Những dạng Hán Việt tự tạo theo phương thức tắt từ vựng

Một phần của tài liệu So sánh sự khác biệt giữa những từ hán việt tự tạo với các từ hán tương đương luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 65 - 120)

4. Bố cục của luận văn

3.1.3. Những dạng Hán Việt tự tạo theo phương thức tắt từ vựng

Hiện tượng tắt từ vựng để tạo từ trong quá trình mượn Hán của tiếng Việt rất đa dạng. Những dạng Hán - Việt tự tạo này cũng gây khó khăn cho sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt.

Có những trường hợp cụm từ cố định Hán được rút gọn để trở thành từ ghép Hán - Việt như bất tỉnh nhân sự(不省人事) => bất tỉnh(不省),

đạo mạo an nhiên(道貌岸然) => đạo mạo(道貌). Khi rút gọn các cụm

từ Hán này, người Việt chỉ giữ lại hai thành tố đầu và nghĩa của cả cụm từ, còn phần sau được bớt đi theo phương thức tắt từ vựng.

Có nhiều trường hợp yếu tố chính trong những cụm từ chính phụ Hán bị rút gọn, các yếu tố chỉ đặc điểm, tính chất được giữ lại trở thành từ ghép mới với nghĩa của cả cụm từ được giữ nguyên. Ví dụ : cường kích cơ(强击

机) => cường kích(强击), đương sự nhân(当事人) => đương sự (当事), đồng âm từ(同音词) => đồng âm(同音) …

3. 2. Tiểu kết.

Tạo từ mới trong quá trình vay mượn là một hiện tượng tất yếu của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới. Cấu tạo từ ghép Hán - Việt trong quá trình mượn Hán cũng là một hiện tượng nằm trong xu thế chung đó. Đây là những vấn đề được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, việc xem xét các từ ghép Hán - Việt tự tạo thường mới chỉ dừng ở việc chỉ ra những hướng chung nhất chứ chưa có kiến giải sâu hơn.

Qua khảo sát từ ghép Hán - Việt tự tạo, chúng tôi thấy rằng chúng được tạo ra bằng nhiều cách thức khác nhau, như tạo theo các dạng cấu tạo từ các tổ hợp từ tự do gốc Hán, tạo theo cách cấu tạo từ tiếng Việt, hay tạo từ mới theo phương thức tắt từ vựng ( hay còn gọi là hiện tượng rút gọn của từ Hán - Việt )… ( Tắt từ vựng là cách người sử dụng bớt một hoặc một số yếu tố trong tở hợp từ vay mượn để tạo ra từ mới ).

Tuy nhiên, qua việc khảo sát trong luận văn này, chúng tôi nhận thấy phần lớn từ Hán - Việt tự tạo được cấu tạo nhờ phép thế từ vựng như ở nhận xét trên và phép tắt từ vựng.

Khảo sát cấu tạo từ theo phương thức thế như trên, chúng tôi có thể rút ra nhận xét sau :

Khi cấu tạo từ theo phép thế, phần được chuyển di vào tiếng Việt chính là mẫu cấu tạo từ ghép Hán. Mẫu cấu tạo này bao gồm một yếu tố có sẵn trong mẫu và những qui định lựa chọn yếu tố thích hợp về khả năng kết hợp, về ngữ nghĩa, về tính từ loại, về quan hệ từ pháp. Sự lựa chọn yếu tố được giữ lại làm nòng cốt trong mẫu cấu tạo hoàn toàn phụ thuộc vào người sử dụng và kiểu cấu tạo.

Phần thay thế là các yếu tố mượn Hán phù hợp với những qui định lựa chọn mẫu, đảm bảo các từ mới này giống hết các từ ghép Hán - Việt mượn

nguyên khối cùng mẫu cấu tạo. Các yếu tố cấu tạo phải đảm bảo điều kiện như phải tương đương với các yếu tố bị thay thế trong từ ghép Hán về các mặt như tính từ loại, khả năng kết hợp và ngữ nghĩa, là yếu tố chư từng kết hợp trong mẫu cấu tạo Hán.

