nghiệp tỉnh Nam Định
2.2.2.1. Trang bị các phương tiện sản xuất cơ giới cho nông nghiệp
Nam Định được coi là địa phương đi đầu trong phong trào cơ giới hoá so với các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Trong giai đoạn từ năm 1996 đến nay Đảng bộ và chính quyền Tỉnh luôn quan tâm đến việc trang bị các loại máy móc, phương tiện phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp. Tỉnh đã nhận thấy rằng, chỉ có tăng cường ứng dụng KHKT&CN cụ thể là đưa máy móc, ô tô, tàu thuyền,... vào sản xuất thì mới tăng nhanh được năng suất lao động nông nghiệp. Nhờ vậy, số máy móc được trang bị cho nông nghiệp ngày càng tăng nhanh. Xem bảng 2.2.1.
Bảng 2.2.1. Trang bị một số máy móc thiết bị chủ yếu 1996 2000 2006 2008 Tổng số Hộ Tổng số Hộ Tổng số Hộ Tổng số Hộ Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng 9.635 8.908 92,45 14.341 1.3371 93,24 26.198 24.487 93,47 26.643 24.903 93,47 1. Máy kéo lớn (> 35cv ) 42 25 59,52 116 69 59,48 229 137 59,83 235 143 60,85 2. Máy kéo trung (12cv -5cv) 170 160 94,12 480 463 96,46 946 913 96,51 950 914 96,21 3. Máy kéo nhỏ (<12cv) 861 852 98,95 2.422 2.400 99,09 4.771 4.733 99,20 4.780 4.7736 99,08 4. Máy tuốt lúa 1.780 1.780 100,00 2.669 2.669 100,00 4.169 4.167 99,95 4.200 4.198 99,95 5. Lò, máy sấy sản phẩm 17 15 88,24 30 26 86,67 98 90 91,84 105 97 92,38 6. Máy chế biến lương thực 832 829 99,64 1.430 1.425 99,65 3.692 3.688 99,89 3.885 3.873 99,69 7. Máy chế biến gỗ 2.120 2.111 99,58 2.560 2.550 99,61 4.160 4.153 99,83 4.300 4.290 99,77 8. Bình phun thuốc trừ sâu có
động cơ 48 35 72,92 65 48 73,85 216 161 74,54 220 161 73,18 9. Máy bơm nước 2.432 1.775 72,99 3.127 2.287 73,14 5.435 3.976 73,16 5.440 3.976 73,09 10. Máy chế biến thức ăn gia
súc 167 162 97,01 198 193 97,47 438 431 98,40 440 433 98,41 11. Máy chế biến thức ăn thuỷ
sản 20 18 90,00 35 32 91,43 76 70 92,11 90 84 93,33 12. Tàu, thuyền, xuồng đánh
bắt thuỷ sản có động cơ 1.118 1.118 100,00 1.137 1.137 100,00 1.816 1.816 100,00 1.840 1.840 100,00 13. Tàu, thuyền, xuồng vận tải
Số liệu ở bảng trên cho thấy, nếu như năm 1996, số máy móc thiết bị chủ yếu các loại phục vụ cho sản xuất nông nghiệp mới có 9.635 máy thì đến năm 2000 đã tăng lên 14.341 máy (tăng gần 50%) và tính đến năm 2008 là 26.642 (tăng 276,5%). Đáng chú ý là, số máy móc được trang bị chủ yếu là do các hộ sản xuất trang bị chiếm hơn 90% lượng máy móc của toàn tỉnh.
Tổng số máy kéo năm 1996 là 1.073, bao gồm cả máy kéo lớn, máy kéo trung và máy kéo nhỏ. Sau hơn 10 năm, năm 2008 tổng số máy kéo được trang bị đã tăng đến 5.965 (tăng 556%), trong đó, máy kéo nhỏ chiếm phần lớn, khoảng 80%. Điều này cũng phù hợp với điều kiện sản xuất hộ gia đình.
Đối với máy tuốt lúa, tỷ lệ tăng nhanh nhất trong thời gian tương ứng với mức tăng 236%. Loại máy này chủ yếu là do tự các hộ sản xuất trang bị (xấp xỉ 100%), số ít còn lại thuộc các hợp tác xã.
Số lượng các loại lò, máy sấy nông sản phẩm, máy chế biến lương thực, máy chế biến gỗ phục vụ cho khâu thu hoạch và chế biến tăng khá nhanh, từ 2.960 máy năm 1996 lên 8.290 năm 2008 (tăng gần 3 lần), nhờ đó đã đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nông dân và giải quyết được nhiều hạn chế trong khâu này.
