Cấu trúc của bài tập theo chuẩn PISA

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập theo chuẩn Pisa trong dạy học chương Các định luật bảo toàn Vật lí 10 THPT (Trang 38 - 45)

7. Đóng góp mới của đề tài

1.3.5.Cấu trúc của bài tập theo chuẩn PISA

Mỗi đề thi gồm nhiều bài, mỗi bài từ 3 đến 6 câu hỏi. Các bài thi thường đưa ra các tình huống thực tiễn, sau đó là các câu hỏi. Các câu hỏi được chia theo 3 nhóm như sau:

Một cluster là một phần thi 30 phút. Nó là một chuỗi các unit.

Một unit là một bộ các item chỉ liên quan đến một bối cảnh.

Mỗi Unit gồm hai phần:

Phần dẫn: Phần dẫn (văn bản, tình huống, ngữ cảnh, biểu đồ, biểu bảng,…):

là thông tin được đưa ra như một ngữ cảnh cho nhiều item.

Ví dụ: BÀI 6. SIÊU ÂM

Ở nhiều quốc gia, những hình ảnh của thai nhi (đứa bé đang phát triển trong bụng mẹ) có thể được chụp nhờ sóng siêu âm (công nghệ chẩn đoán bằng siêu âm). Sóng siêu âm được xem là an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Bác sĩ cầm một đầu dò và di chuyển đầu dò này trên bụng người mẹ. Sóng siêu âm được truyền vào trong bụng. Bên trong bụng, các sóng này phản xạ lại từ bề mặt của thai nhi. Các sóng phản xạ này được đầu dò bắt lại và chuyển tiếp tới một cái máy có thể tạo ra hình ảnh. [5]

Phần câu hỏi

Trong bài thi PISA, các dạng câu hỏi được sử dụng là:

- Câu hỏi Đúng / Sai (Có / Không) phức hợp - Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn

- Câu hỏi mở đòi hỏi câu trả lời dài - Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời

- Câu hỏi yêu cầu vẽ đồ thị, biểu đồ

- Câu hỏi yêu cầu HS dùng lập luận để thể hiện việc đồng tình hay bác bỏ một nhận định

- Câu hỏi liên quan đến việc HS phải đọc và trích rút thông tin từ biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ để trả lời

- Các phương án trả lời/ Phần trống để HS viết câu trả lời

Ví dụ: BÀI 6. SIÊU ÂM [5]

Câu hỏi 1: SIÊU ÂM S08Q01 – 0 1 9

Để tạo được một ảnh, máy siêu âm cần phải tính toán khoảng cách giữa thai nhi và đầu dò.Các sóng siêu âm đi vào trong bụng với vận tốc 1540 mét/giây. Phép đo nào máy siêu âm phải thực hiện để có thể tính toán được khoảng cách này?

... ...

Câu hỏi 2: SIÊU ÂM S08Q02 – 0 1 9

Ảnh của thai nhi cũng có thể nhận được nhờ tia X. Tuy nhiên, phụ nữ được khuyên tránh để tia X chiếu vào bụng trong thời gian mang thai. Vì sao phụ nữ nên tránh tia X chiếu vào bụng chỉ riêng trong thời gian mang thai?

... ...

Câu hỏi 3: SIÊU ÂM S08Q03 – 0 1 9

Việc kiểm tra bằng siêu âm của các bà mẹ đang mang thai có thể đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi dưới đây hay không? Khoanh tròn “Có” hoặc “Không” ứng với mỗi câu hỏi.

Kiểm tra bằng siêu âm có thể trả lời câu hỏi này hay không? Có hay Không?

Có nhiều hơn một em bé hay không? Có / Không

Em bé có mắt màu gì? Có / Không

Em bé có đạt đúng kích thước hay không? Có / Không

* Hệ thống Mã trong khoa học mã hóa câu trả lời (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các dạng câu hỏi KHÔNG phải mã hóa

• Câu hỏi nhiều lựa chọn đơn giản hoặc phức hợp. Những câu hỏi nhiều lựa chọn; đúng/sai không mã hóa.

Phương án trả lời của học sinh được nhập trực tiếp vào phần mềm Keyquest

Các dạng câu hỏi mở PHẢI mã hóa

• Các câu hỏi yêu cầu trả lời ngắn • Các câu hỏi yêu cầu trả lời dài

Mã một chữ số: 0, 1, 9 hoặc 0, 1, 2, 9 trong đó: - Với trường hợp 0, 1, 9: 1- mức tối đa

0 - không đạt 9 - không trả lời - Với trường hợp 0, 1, 2, 9: 2- mức tối đa

1- mức chưa tối đa 0 - không đạt 9 - không trả lời - Các loại mã số khi chấm điểm bài làm của học sinh:

+ Mã số cho mức điểm “đầy đủ” : làm đầy đủ các quy định tại đáp án.

+Mã số cho mức điểm “không đầy đủ” : không hoàn thành đầy đủ theo quy định tại đáp án.