Qua những hoạt động thế từ vựng trong những mẫu cấu tạo đấy, người Việt đã hình thành một hệ thống các từ mới từ, có cấu tạo bên ngoài giống như từ Hán - Việt nhưng lại mang nghĩa do người Việt qui ước. Và những nét nghĩa này tập hợp thành một trường nghĩa. Chẳng hạn các yếu tố kết hợp với

đại (大)đều có nét nghĩa chung là “ lớn, thuộc loại lớn, hoặc ở mức độ lớn hơn bình thường ”, hay kết hợp với tiểu (小)để tạo thành hệ thống những từ có nét nghĩa “nhỏ, thuộc loại nhỏ ”.

Chương III chúng tôi chỉ ra những dạng cấu tạo từ phổ biến của từ ghép Hán - Việt tự tạo, và qua sự nhận dạng cấu tạo từ, chúng tôi chỉ ra những đặc điểm chính của chúng để giúp học viên Trung Quốc học tiếng Việt hiểu rõ để không bị hiểu sai và dùng sai từ Hán - Việt tự tạo.

Tuy nhiên, những từ Hán - Việt tự tạo không có một qui luật chung nhất quán trong sự nhận diện. Do đó, không thể đưa ra một mô hình nhận biết cụ thể cho tất cả. Vì vậy, chúng tôi chỉ có thể đưa ra những mô hình cấu tạo thường gặp nhất, điển dạng nhất để hướng dẫn cho người học.

KẾT LUẬN

Vay mượn là một hiện tượng tất yếu trong quá trình phát triển của nhân loại nói chung và quá trình phát triển ngôn ngữ của mỗi dân tộc nói riêng. Nó đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nhân loại cũng như trong quá trình phát triển ngôn ngữ của mỗi dân tộc.

Quá trình vay mượn còn bị tác động bởi nhiều nhân tố như nhân tố lịch sử, sự giao lưu giữa các nền văn hóa, sự chênh lệch về độ phong phú từ vựng giữa các ngôn ngữ, vấn đề nguồn gốc và loại hình … Các nhân tố này tạo điều kiện thuận lợi hoặc cản trở quá trình vay mượn của các ngôn ngữ.

Xu hướng chung của các ngôn ngữ là vay mượn nguyên gốc từ nước ngoài. Nhưng do nhiều nguyên nhân bên trong cũng như bên ngoài ngôn ngữ mà các từ vay mượn thường bị biến đổi để phù hợp với ngôn ngữ của người

bản ngữ.

Từ Hán - Việt là lớp từ vay mượn từ tiếng Hán. Nó cũng mang những đặc điểm chung của các từ vay mượn, có nghĩa là cũng được vay mượn nguyên khối và cũng bị tác động và biến đổi theo những qui luật của quá trình vay mượn. Căn cứ vào cách thức và mức độ đồng hóa của các từ Hán - Việt có thể chia chúng thành các nhóm : nhóm từ Hán - Việt mượn nguyên khối và nhóm từ Hán - Việt tự tạo. Và nhóm từ Hán - Việt tự tạo trong tiếng Việt chính là sự thể hiện kiểu thứ hai trong vay mượn.

Từ Hán - Việt tự tạo, về bản chất, cũng là những từ vay mượn từ tiếng Hán. Nhưng sự khác biệt của nó với từ Hán - Việt mượn nguyên khối là trong tiếng Việt, người Việt đã sử dụng một số yếu tố Hán - Việt để cấu tạo nên những từ ghép Hán - Việt này theo cách của tiếng Việt. Cách đó có thể là cách sao lại giống hệt các từ ghép mượn của tiếng Hán nhưng lại không có trong tiếng Hán. Cách đó là cách các từ Hán - Việt tự tạo được hình thành từ các yếu tố Hán - Việt theo phương thức cấu tạo từ của tiếng Việt.

Trên cơ sở xác lập một danh sách 862 từ tự tạo, luận văn này đã chỉ ra rằng các từ Hán - Việt tự tạo chủ yếu thuộc về tiểu loại danh từ (63.1 %), sau đó là tiểu loại động từ (25.3 %) và tiểu loại tính từ (11.6 %). Các tiểu loại từ khác, trong cứ liệu của chúng tôi không thấy có. Điều này cho thấy như cầu tạo ra những danh từ mới nhằm để chỉ sự vật, hiện tượng khái niệm là quan trọng nhất.

