Đối tượng TNSP

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập theo chuẩn Pisa trong dạy học chương Các định luật bảo toàn Vật lí 10 THPT (Trang 113)

7. Đóng góp mới của đề tài

3.2.1. Đối tượng TNSP

- Bài tập trong chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 -THPT

- Thực nghiệm được tiến hành vào đầu học kì 2 năm học 2014 - 2015, đối với HS ở các lớp 10 trường THPT Quỳnh Lưu 1, Quỳnh Lưu - Nghệ An.

3.2.2. Phương pháp TNSP

3.2.2.1. Chọn mẫu thực nghiệm

Chúng tôi chọn nhóm thực nghiệm gồm 2 lớp 10A2, 10A3; và nhóm đối chứng gồm 2 lớp 10A1, 10A4. Các lớp được chọn có sĩ số, điều kiện tổ chức dạy học, có trình độ và chất lượng học tập tương đương nhau.

Nhóm TNg Nhóm ĐC

Lớp 10A2, 10A3 10A1, 10A4.

TỔNG SỐ HS 95 93

3.2.2.2. Lựa chọn giáo viên thực nghiệm

- Thầy Tạ Đình Hiền – giáo viên vật lí - Tổ trưởng tổ Vật lí-tin-công nghệ - Trường THPT Quỳnh Lưu 1, Quỳnh Lưu, Nghệ An.

- Cô Nguyễn Thị Hoài Đức – giáo viên vật lí - tổ Vật lí-tin-công nghệ, Trường THPT Quỳnh Lưu 1, Quỳnh Lưu, Nghệ An.

3.2.2.3. Tiến hành thực nghiệm

3.3. Nội dung TNSP

Ở các lớp TN, GV dạy theo giáo án TN đã soạn, trong quá trình dạy học có sử dụng BT theo chuẩn PISA trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 - THPT.

Ở các lớp ĐC, GV sử dụng PP dạy học thông thường, không sử dụng bài tập theo chuẩn PISA.

Cho HS các lớp làm bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra 1 tiết để so sánh, ĐG kết quả TN.

3.4. Kết quả TNSP

3.4.1. Đánh giá định tính

hành theo tiến trình dạy học, chúng tôi rút ra được một số nhận xét về một số năng lực của HS như sau:

Đối với các lớp ĐC:

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: HS thụ động, hoạt động dưới sự hướng dẫn của GV. GV cần phải làm việc nhiều để giúp HS nhận biết, hiểu và giải quyết được vấn đề của bài toán.

- Năng lực sáng tạo: HS làm bài tập một cách máy móc, ghi nhớ kiến thức theo kiểu học thuộc rồi tái hiện để trả lời.

- Năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác: HS ít đưa ra ý kiến, bạn bè ít trao đổi về PP làm bài.

- Mức độ tiếp cận thông tin: Các thông tin phục vụ trong bài làm rất hạn chế, HS nặng về giải toán mà ít hiểu biết về các kiến thức khoa học.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Do ít trao đổi và nội dung bài cũng hạn chế về mặt thông tin nên HS khó tiếp cận, ngôn ngữ trình bày của HS cũng hạn chế.

Đối với các lớp TN:

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề: HS từ tư thế bị động đã chuyển sang tư thế chủ động, tham gia tích cực các hoạt động nhận thức do GV tổ chức. GV hoạt động ít hơn, HS chịu khó đọc và tự giải quyết vấn đề của bài học.

- Năng lực sáng tạo: HS linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc tiếp nhận thông tin và giải quyết các yêu cầu của bài tập.

- Năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác: HS thảo luận nhiều hơn, trao đổi thông tin, tranh luận để có đáp án tốt nhất cho các câu hỏi của bài học.

thông tin về kiến thức khoa học trong phần dẫn được các em huy động tối đa để trả lời bộ câu hỏi trong bài.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: HS chủ động tiếp cận các ngôn ngữ khoa học, phân tích các từ ngữ một cách cẩn thận.

Ở nhóm TN các tiết học có mức độ tích cực của HS cao hơn các lớp ĐC. Ở các lớp TNg, HS còn đặt câu hỏi cho GV đối với những vấn đề mà các em quan tâm. Điều này chứng tỏ HS đã học với mức độ tích cực khá cao.

