Đánh giá thực trạng ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong

Một phần của tài liệu Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh nam định luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 67 - 103)

trong nông nghiệp ở tỉnh Nam Định thời gian qua

2.3.1. Những thành tựu cơ bản

Thứ nhất, số lượng máy móc trang bị cho sản xuất nông nghiệp của Nam Định ngày càng tăng. Sau hơn 10 năm nhìn lại, việc ứng dụng thành tựu KHKT

nông nghiệp trong lĩnh vực cơ khí hoá đã tăng lên đáng kể. Cơ khí hoá nông nghiệp đã góp phần thiết thực phục vụ thâm canh, tăng vụ, phòng chống thiên tai (hạn, úng, sâu bệnh…), khắc phục một phần khó khăn trong sản xuất của các hộ nông dân, đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Cụ thể ở các khâu như làm đất, tưới tiêu, tuốt lúa, xay xát,... đều đạt mức độ cơ giới hoá khá cao, đặc biệt là khâu làm đất, với mức độ cơ giới hoá đạt được trên 90%. Áp dụng máy móc vào sản xuất nông nghiệp đã giải phóng người lao động khỏi nhiều công việc nặng nhọc. Ngoài ra, hệ thống thuỷ nông của tỉnh cũng được đầu tư để đảm bảo nhiều diện tích được chủ động tưới tiêu, với tỷ lệ tưới tiêu cao hơn mức trung bình chung của cả nước. Trong khâu chế biến, bảo quản nông sản phẩm, các hộ sản xuất đã có sự quan tâm trang bị máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thứ hai, những thành tựu của cuộc cách mạng sinh học được ứng dụng ngày càng rộng khắp, trong đó, phong trào sản xuất và ứng dụng lúa lai là bước tiến lớn nhất, được đánh giá là sớm và mạnh nhất các tỉnh phía Bắc.

Nam Định đã vươn lên tự sản xuất hạt lúa lai F1 và sản xuất thành công giống bố, mẹ.. Sản xuất ra giống lúa lai F1 theo phương pháp 3 dòng là một thành công lớn của Nam Định, góp phần làm tăng năng suất và sản lượng lúa, đưa sản lượng lúa của Nam Định đạt bình quân 1 triệu tấn/năm. Đặc biệt, Nam Định không chỉ đáp ứng đủ cho nông dân trong tỉnh yêu cầu về giống mà còn giúp các tỉnh Hải Phòng, Thái Bình,Thanh Hoá sản xuất lúa lai F1 thành công.Trên cơ sở đó, tỉnh đã chủ động về giống, kết hợp với việc áp dụng một số biện pháp có tính đột phá như bố trí cơ cấu diện tích nhóm xuân muộn để tránh rét, ứng dụng khảo nghiệm và đưa các giống lúa lai, lúa thuần, chọn những giống có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất để nâng cao năng suất và sản lượng lương thực. Hơn nữa, việc khảo nghiệm và triển khai thành công nhiều giống lúa mới năng suất cao đang là giải pháp hữu hiệu để tỉnh thực hiện chuyển đổi diện

tích đất trồng lúa giá trị thấp sang nuôi trồng thuỷ sản và cây hoa màu, cây công nghiệp giá trị cao. Ngoài ra, tỉnh còn có những cách làm cho hiệu quả kinh tế cao như sản xuất giống khoai tây bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào để nhân rộng việc trồng khoâi tây xuất khẩu, việc chăn nuôi giống lợn hướng nạc, vịt Triết Giang, ngan Pháp,… Việc áp dụng khoa học kỹ thuật đã làm tăng trưởng ngành nông nghiệp năm sau cao hơn năm trước. Toàn ngành nông nghiệp tăng trưởng bình quân 3,5 - 3,6%/năm, đảm bảo an ninh lương thực, chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá xuất khẩu có giá trị thu nhập ngày càng cao [32].