Tuy không khác biệt về hình thức cấu tạo nhưng các yếu tố Hán - Việt kết hợp lại để tạo ra từ Hán - Việt tự tạo có ít nhiều sự thay đổi về nghĩa của các yếu tố đó. Chính vì lý do này mà chúng tôi hi vọng những giải thích ban đầu trong luận văn của mình có thể góp phần giúp cho việc giảng dạy cũng như học tập tiếng Việt của người Trung Quốc được thuận lợi hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh, Hán - Việt từ điển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996. 2. Phan Văn Các (1981), “Từ ngữ gốc Hán với việc giữ gìn tính trong

sáng của tiếng Việt”, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, T2, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Phan Văn Các, Lại Cao Nguyên (1993), Sổ tay từ Hán – Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Phan Văn Các, Từ điển từ Hán – Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1994. 5. Phan Văn Các (chủ biên ), Từ điển Trung – Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội,

2002.

ngữ ), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Nguyễn Tài Cẩn (2000), Nguồn gốc và quá trình hình thành các đọc Hán - Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

8. Đỗ Hữu Châu (1997), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

9. Trương Chính (1981), “Dạy và học từ Hán - Việt ở trường phổ thông”// Tiếng Việt ( Số phụ tạp chí Ngôn ngữ ).

10.Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11.Trần Trí Dõi (2007), Một vài kinh nghiệm thực tế khi dạy từ gốc Hán cho sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt, Kỷ yếu HT QT “Giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa VN-TQ”, đại học Dân tộc Quảng Tây, Nam Ninh 11/2007, tr 27-31.

12.Trần Trí Dõi (2009), Trao đổi với những ý kiến khác nhau về “nguyên âm ba” trong sách dạy tiếng Việt ở ngoài Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, văn hoá Việt – Nam

Trung Quốc ở Đông Á và Đông Nam Á”, ngày 6-7 tháng 11 năm 2009

tại Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 149-155.

13.Trần Trí Dõi (2010), Tương ứng thanh điệu các từ cổ - góp phần giải thích nguồn gốc thanh điệu tiếng Việt, Hội thảo “Ngôn ngữ học toàn quốc 2010: Ngôn ngữ học và các ngôn ngữ ở Việt Nam”, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2010, tr 51.59

14.Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

Nội.

16.Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17.Hoàng Văn Hành, Hồ Lê (1968), “Bàn về cách dùng thuật ngữ thuần Việt thay từ ngữ Hán - Việt”, Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, T1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

18.Khamatova.A.A, Bàn về xu hướng phát triển từ vựng tiếng Hán hiện đại, bản dịch Viện Ngôn ngữ học (Nguyễn Thục Khánh), năm 1998. 19.Nguyễn Văn Khang (1988), “ Về mối quan hệ tương ứng ngữ âm, ngữ

nghĩa giữa các yếu tố từ vựng tiếng Việt trong đó có yếu tố Hán - Việt“, tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

20.Nguyễn Văn Khang (1994), “Từ Hán - Việt và vấn đề dạy học từ Hán - Việt trong nhà trường phổ thông”, Ngôn ngữ, số 1.

21.Nguyễn Văn Khang (2007), Từ ngoại lai trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

22.Lê Đình Khẩn (1997), “ Về vấn đề chuẩn hóa các từ đồng nghĩa Việt - Hán ”, Ngôn ngữ và đời sống, số 12.

23.Lê Đình Khẩn (2002), Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

24.Phạm Văn Khoái (2001), Một số vấn đề chữ Hán thế kỉ XX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

25.Vương Lộc (2001), Từ điển từ cổ, Nxb Đà Nẵng.

mới, Tạp chí Ngôn ngữ, Hà Nội.

27.Phan Ngọc (1991), Mẹo giải nghĩa từ Hán - Việt, Nxb Đà Nẵng.

28.Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng, 2000.

29.Đặn Đức Siêu (2001), Dạy và học từ Hán - Việt ở trường phổ thông, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30.Nguyễn Văn Thạc (1968), “Về vấn đề lạm dụng từ Hán - Việt”, Vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, T1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 31.La Văn Thanh (2009), “Nghiên cứu tổ hợp song tiết Hán - Việt (có đối

chiếu với tiếng Hán)”, luận văn tiến sĩ ngôn ngữ học.

32.Nguyễn Đức Tồn (2001), Cách nhận diện và phân biệt từ thuần Việt với từ Hán - Việt, Ngôn ngữ, số 2.