Từ các kết quả trên cho thấy việc sử dụng BT theo chuẩn PISA đã thực sự có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận của HS, góp phần không nhỏ vào việc ĐG NL của HS. Việc đưa BT theo chuẩn PISA vào dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 - THPT là một việc đúng đắn và có cơ sở khoa học.

3.4.2. Đánh giá định lượng

3.4.2.1. Kết quả thống kê theo số lượng câu kiểm tra

Qua các bài kiểm tra, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được các bảng số liệu sau:

Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả kiểm tra của nhóm TN

Năng lực Đọc hiểu Khoa học Toán học

Nhóm Số TN lượng 4 câu hỏi (380 lượt trả lời) Đạt TL KĐ TL % % 5 câu hỏi (475 lượt trả lời) Đạt TL KĐ TL % % 3 câu hỏi (285 lượt trả lời) Đạt TL KĐ TL % %

10 A2, 95 10A3

346 91,05 34 8,95

389 81,9 86 18,1 183 64,2 102 35,8

Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả ĐG các NL của nhóm thực nghiệm

Biểu đồ 3.2. So sánh tỉ lệ ĐG các NL của HS nhóm thực nghiệm

Năng lực Đọc hiểu Khoa học Toán học Nhóm Số ĐC lượng 4 câu hỏi (372 lượt trả lời) Đạt TL KĐ TL % % 5 câu hỏi (465 lượt trả lời) Đạt TL KĐ TL % % 3 câu hỏi (282 lượt trả lời) Đạt TL KĐ TL % % 10 A1 93 10A4 326 87,6 46 12,4 357 76,8 108 23,2 172 61 110 39

Biểu đồ 3.4. So sánh tỉ lệ các mức độ đạt được của nhóm ĐC

Biểu đồ 3.6. So sánh tỉ lệ các mức độ đạt được của nhóm TN và nhóm ĐC

Phân tích kết quả

Qua quá trình TN cho thấy, ở các nhóm TN và nhóm ĐC, đa số các em đã làm được bài kiểm tra, nhưng ở nhóm ĐC cacs em gặp nhiều khó khăn hơn HS ở nhóm TN.

Qua bảng tổng hợp kết quả 3.2 và 3.3 cho thấy:

- Lĩnh vực đọc hiểu: Ở nhóm TN, số câu trả lời đạt/không đạt là 346/34, với tỉ lệ 91,05%/ 8,95%. Ở nhóm ĐC, số câu trả lời đạt/không đạt là 326/46, với tỉ lệ 87,6%/ 12,4% . Như vậy, nhìn chung NL đọc hiểu của các em có phần trội hơn so với nhóm ĐC(91,05%/87,6%). Vậy với việc tiếp cận với bài tập PISA đã giúp các em giải quyết vấn đề một cách chủ động hơn, tốt hơn, hình thành cho các em NL đọc hiểu văn bản.

- Lĩnh vực khoa học: Ở nhóm TN, số câu trả lời đạt/không đạt là 389/86, tỉ lệ 81,9%/ 18,1%. Còn ở nhóm ĐC, số câu trả lời đạt/không đạt là 357/108, tỉ lệ

76,8%/ 23,2%. Vậy ở nhóm TN, các em có phần trả lời đạt nhiều hơn HS ở nhóm ĐC, điều này cho thấy được tiếp cận với câu hỏi theo dạng PISA đã giúp HS hình thành NL khoa học tốt hơn.

- Lĩnh vực toán học: Ở nhóm TN, số câu trả lời đạt/không đạt là183/102 , với tỉ lệ 64,2%/ 35,8%. Ở nhóm ĐC, số câu trả lời đạt/không đạt là172/110, với tỉ lệ 61%/39%. Như vậy, NL làm toán của các em có phần trội hơn so với nhóm ĐC(64,2%/61%). Với việc tiếp cận BT theo chuẩn PISA, các em HS xử lí các bài tập tính toán trong thực tế tốt hơn

3.4.2.2. Kết quả thống kê theo điểm kiểm tra

Qua các bài kiểm tra, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được các bảng số liệu sau:

Bảng 3.4. Bảng thống kê điểm bài kiểm tra của các lớp

Lớp Nhóm Tổng số HS Điểm số Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 10A1 ĐC 48 0 0 0 2 4 6 10 14 7 5 10A2 TN 49 0 0 0 1 2 3 11 17 9 6 10A3 TN 46 0 0 0 3 5 7 10 14 5 2 10A4 ĐC 45 0 0 0 4 7 10 10 11 3 0

