7. Đóng góp mới của đề tài
1.5. Thực trạng của việc xây dựng và sử dụng bài tập theo chuẩn PISA
trong dạy học vật lý ở trường THPT
Theo kết quả của khảo sát PISA năm 2012, Việt Nam xếp thứ 16/65 lĩnh vực toán học, thứ 8/65 lĩnh vực khoa học và thứ 19/65 lĩnh vực đọc hiểu, đây là một kết quả khá cao so với chuẩn của tổ chức OECD. Tuy nhiên, kết quả này chỉ phản ánh được một số nhỏ HS của một số tỉnh, thành phố, vùng miền tham gia chương trình khảo sát.
Để tìm hiểu thực trạng của việc xây dựng và sử dụng BTVL theo chuẩn Pisa, chúng tôi phát phiếu thăm dò ý kiến GV và HS tại ba trường THPT Quỳnh Lưu 2, THPT Nguyễn Đức Mậu và THPT Quỳnh Lưu 1 với xác suất mỗi trường là 20 GV và 40 HS, trong đó trường THPT được chọn khảo sát thử năm 2014 và
trường THPT Nguyễn Đức Mậu được chọn khảo sát chính thức năm 2015 (Nội dung và kết quả thăm dò ý kiến GV và HS được trình bày ở phụ lục). Từ kết quả thăm dò, chúng tôi rút ra một số vấn đề như sau:
Môn vật lí chỉ là một phần trong lĩnh vực khoa học tham gia đánh giá. Việc xây dựng và sử dụng bài tập vật lí theo chuẩn PISA vẫn còn nhiều trở ngại, chưa phổ biến trên diện rộng và chưa đi vào chiều sâu. Đội ngũ GVdạy môn vật lí vẫn chưa tiếp cận với chương trình PISA. Mặc dù có đến hơn 70 -80% GV cho rằng việc lồng ghép các vấn đề thực tiễn vào dạy học là tốt, thậm chí là rất quan trọng, nhưng việc đưa bài tập về các vấn đề thực tiễn nhằm phát triển các năng lực của HS (như BT theo chuẩn Pisa) một cách có hệ thống trong dạy học và kiểm tra đánh giá là chưa có.
Với HS, từ 70 – 90% rất quan tâm đến các vấn đề thực tiễn trong chương trình học tập ở nhà trường và chương trình đánh giá Pisa nhưng đa số các em vẫn chưa có cơ hội để tiếp cận, tìm hiểu và tham gia. Có 71,7% HS được hỏi có mong muốn tham gia nhưng chỉ có 9,2% HS rất tự tin nếu được tham gia đánh giá Pisa.
Thực tế, với cách dạy và học, cách ĐG như hiện nay ở Việt Nam chưa phù hợp với cách thức ra đề thi và cách thức ĐG của PISA. Nói cách khác, muốn cho HS Việt Nam tham gia vào các đợt ĐG của PISA một cách tự tin và đạt kết quả tốt thì cần có một giai đoạn chuyển tiếp đủ dài để đổi mới thực sự về cách dạy, cách học, cách tổ chức KTĐG trong nhà trường ở Việt Nam.
Nguyên nhân của những thực trạng
Sở dĩ Việt Nam có kết quả cao như vậy là vì trong suốt thời gian thực hiện đổi mới KTĐG kết quả học tập của HS, Việt Nam cũng đã xây dựng được
một đội ngũ chuyên gia có thể đảm đương được các yêu cầu kĩ thuật của OECD khi triển khai PISA tại Việt Nam.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia khảo sát mang tính quốc tế có yêu cầu kĩ thuật cao và nghiêm ngặt như PISA. Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệm tổ chức, dù đã có một số chuyên gia nhưng lực lượng chuyên gia chuyên nghiệp vẫn còn mỏng.
Các tài liệu bằng tiếng Việt rất ít, chủ yếu bằng tiếng nước ngoài, là một khó khăn không nhỏ cho viếc tiếp cận với PISA đối với đội ngũ giáo viên.
GV và HS chưa từng được làm quen với các dạng đề thi của PISA, vì vậy nếu không có sự chuẩn bị cho HS làm quen với tư duy của các dạng đề thi PISA, HS sẽ khó biết cách trả lời đúng yêu cầu của đề mặc dù nhìn chung các kiến thức mà đề thi đòi hỏi là không hoàn toàn khó và xa lạ với HS Việt Nam.