+ Mã số cho tình trạng “không làm hoặc làm khác hoàn toàn so với đáp án” Tùy theo mỗi câu hỏi , mỗi mức trên sẽ có một hoặc một vài mã số được quy định cụ thể trong hướng dẫn chấm điểm.

Mã hai chữ số: 00, 01, 02, 11, 12, 21, 22,…

- Chữ số đầu tiên cho biết mức độ trả lời. Chữ số thứ hai được sử dụng để mã hóa đặc tính hay xu hướng của câu trả lời.

Thứ nhất: Chúng ta sẽ thu được nhiều thông tin hơn về việc hiểu và nhận thức chưa đúng của HS, các lỗi thường gặp và các cách tiếp cận khác nhau khi HS giải một bài toán hay trả lời hoặc đưa ra lập luận.

Thứ 2: việc mã hóa hai chữ số sẽ cho phép biễu diễn các mã theo một cách có cấu trúc hơn, xác định rõ ràng mức độ phân cấp của các nhóm mã.

- Sau đó, các Mã sẽ được chuyển sang điểm (Score) theo hệ thống và thang đánh giá của OECD.

*Các mức trả lời tương ứng các mã

-Mức tối đa. -Mức chưa tối đa -Không đạt

Sử dụng các mức này thay cho khái niệm “Đúng” hay “Không đúng”. Một số câu hỏi không có câu trả lời “Đúng”. Hay nói đúng hơn, các câu trả lời được đánh giá dựa vào mức độ HS hiểu văn bản hoặc chủ đề trong câu hỏi.

“Mức tối đa” không nhất thiết chỉ là những câu trả lời hoàn hảo hoặc đúng hoàn toàn.

“Không đạt” không có nghĩa là hoàn toàn không đúng.

* Các mã đặc biệt Mã 0 (00)

Mã 0 (hoặc các mã bắt đầu với chữ 0 trong trường hợp mã hai chữ số được áp dụng) được sử dụng trong trường hợp học sinh đưa ra các câu trả lời nhưng không đủ thuyết phục hoặc không chấp nhận được.

Chú ý rằng với Mã 0 “Các câu trả lời khác” (hoặc 0x đối với mã hóa hai chữ số) sẽ bao gồm các các câu trả lời sau:

- Một câu trả lời chẳng hạn “Em không biết”, “câu hỏi này quá khó”, “hết thời gian”, một dấu hỏi chấm hoặc dấu gạch ngang (—);

- Một câu trả lời được viết ra nhưng sau đó bị tẩy xóa hoặc gạch chéo, dù cho dễ đọc hay không; và

- Một câu trả lời không thể hiện sự nỗ lực hoặc nghiêm túc khi làm bài. Ví dụ học sinh có thể viết vào một câu đùa cợt, tên của thần tượng âm nhạc hoặc những nhận xét tiêu cực về bài kiểm tra này

Mã 9 ( 99 )

Mã này có tên là “Không trả lời” trong phần hướng dẫn mã hóa. Mã này dành cho trường hợp học sinh không đưa được ra câu trả lời và để trống. Như vậy nếu như phần dành cho học sinh trả lời để trống thì sử dụng mã 09 (hoặc 99).

* Các cấp độ câu hỏi đánh giá NL đọc hiểu, NL khoa học và NL toán học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các cấp độ câu hỏi đánh giá năng lực Đọc hiểu:

1.Cấp độ 1. Thu thập thông tin (biết và hiểu). 2.Cấp độ 2. Phân tích, lí giải văn bản (vận dụng).

3.Cấp độ 3. Phản hồi và đánh giá.

Các cấp độ câu hỏi đánh giá năng lực Khoa học:

1. Cấp độ 1. Nhận biết, Hiểu các vấn đề khoa học: HS nhận biết các vấn đề mà

có thể được khám phá một cách khoa học, nhận ra những nét đặc trưng chủ yếu của việc nghiên cứu khoa học;

2. Cấp độ 2. Giải thích hiện tượng một cách khoa học: HS có thể áp dụng kiến

thức khoa học vào tình huống đã cho, mô tả, giải thích hiện tượng một cách khoa học và dự đoán sự thay đổi;

3. Cấp độ 3. Sử dụng các chứng cứ khoa học, lí giải các chứng cứ để rút ra kết luận.

Các cấp độ câu hỏi đánh giá năng lực Toán học:

1.Cấp độ 1: Biết và hiểu các kiến thức toán học.

2.Cấp độ 2: Vận dụng các kiến thức, kỹ năng toán học

3.Cấp độ 3: Giải quyết các vấn đề toán học (Sử dụng tư duy toán học; khái quát hóa và nắm được những tri thức toán học ẩn dấu bên trong các tình huống và các sự kiện, gắn với thực tiễn).

Các bối cảnh, tình huống để áp dụng toán học có thể liên quan tới những vấn đề của cuộc sống cá nhân hàng ngày, những vấn đề của cộng đồng và của toàn cầu

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bài tập theo chuẩn Pisa trong dạy học chương Các định luật bảo toàn Vật lí 10 THPT (Trang 38 - 45)