Nhóm Tổng số HS Điểm số Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 95 0 0 0 4 7 10 21 31 14 8 ĐC 93 0 0 0 6 11 16 20 25 10 5

Biểu đồ 3.7.Phân bố điểm của hai nhóm TN và ĐC

Bảng 3.6. Bảng phân phối tần suất Nhóm Tổng số HS Số % HS đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 95 0 0 0 4,2 7,4 10,52 22,1 32,63 14,73 8,42 ĐC 93 0 0 0 6,4 11,8 17,2 21,5 26,9 10,8 5,4

Đồ thị 3.1. Đồ thị phân phối tần suất điểm của hai nhóm TN và ĐC

Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất tích lũy Nhóm Tổng số HS Số % HS đạt điểm Xi trở xuống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 95 0 0 0 4,21 11,58 22,1 44,21 76,84 91,58 100 ĐC 93 0 0 0 6,45 18,28 35,48 56,99 83,87 94,62 100

Đồ thị 3.2.Đồ thị phân phối tần suất tích lũy của hai nhóm TN và ĐC

Bảng 3.8. Bảng phân loại theo học lực của HS Nhóm Tổng số HS Số % HS Kém Yếu TB Khá Giỏi (0-2) (3-4) (5-6) (7-8) (9-10) TN 95 0 4,21 17,9 54,74 23,16 ĐC 93 0 6,45 29,03 48,38 16,13

Biểu đồ 3.8. Phân loại theo học lực của HS

Các tham số cụ thể

- Trung bình cộng: là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu, được tính theo công thức:

- Phương sai:

- Độ lệch chuẩn cho biết độ phân tán quanh giá trị , được tính theo công thức

, càng nhỏ tức là số liệu càng ít phân tán .

- Hệ số biến thiên: , cho phép so sánh mức độ phân tán của các số liệu .

- Sai số tiêu chuẩn: ,

Xi là điểm số, ni là số HS đạt điểm Xi, n là số HS làm bài kiểm tra.

Bảng 3.9. Bảng tổng hợp các tham số đặc trưng

TN 95 7,49 2,23 1,49 19,87

ĐC 93 7,04 2,43 1,56 23,44

Dựa vào bảng phân loại theo học lực ( Bảng 3.8), bảng tổng hợp các tham số đặc trưng (Bảng 3.9) và đồ thị đường tích lũy (Đồ thị 3.2), chúng tôi rút ra được các nhận xét sau:

- Điểm trung bình của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, độ lệch chuẩn có giá trị tương ứng nhỏ hơn nên số liệu thu được ít phân tán, do đó, trị trung bình có độ tin cậy cao hơn. STN < SĐC và CTN < CĐC chứng tỏ độ phân tán ở nhóm TN giảm so với nhóm ĐC (Bảng 3.7).

- Bảng 3.8 cho thấy tỉ lệ HS loại yếu, trung bình của nhóm TN giảm rất nhiều so với nhóm ĐC. Ngược lại, tỉ lệ HS đạt khá giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.

- Đường tích lũy ứng với nhóm TN nằm bên phải, phía dưới đường tích lũy của nhóm ĐC.

Như vậy, KQHT của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Tuy nhiên, kết quả trên đây có thể do ngẫu nhiên mà có. Vì vậy, để đạt độ tin cậy cao hơn, chúng ta cần kiểm định giả thuyết thống kê.

3.4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê

Ta thực hiện một kiểm định thống kê để xét xem kết quả trên có phải là ngẫu nhiên hay không. Muốn vậy, ta dựa vào đại lượng kiểm định t cho bởi công thức:

Các giả thuyết thống kê:

+ Giả thuyết H0: Sự khác nhau giữa TN và ĐC là không có ý nghĩa thống kê. Điều này có nghĩa là những kết quả thu được chưa đủ để kết luận tiến trình dạy học mới tốt hơn cũ, mà có thể là do ngẫu nhiên.

+ Giả thuyết H1: Sự khác nhau giữa TN và ĐC là có ý nghĩa thống kê. Kết luận này có nghĩa là nếu đem áp dụng tiến trình dạy học do chúng tôi soạn thảo sẽ có hiệu quả hơn cách soạn giáo án và dạy theo phương pháp cũ.

