ăn quả, đặc biệt là cây nhãn có vai trò kinh tế - xã hội hết sức quan trọng và đóng góp rất có ý nghĩa vào phát triển nông thôn, tạo lập sinh kế cho cộng đồng cư dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân và đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách. Vì vậy, các thể chế nhà nước tỉnh Đồng Tháp, đã có nhiều hoạt động tích cực để hỗ trợ, kể từ giai đoạn SX đến chế biến, xúc tiến thương mại…

Trong định hướng phát triển, Đồng Tháp đã chú ý đến cải thiện chất lượng giống; chuyển giao khoa học kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ dịch bệnh, đặc biệt tổ chức dập dịch chổi rồng trên cây nhãn; phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn phục vụ cho sản xuất và vận chuyển sản phẩm; xây dựng mô hình liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ; xây dựng thương hiệu; xây dựng cụm– điểm công nghiệp– tiểu thủ công nghiệp chế biến; xây dựng làng nghề truyền thống theo quy mô vừa và nhỏ; hỗ trợ xúc tiến thương mại trong nông nghiệp.

Tùy theo chức năng và nhiệm vụ mà một số cơ quan quản lý Nhà nước cũng như thể chế khác nhau có những vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngành trái nhãn. Bên cạnh chính sách là khuyến khích các ngân hàng hỗ trợ cho các tác nhân trong chuỗi giá trị trái nhãn vay vốn với nhiều chương trình khác nhau, như chương trình quốc gia giải quyết việc làm, chương trình dập dịch chổi rồng, chương trình hỗ trợ đầu tư và phát triển…Đặc biệt là tổ chức triển khai sâu rộng chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp nói chung.

Một phần của tài liệu Phân tích chuỗi giá trị và đề xuất giải pháp phát triển bền vững trái nhãn tiêu da bò - Đồng Tháp (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)