Thứ ba, việc ứng dụng rộng rãi những thành tựu KHKT&CN đã cho phép Nam Định thực hiện thâm canh, tăng vụ, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác. Vì ngoài việc chuyển đổi giống lúa chất lượng cao, có năng suất ổn định nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong nhiều năm, tỉnh Nam Định còn chú trọng phát triển cây vụ đông trên đất hai lúa. Có thể nói đây là hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh, tạo ra tập quán thâm canh 3 vụ trong năm. Nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, diện tích các cây hoa màu, cây công nghiệp phát triển theo hướng đa dạng hoá, thời vụ, diện tích vụ đông tăng nhanh, nhiều giống cây trồng có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất như: khoai tây Hà Lan, bí xanh, dưa chuột bao tử, ngô ngọt… Toàn tỉnh đã hình thành nhiều cánh đồng có thu nhập 60 - 80 triệu đồng/ha/năm, nhiều hộ có thu nhập trên 50 triệu đồng/năm, giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác đạt bình quân 33,13 triệu đồng [34]. Nhờ có hệ thống thuỷ lợi cây vụ đông đã được đưa xuống đất 2 vụ lúa còn nông dân thì được làm quen với tập quán làm vụ đông. Trên cơ sở hai vụ lúa ăn chắc thì trồng cây cà chua đông (cây chủ lực của tỉnh) cũng đem lại giá trị kinh tế cao. Hiện nay, cây cà chua đã được qui hoạch thành vùng nguyên liệu hàng hoá, cung cấp cho nhiều nhà máy, công ty lớn như Nhà

máy chế biến cà chua Hải Phòng, Nhà máy rau quả Hà Nội, Công ty chế biến thực phẩm Đồng Giao - Ninh Bình. Sau cây cà chua truyền thống thì vài năm gần đây có thêm các cây vụ đông đem lại hiệu quả kinh tế cao khác, như bí xanh, dưa chuột bao tử...

Kinh nghiệm trồng vụ đông trên đất 2 lúa đang mở ra hướng đi đầy tiềm năng cho Nam Định để từng bước nâng cao giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, nông dân phấn khởi, tin tưởng vào mô hình cây vụ đông trên đất hai lúa. Để cây vụ đông thực sự trở thành hàng hoá xuất khẩu, tiêu thụ với số lượng lớn, tỉnh đã thực hiện chủ trương "liên kết bốn nhà" giúp nông dân giải quyết những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Điển hình của mối quan hệ các nhà là sự liên kết giữa nông dân trồng cà chua xã Hải Tây huyện Hải Hậu và nhà máy chế biến cà chua Hải Phòng. Theo ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, nhà máy có thể mua thấp nhất 500đ/kg cà chua tại ruộng (cao hơn giá thị trường). Nhờ sự liên kết bốn nhà mà luôn tìm ra giống tốt, cho quả đều và chất lượng, nên việc thu mua của nhà máy cũng đẩy giá lên theo chất lượng quả. Làm tốt mô hình này, nhiều hộ nông dân đã thu được hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa rất nhiều. Chính vì vậy đây cũng là một trong những hướng chuyển đổi có hiệu quả trên những ruộng đất trồng lúa không đem lại hiệu quả kinh tế cao và đồng thời cũng giảm được chi phí cho quá trình huy động sử dụng máy móc trên đồng ruộng chuyên canh lúa.

Thứ tư, việc ứng dụng các thành tựu KHKT&CN đã đem lại cho người nông dân những kiến thức về kinh doanh, về kinh tế thị trường cần thiết, nhờ đó đem lại hiệu quả cao trên diện tích canh tác của mình.

Bắt đầu từ năm 2002, Nam Định đã tiến hành dồn điền đổi thửa. Nông dân tự nguyện, từ nhiều mảnh ruộng manh mún đã dồn lại thành một vài thửa lớn đã tạo ra những vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá lớn. Chính quyền tạo mọi điều

kiện và luôn khuyến khích, động viên cách làm sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp. Tỉnh uỷ có nghị quyết chỉ đạo công tác “dồn điền đổi thửa” [34], nhân dân tích cực hưởng ứng đã tạo ra những vùng chuyên canh lớn, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá tiêu thụ nội địa và tham gia xuất khẩu. Vùng đất cao thuận lợi cho sản xuất hai vụ lúa và cây vụ đông, vùng chiêm trũng sản xuất một vụ lúa bấp bênh, chuyển sang sản xuất đa canh: nuôi trồng thuỷ sản, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc gia cầm,... Từ việc “dồn điền đổi thửa”, các hợp tác xã có điều kiện quy hoạch lại, làm thuỷ lợi thuận tiện tưới tiêu đồng thời khuyến khích các gia đình có vốn lớn đào ao, thả cả, nuôi tôm, sản xuất đa canh, xây dựng kinh tế trang trại,... Cách làm này đã và đang tạo ra cho nông thôn Nam Định những chuyển biến tích cực, áp dụng khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho nông thôn đi dần vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

2.3.2. Những tồn tại chủ yếu

Tuy đã đạt được những thành tựu, song việc ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Nam Định vẫn còn nhiều hạn chế, trong đó những hạn chế chính là:

Một là, chính quyền các cấp còn "thả nổi" việc mua sắm và sửa chữa trang thiết bị, máy móc cho nông dân, do đó hiệu quả sử dụng máy móc chưa cao.