Sau khi tính được t, ta so sánh nó với giá trị tới hạn được tra trong bảng Student ứng với mức ý nghĩa và bậc tự do N = n1+ n2 – 2.

- Nếu t ≥tα thì bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1. - Nếu t t≤ α thì bác bỏ giả thiết H1, chấp nhận giả thiết H0.

Vận dụng cách tính trên với mức ý nghĩa α = 0,05, chúng tôi tính được kết quả như sau:

Tra bảng Student với ta được: , ,

Như vậy, nên giả thuyết H0 bị bác bỏ, ta có thể kết luận rằng: Sự chênh lệch về điểm số của hai nhóm là đáng tin cậy với xác suất là 95%.

Kết luận chương 3

Các kết quả thu được trong quá trình TN sư phạm và kết quả xử lí số liệu thống kê đã cho chúng tôi có đủ cơ sở để khẳng định giả thuyết khoa học đã đề ra là đúng đắn và việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài này vào giảng dạy ở các trường THPT hiện nay là hoàn toàn khả thi.

Các kết quả TN khẳng định việc sử dụng BTVL theo chuẩn PISA vào dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 -THPT có tác dụng tốt đến sự phát triển năng lực của HS một cách toàn diện, cụ thể là:

-Đối với GV: Sự đa dạng của các BTVL theo chuẩn PISA giúp GV có nhiều sự chọn lựa hơn về PP tổ chức các hoạt động nhận thức của HS, GV chủ động hơn, linh hoạt hơn, theo đó các giờ học trở nên hấp dẫn hơn, cuốn hút HS hơn.

-Đối với HS: Việc sử dụng BTVL theo chuẩn PISA đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển các NL của HS như: NL đọc hiểu, NL khoa học, NL tính toán. HS chủ động hơn, tích cực hơn trong việc tham gia vào các hoạt động nhận thức. Khả năng vận dụng kiến thức một cách linh hoạt vào tính huống mới của HS được nâng cao hơn, từ đó chất lượng học tập của HS được nâng cao hơn.

KẾT LUẬN

1. Đánh giá kết quả đạt được

Việc xây dựng và sử dụng BT theo chuẩn PISA nói chung và xây dựng và sử dụng BTVL theo chuẩn PISA trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” nói riêng là một vấn đề mới ở nước ta. Trong khuôn khổ của luận văn này, căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã đạt được những kết quả sau:

- Tổ chức tốt việc điều tra khảo sát, trên cơ sở đó phân tích thực trạng về việc sử dụng BTVL theo chuẩn PISA trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 – THPT nhằm tổ chức các hoạt động nhận thức để phát triển các NL của HS. Đồng thời làm rõ được những thuận lợi và khó khăn của việc xây dựng và sử dụng BTVL theo chuẩn PISA để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học vật lí ở trường THPT hiện nay.

- Trình bày được cơ sở lí luận về đổi mới PP dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá nhằm phát triển NL của HS trong dạy học vật lí, so sánh được các dấu hiệu khác biệt cơ bản giữa đánh giá năng lực và đánh giá kiến thức, kỹ năng.

- Nghiên cứu tương đối chi tiết về BT định hướng phát triển năng lực, về BT theo chuẩn PISA, chúng tôi đã làm rõ được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng BTVL theo chuẩn PISA trong đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá ở trường THPT hiện nay. Chúng tôi khẳng định, việc xây dựng và sử dụng BTVL theo chuẩn PISA trong dạy học vật lí ở trường THPT hiện nay là việc làm đúng hướng và có cơ sở khoa học.

- Nghiên cứu đặc điểm của chương “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 -THPT, kết hợp với những đặc điểm của loại BTVL theo chuẩn PISA, chúng tôi

đã xây dựng được hệ thống 8 BTVL theo chuẩn PISA ở chương này. Các BT được xây dựng trong hệ thống là tương đối đa dạng, chủ yếu mang tính định hướng về nguyên tắc đảm bảo những yêu cầu và kỹ thuật soạn thảo BT theo chuẩn PISA, giúp GV có thể tự xây dựng BT phù hợp với ý đồ sư phạm và phù hợp với những điều kiện giảng dạy thực tế của mình.

- Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đã xây dựng được 3 tiến trình dạy học theo hướng sử dụng các BTVL theo chuẩn PISA để tích cực hóa

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập theo chuẩn Pisa trong dạy học chương Các định luật bảo toàn Vật lí 10 THPT (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w