Máy chế biến thức ăn gia súc cũng có tỷ lệ tăng khá cao 2,63 lần. Điều đó có tác động lớn đến phát triển chăn nuôi, giúp người nông dân chủ động hơn trong việc đảm bảo thức ăn cho gia súc, gia cầm và tăng nhanh sản lượng thực phẩm. Riêng đối với máy bơm nước dùng cho nông, lâm, thuỷ sản thì hộ sản xuất chỉ sử dụng lượng máy chiếm khoảng hơn 70%, vì dịch vụ này cũng có nhiều hợp tác xã nông nghiệp tổ chức cung ứng. Số máy bơm cũng đã tăng hơn 2 lần tính từ năm 1996 đên 2008, do nông dân đã nhận thức đúng vai trò của việc tưới tiêu chủ động đối với việc cải thiện và tăng năng suất đất đai và cây trồng.
Trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản số lượng máy chế biến thức ăn thuỷ sản tăng cao nhất. So với năm 1996, số lượng máy chế biến thức ăn thuỷ sản
năm 2000 tăng 175%, năm 2006 tăng 380% và năm 2008 tăng 450%. Các phương tiện đánh bắt và tàu thuyền vận tải thuỷ sản có động cơ tuy hoàn toàn do các hộ tự mua sắm nhưng cũng có sự tăng lên đáng kể, từ 1.146 chiếc năm 1996 lên 1.209 chiếc năm 2000 và đặc biệt đến năm 2008 thì số lượng tàu thuyền đã tăng lên 1.998 chiếc với tổng công suất là 51.250 CV (tăng gần 2 lần so với năm 1996). Các loại phương tiện khai thác cơ giới có công suất lớn đã dần thay thế các phương tiện thủ công, công suất nhỏ, nhờ vậy sản lượng khai thác qua các năm cũng không ngừng tăng lên.
Nhờ số phương tiện sản xuất cơ giới tăng nhanh nên nhiều khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hoá. Cụ thể:
- Cơ giới hoá làm đất
Việc chủ động được nguồn nước đã góp phần làm tăng diện tích trồng lúa. Hàng năm, toàn tỉnh đạt khoảng 88 - 90% diện tích gieo cấy lúa nước còn lại là gieo trồng các loại cây trồng cạn khác. Với số máy kéo tăng nhanh qua các năm đã nâng tỷ lệ cơ giới hoá làm đất lên rất nhiều. Cụ thể, năm 1996 chỉ có 0,01 máy kéo/1ha đất canh tác thì đến năm 2000, tỷ lệ này đã tăng lên đến 3 lần, đạt 0,03 máy/ha và đến năm 2008 thì tăng lên đến hơn 6 lần, đạt 0,062 máy/ha. Việc tăng số máy móc trên 1 ha đất canh tác đã đưa tỷ lệ diện tích trồng lúa được cơ giới hoá tăng từ 23% năm 1996 lên 69% năm 2000 và hơn 90% năm 2008 (trong khi tỷ lệ này của cả nước là 72%) [35]. Đối với cây trồng cạn, tỷ lệ này tăng tương ứng từ 17% lên 23% và 45%.
Bảng 2.2.2. Mức độ cơ khí hoá khâu làm đất Năm Tổng số máy kéo (chiếc) Tổng diện tích đất nông nghiệp (ha) Số máy /ha
Độ cơ giới hoá (%)
Lúa Cây trồng cạn
1996 1.073 102483,784 0,01 23 17
2000 3.018 98542,10 0,03 69 23
2006 5.946 96554,14 0,0616 87 34
2008 5.965 96201,95 0,062 93 45
Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Nam Định (2009).
Sở dĩ tỷ lệ cơ giới hoá làm đất đối với cây trồng cạn thấp hơn cây lúa là do người nông dân vẫn còn tâm lý tận dụng thời gian, tranh thủ xen canh, gối vụ. Trong tổng số diện tích gieo trồng lúa vẫn còn có diện tích trồng kém hiệu quả, năng suất thấp nhưng vì thói quen nên việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng chưa được cải thiện, dẫn đến vệc giảm lợi ích của nông dân.Thêm vào đó, còn có những yếu tố khách quan có tác động hạn chế mức độ cơ giới hoá khâu làm đất như: kích thước ruộng đất nhỏ, lẻ, manh mún, phân tán, chưa hình thành được những vùng chuyên canh tập trung, lao động dư thừa ở nông thôn chưa được giải quyết… Những điều đó đã gây ra những hạn chế rất lớn, ảnh huởng đến khả năng sử dụng máy và tiếp nhận kỹ thuật cơ giới hoá trong nông nghiệp. Bên cạnh đó còn có vấn đề nữa là hầu hết các máy có thời gian sử dụng lâu năm nên công suất hoạt động thấp, thường hư hỏng và tốn hao nhiều nguyên liệu. Nhiều máy còn được nhập từ những năm 1980, phụ tùng thay thế khan hiếm, máy công tác cũ kỹ, chắp vá như máy bừa, chức năng cày xới còn nhiều hạn chế nên chi phí sản xuất còn cao. Tuy còn những hạn chế như trên, song hiện nay Nam Định vẫn
là một trong những địa phương đi đầu của các tỉnh phía bắc về việc áp dụng khoa học công nghệ và cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp.