Việc trang bị máy móc cơ điện nông nghiệp trong những năm 90 chủ yếu là do hộ nông dân tự phát thực hiện, xuất phát từ nhu cầu trước mắt, thiếu sự chỉ đạo, huớng dẫn của các cơ quan hữu quan nhà nước.Vì vậy xuất hiện tình trạng mua sắm máy móc không phù hợp, hoặc chất lượng kém gây thiệt hại cho nông dân. Máy do nông dân tự chế chiếm 10% thị phần, được nhiều người ưa thích vì giá rẻ, dễ sử dụng, đặc biệt là phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nhưng do tận dụng nguyên liệu thừa, cũ nên dễ hỏng hóc, tiêu tốn nhiều nguyên liệu, phụ tùng thay thế không đồng bộ... Việc sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng các máy móc cơ

điện nông nghiệp cũng do nông dân tự mày mò, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và tự xoay xở khắc phục khó khăn nảy sinh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mặc dù cũng đã có các chương trình khuyến nông, khuyến lâm đối với tất cả các cây, con nhưng việc khuyến khích trang bị máy cơ điện còn thiếu.Thêm vào đó, đồng ruộng bị chia cắt manh mún cũng gây khó khăn lớn cho việc đưa máy xuống đồng ruộng của Nam Định. Diện tích canh tác tính trên đầu người nông dân quá thấp, mỗi nhân khẩu tính theo sào thì chỉ có chưa đầy 2 sào ruộng. Mỗi nông hộ thường có 5 -10 sào ruộng nhưng lại gồm nhiều mảnh, phân tán ở nhiều nơi, diện tích mỗi mảnh ruộng quá nhỏ nên rất khó đưa máy móc vào sản xuất.

Hai là, việc sử dụng các loại giống mới trong nông dân còn thiếu một sự tổ chức và kiểm soát chặt chẽ, làm giảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Nhiều địa phương không tổ chức sản xuất giống lúa lai do đó bị động về giống trong vụ mùa, nông dân phải chịu mua giống giá đắt, giống không đúng chủng loại, chất lượng không đảm bảo. Mặc dù lúa lai cho năng suất cao hơn và được đánh giá sinh trưởng tốt hơn trong những điều kiện thời tiết bất thuận (lũ lụt hay hạn hán) nhưng nhìn chung vẫn còn tình trạng lạm dụng các giống lúa lai Trung Quốc trong khi các giống này yêu cầu nhiều phân hoá học hơn, chất lượng gạo thấp hơn và làm cho đât canh tác thoái hoá nhanh hơn so với lúa thuần. Thậm chí vẫn còn có địa phương sử dụng giống lúa không có trong cơ cấu gieo cấy. Đối với các giống cây rau màu cũng vậy, những giống mới cho năng suất cao hơn hẳn so với giống cũ nhưng vẫn chưa được phổ biến gieo trồng ở các địa phương trong tỉnh. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới đã được tiếp thu và triển khai thực hiện thành công bằng những mô hình trình diễn diện rộng trên các vùng sinh thái khác nhau của tỉnh, nhưng việc triển khai mở rộng ra diện đại trà ở nhiều địa phương còn chậm, chủ yếu mới dừng lại ở dạng mô hình. Sở dĩ có điều này là do cấp uỷ,

chính quyền một số địa phương chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sản xuất nông nghiệp hoặc chỉ đạo theo kinh nghiệm, thiếu tính sáng tạo, chưa có giải pháp cụ thể để phát triển kinh tế nông nghiệp. Thêm vào đó, chất lượng đội ngũ khuyến nông tại các địa phương còn chưa đồng đều, chưa sâu sát với thực tế sản xuất của bà con nông dân nên cũng chưa có những hình thức khuyến nông thực sự hiệu quả.

Một số nơi còn sử dụng phân bón một cách tuỳ tiện, mất cân đối, phân tổng hợp N-P- K chưa được nông dân sử dụng rộng rãi.