33.Nguyễn Đức Tồn (2002), Những vấn đề dạy và học tiếng Việt trong nhà trường, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

34.Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội.

35.Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

36.Trần Quốc Vượng (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục. 37.Nguyễn Như Ý (chủ biên), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

38.Viện Ngôn ngữ học (1991), Từ điển yếu tố Hán - Việt thông dụng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Bảng A : Danh sách từ Hán - Việt tự tạo trong vốn từ tiếng Việt

(Kí hiệu viết tắt : D : danh từ; Đg : Động từ; T : tính từ) Ghi chú : A+ là có trong tiếng Hán hiện đại, A- là không có.

B+ là có trong từ điển Đào Duy Anh, B- là không có.

1. Vần A : 14 từ.

STT Hán - Việt tự tạo Chữ Hán và phiên âm A B Loại từ

1. Á hậu 亚后 ya hou A- B+ D

3. Ác ôn 恶温 e wen A- B+ D

4. Ám quẻ 暗卦 an gua A- B+ Đg

5. Anh minh 英明 yin ming A- B+ T

6. Ánh kim 映金 yin jin A- B+ D

7. Ánh xạ 映射 yin she A- B+ D

8. Ảo vọng 幻望 xuan wang A- B+ D

9. Áo bào 奥胞 ao tai A- B+ D

10. Áo khách 奥客 ao ke A- B+ D 11. Áo trận 奥阵 ao zhen A- B+ D 12. Áp huyết 压血 ya xue A- B+ D 13. Áp suất 压率 ya lu A- B+ D 14. Áp thấp 压湿 ya shi A- B+ D 2. VẦN Â : 13 từ.

STT Hán - Việt tự tạo Chữ Hán và phiên âm A B Loại từ

1. âm bản 音本 yin ben A- B+ D

2. Âm bội 音倍 yin bei A- B+ D

4. Âm cơ bản 音基本 yin ji ben A- B+ D

5. Âm khu 音区 yin qu A- B+ D

6. Âm tạp 音杂 yin za A- B+ D

7. Âm tố 因素 yin su A- B+ D

8. Âm vị 音位 yin wei A- B+ D

9. Âm vị học 音位学 yin wei xue A- B+ D

10. Ẩn số 隐数 yin shu A- B+ D 11. Ẩn ý 隐义 yin yi A- B+ D 12. Ẩn phẩm 隐品 yin pin A- B+ D 13. Ấp chiến lược - ấp dân sinh 揖战略- 揖民生 yi zhan

lue – yi min sheng

A- B+ D

3. VẦN B : 38 từ.

STT Hán - Việt tự tạo Chữ Hán và phiên âm A B Loại từ

1. Bà chúa 婆主 po zhu A- B+ D

2. Bá quan 霸官 ba guan A- B+ D

3. Bá tánh 霸性 ba xing A- B+ D

4. Bạch cầu 白球 bai qiu A- B+ D

6. Bài xuất 排出 pai chu A- B+ Đg

7. Bãi nhiệm 罢任 ba ren A- B+ Đg

8. Bãi triều 罢朝 ba chao A- B+ Đg

9. Bán kết 半结 ban jie A- B+ D 10. Bán trú 半住 ban zhu A- B+ Đg 11. Bản địa 本地 ben di A- B+ D 12. Bản ngã 本我 ben wo A- B+ D 13. Bản ngữ 本语 ben yu A- B+ D 14. Bao cấp 包级 bao ji A- B+ Đg

15. Bảo hành 保行 bao xing A- B+ Đg

16. Báo tiệp 报捷 bao jie A- B+ Đg

17. Bạt hồn 拔魂 ba hun A- B+ Đg

18. Bằng sắc 平色 ping se A- B+ D

19. Bế giảng 闭讲 bi jiang A- B+ Đg

20. Biên đạo 编导 bian dao A- B+ D

21. Biện minh 辨明 bian ming A- B+ Đg

23. Biệt lệ 别例 bie li A- B+ D

24. Biểu cảm 表感 biao gan A- B+ Đg

25. Biểu mẫu 表母 biao mu A- B+ D

26. Biểu trưng 表征 biao zheng A- B+ Đg

27. Binh phục 兵伏 bing fu A- B+ D

Một phần của tài liệu So sánh sự khác biệt giữa những từ hán việt tự tạo với các từ hán tương đương luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 65 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)