- Cơ giới hoá gieo trồng và chăm só
Gieo trồng và chăm sóc là một giai đoạn quan trọng, có tác động đến năng suất, chất lượng của cây trồng. Từ năm 2005 - 2006 nhiều mô hình trình diễn về phương pháp gieo sạ bằng máy sạ hàng đã được áp dụng phổ biến tại nhiều địa phương, điển hình là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh phía bắc đồng bằng sông Hồng. Nhưng đối với Nam Định do hạn chế về ruộng đất sản xuất nhỏ, lẻ, manh mún cộng với giá thành máy gieo sạ cao nên nông dân tại đây chưa có cơ hội tiếp cận và sử dụng. Phải đến năm 2008, công cụ gieo cấy này mới bắt đầu xuất hiện trên đồng ruộng của một số hợp tác xã tại các huyện Hải Hậu, Giao Thuỷ,... Cụ thể, vụ xuân năm 2008 - 2009, được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông, khuyến ngư Nam Định với sự hỗ trợ của Nhà nước (tới 30% giá trị giàn gieo sạ) [30], HTXNN Hùng Tiến huyện Giao Thuỷ đã tiếp nhận 20 giàn sạ lúa theo hàng,. Các hộ tham gia mô hình được nghe tập huấn kỹ thuật về cách sử dụng giàn gieo sạ cũng như toàn bộ qui trình kỹ thuật thâm canh cho lúa gieo thẳng. Sử dụng công cụ này người nông dân giảm được tiền thuê cấy, giảm được công lấy bùn gieo mạ và hoàn thành được diện tích cấy trong khung thời vụ tốt nhất. Mô hình này thành công không những mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nông dân mà còn thay đổi được tập quán lâu đời trong sản xuất nông nghiệp đó là cứ phải gieo mạ, nhổ mạ và cấy lúa. Cũng chính vì cây lúa gieo sạ không phải nhổ lên cấy lại như gieo mạ nên không tổn thương rễ, mất ít thời gian hồi phục, cây lúa có đà sinh trưởng phát triển mạnh, tạo ra những bông lúa mẩy, hạt chắc, cho năng suất cao hơn lúa cấy. Nhưng đáng tiếc là cho đến nay, tỷ lệ diện tích được gieo sạ còn quá thấp, mới chỉ đạt khoảng 5% tổng diện tích gieo cấy.
Những năm gần đây, nông dân Nam Định cũng đã chuyển từ việc sử dụng phân đơn sang kết hợp sử dụng phân bón tổng hợp N - P - K. Việc nông dân áp dụng rộng rãi phân bón tổng hợp vào sản xuất đã đảm bảo được cân đối dinh dưỡng, hạn chế sâu bệnh và tạo độ đồng đều cao trên đồng ruộng. Năm 1996, trên địa bàn tỉnh, sản xuất nông nghiệp vẫn còn hoàn toàn sử dụng bón phân đơn nhưng đến năm 2000, nhiều địa phương trong tỉnh đã kết hợp sử dụng bón kết hợp phân đơn với phân tổng hợp, đạt khoảng 35% diện tích lúa gieo cấy. Năm 2008, tỷ lệ bón phân tổng hợp (N - P - K: 16:16:18; N - P - K: 5:10:3,...) đã được nâng lên đến 80% diện tích gieo cấy ở cả 10 huyện và thành phố. Có thể thấy đó là một bước tiến kỹ thuật đáng kể trong kỹ thuật thâm canh nông nghiệp tại tỉnh Nam Định thời gian qua.
Trong công tác phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ thực vật, tỉnh đã triển khai tổ chức phòng trừ kịp thời, sớm thực hiện biện pháp 4 đúng (đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời điểm, đúng đối tượng) trên phạm vi toàn tỉnh. Nhờ vậy, một khi có dịch hại bùng phát thì chỉ cần một thời gian ngắn (3- 4 ngày) là đã phòng trừ xong, bảo vệ an toàn cho lúa và các cây trồng khác. Tuy vậy, do hạn chế về nhận thức nên nông dân vẫn còn lạm dụng phân đạm, có nhiều nơi nông dân vẫn bón từ 10 - 12kg/sào (thừa 4 - 6 kg/sào), gây mất cân đối và không có hiệu quả nên khiến cho thân cây lúa bị mềm, xốp, hạt rất dễ bị rụng khi chín, làm giảm sản lượng thu hoạch.