Ba là, phong trào thâm canh tăng vụ chưa được thực hiện đồng đều giữa các huyện, xã. Hiệu quả sản xuất cây vụ đông đã thấy rõ nhưng trên thực tế, diện tích vụ đông trên chân hai lúa những năm qua ở Nam Định hầu như chỉ tập trung tại các xã, HTX nông nghiệp có truyền thống thâm canh, chưa phát triển đều khắp các vùng miền trong tỉnh. Ngoài nguyên nhân về sự bất lợi trong phát triển sản xuất vụ đông trên chân ruộng 2 vụ lúa do địa hình thấp, đất lúa chủ yếu là đất thịt nặng, chậm khô sau mỗi đợt mưa, thời vụ lúa mùa thường kết thúc muộn, bình quân ruộng đất trên đầu người thấp, thì lực lượng lao động chính ở nông thôn phải đi lên thành phố tìm việc làm, nhất là những tháng cuối năm là nguyên nhân quan trọng làm khan hiếm nguồn nhân lực để làm vụ đông hàng hoá. Diện tích chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng màu, trồng cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chưa tích cực, đất 2 lúa thịt nhẹ hoặc cát pha có điều kiện trồng màu, trồng cây công nghiệp song vẫn chưa chuyển. Một số diện tích đất trũng sản xuất lúa năng suất thấp, chi phí tiêu úng quá cao nhưng chưa được chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản.

Bốn là, trình độ cơ giới hoá trong khâu thu hoạch và sau thu hoạch còn yêú kém, do đó tỷ lệ tổn thất sản phẩm lớn.

Như trên đã đề cập, tỷ lệ cơ giới hoá khâu thu hoạch của tỉnh Nam Định hiện nay hầu như chưa có, nên nông dân vẫn gặt thủ công là chủ yếu. Trong khâu này, tổn thất sản phẩm từ 1,5 đến 4%, trong đó tập trung chủ yếu vào vụ đông xuân (đối với lúa). Quá trình thu hoạch chưa được cơ giới hoá, thiếu cách thu hoạch thích hợp với từng loại rau, quả, dẫn đến chúng bị tổn thương cơ học và độ thối rữa cao. Đặc biệt, do thiết bị đóng gói kém nên việc phân loại, sơ chế và vận chuyển thường không đảm bảo. Việc bảo quản tập trung, sử dụng các giải pháp tiên tiến ít được chú ý nghiên cứu và triển khai, nên hiện tại chủ yếu vẫn sử dụng các biện pháp truyền thống như đựng thóc trong bồ, cót quây, thùng, chum... Cho đến nay việc tích luỹ lúa gạo đối với các hộ nông dân, các hợp tác xã, các chủ nhà máy xay xát vẫn hết sức tạm bợ, đầu tư còn rất hạn chế. Ngoài phương pháp đóng bao xếp chồng để quanh nhà ở hoặc quanh nơi lắp đặt máy móc, các hộ gia đình chưa có một biện pháp nào khác để bảo quản lúa gạo. Chính vì vậy, hàng năm sự tổn thất về lúa gạo do sâu mọt, ẩm mốc, chim chóc hay chuột bọ phá hoại chiếm một tỷ lệ đáng kể. Hệ thống các kho chứa đựng phần nhiều ở trong tình trạng xuống cấp hoặc hư hỏng nặng, nhiều kho trong tình trạng không sử dụng được. Mặt khác, kho chứa của các nhà máy xay xát thường nhỏ, chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật…

Công nghệ sấy thóc gạo chưa phát triển, thóc thường phơi trên sàn đất, bê tông hay trên đường rải nhựa dẫn đến độ rạn, gãy rất cao(30 - 40%). Thêm vào đó, do phơi thóc ở sàn nên nhiệt độ không thích hợp, điều kiện vệ sinh không đảm bảo dẫn đến tỷ lệ sạn, cát vượt qua tiêu chuẩn cho phép, vì vậy giá gạo xuất khẩu thường thấp hơn loại cùng phẩm cấp của nước khác (như Thái Lan). Ngoài ra theo nhiều chuyên gia về lúa gạo, ngay từ trong quá trình canh tác của người nông dân đã tiềm ẩn nguy cơ gây thất thoát lớn khi thu hoạch lúa. Chẳng hạn như việc bón phân không cân đối khiến cho thân cây lúa bị mềm, xốp, hạt rất dễ

bị rụng khi chín hay việc gieo mạ quá dầy cũng khiến cho việc thu hoạch lúa gặp khó khăn, hạt lúa bị va đập nhiều dễ rơi xuống ruộng… Thực tế là trong khâu giống do không được chuẩn bị đầy đủ và đồng bộ cũng đã góp phần làm cho tỷ lệ thất thoát ở mức cao. Mặc dù đã có nhiều giống tốt cho năng suất cao, phẩm cấp gạo tốt nhưng hiệu quả vẫn thấp do hạt dễ bị rụng khi chín. Ngược lại cũng

Một phần của tài liệu Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh nam định luận văn ths kinh tế 60 31 01 pdf (Trang 67 - 103)