- Cơ giới hoá vận chuyển
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Nam Định, nhiều nơi đã có đường giao thông thuỷ bộ thuận tiện cho phương tiện giao thông vận tải cơ giới đi lại tại các vùng nông thôn. Vì vậy, điều kiện vận tải nguyên liệu từ các vùng lúa trong tỉnh về trung tâm chế biến đã rất thuận tiện, có thể huy động được 2.000 tấn/phương tiện/ngày.
Vận chuyển nông sản, vật tư nông nghiệp ở địa hình nông thôn chủ yếu sử dụng các loại phương tiện vận tải công suất nhỏ, vừa trên cơ sở tận dụng một phần năng lực được trang bị trong nông nghiệp như các loại máy kéo 4 bánh và 2 bánh. Trong những phương tiện được sử dụng cho quá trình vận chuyển nông sản ở các địa phương thì xe công nông đầu ngang trở thành phương tiện vận chuyển thông dụng và khá tiện lợi ở vùng nông thôn. Vì xe công nông có thể chạy khắp các hang cùng ngõ hẻm, tới bất cứ nơi nào mà xe tải không thể tới được. Do nhu cầu vận chuyển nông sản, hàng hóa ở khu vực nông thôn ngày càng cao nên lượng xe công nông cũng tăng theo.
Đến năm 2008, khối lượng hàng hoá nông sản được vận chuyển bằng các phương tiện cơ giới các loại đạt 70% tổng sản lượng, tăng 40% so với năm 2000. Ngoài ra, bà con nông dân còn sử dụng xe cải tiến, xe bò, xe tự chế để vận chuyển nông sản từ ruộng về nhà. Sản xuất còn chưa mang tính hàng hoá nên ngay cả trong khâu vận chuyển thì sự tiết kiệm sử dụng máy móc cũng được phát huy tối đa. Hầu như là huy động chủ yếu sức lực của các thành viên trong gia đình (sử dụng xe cải tiến).
Cơ giới hoá thu hoạch, chế biến và bảo quản.
Đối với sản xuất nông nghiệp, khâu chế biến, bảo quản sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó quyết định đến giá trị gia tăng của nông phẩm. Nhận thức được điều đó, tỉnh Nam Định đã quan tâm đầu tư trang bị công cụ cơ giới ngày càng nhiều cho lĩnh vực này. Tính từ năm 2000 đến nay, số cơ sở chuyên chế biến nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh đã tăng đáng kể và được sử dụng rộng khắp các xã huyện. Nếu như năm 2000, số xã có cơ sở chế biến nông sản đạt 88,06% thì đến năm 2006 đã đạt 100%, theo đó tổng số cơ sở chế biến cũng tăng lên. Năm 2006 số cơ sở chế biến tăng 14,41% so với năm 2000 và đến năm 2008 tiếp tục tăng lên 27 cơ sở nữa so với năm 2006.
Bảng 2.2.3. Số cơ sở chế biến nông - lâm - thuỷ sản
Chỉ tiêu ĐVT 1996 2006 2008
1. Số cơ sở chuyên chế biến nông sản cơ sở 4.685 5.396 5.387 2. Xã có cơ sở chuyên chế biến nông sản xã 177 195 195 3. Tỷ lệ xã có cơ sở chuyên chế biến nông sản % 88,06 100,00 100 4. Số cơ sở chuyên chế biến lâm sản cơ sở 1.859 10.799 10.801 5. Xã có cơ sở chuyên chế biến lâm sản xã 130 194 195 6. Tỷ lệ xã có cơ sở chuyên chế biến lâm sản % 64,68 99,49 100 7. Số cơ sở chuyên chế biến thuỷ sản cơ sở 107 352 457 8. Xã có cơ sở chuyên chế biến thuỷ sản xã 17 32 41 9. Tỷ lệ xã có cơ sở chuyên chế biến thuỷ sản % 8,46 16,41 21,02
Nguồn: Cục thống kê Nam Định (2009), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2000, 2008.
Số cơ sở chế biến nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn các xã cũng tăng lên. Đến năm 2008, 100% số xã có cơ sở chế biến nông sản, đặc biệt là mức tăng từ năm 2000 đến năm 2008 của số cơ sở chế biến lâm sản, đạt 480,9%. Số cơ sở chế biến thuỷ sản, do kinh phí lớn, vốn đầu tư nhiều nên tỷ lệ tăng thấp hơn so với số cơ sở chế biến nông sản và số cơ sở chế biến lâm sản: từ 8,46% số xã có cơ sở chế biến thuỷ sản năm 2000 đã tăng lên 21,02% năm 2008. Đây là một bước tiến đáng kể trong việc ứng dụng KHKT&CN vào việc nâng cao giá trị hàng hóa nông sản tại Nam Định. Đặc biệt, số cơ sở chế biến thuỷ sản tăng rất