4. Bố cục của luận văn
3.1.1. Nhận xét chung
- Yếu tố cấu tạo từ Hán - Việt tự tạo cũng chính là các yếu tố đã được sử dụng để cấu tạo các từ ghéo mượn nguyên khối Hán. Tuy nhiên, khi được vay mượn vào tiếng Việt, nhiều yếu tố cấu tạo đã bị biến đổi và trở thành các yếu tố có khả năng hoạt động độc lập trong tiếng Việt.
Các yếu tố độc lập có khi là các từ đơn Hán khi vào tiếng Việt không bị cạnh tranh và được giữ nguyên khả năng hoạt động độc lập, ví dụ : ác(恶),
ẩn(隐), ảnh(影), ca(哥) …; cũng có khi là các từ ghép Hán - Việt
nhưng do nhu cầu của xã hội lại trở thành các yếu tố cấu tạo từ ghép mới, ví
dụ : bạo động(暴动) ( trong bất bạo động (不暴动)), bình nguyên (平
原)( trong bán bình nguyên(半平原) ), hay cà sa(袈裟)( trong đại cà
sa(大袈裟) ) …
Do tính chất độc lập về khả năng kết hợp nên các yếu tố này có đầy đủ khả năng để trở thành các từ đơn có thể hoạt động độc lập trong tiếng Việt. Tuy nhiên, chúng sẽ hạn chế trong vai trò là các yếu tố cấu tạo từ để tạo ra các từ ghép Hán - Việt mới.
Các yếu tố không độc lập cũng đóng một vai trò tích cực trong việc tạo các từ ghép Hán - Việt tự tạo. Đây là các yếu tố khi vào tiếng Việt đã bị cạnh tranh bởi các từ thuần Việt đồng nghĩa. Nhưng vì là yếu tố không độc lập và chuyên được sử dụng để cấu tạo từ nên chúng linh hoạt hơn các từ đơn đồng nghĩa thuần Việt hay các yếu tố độc lập khác trong vai trò này. Vì vậy mà chúng có khả năng lớn hơn trong việc tham gia cấu tạo từ mới.
- Trong quá trình giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc và ngược lại, chúng tôi nhận thấy người học mắc phải những khó khăn về mặt nhận diện từ nghĩa của ghép Hán - Việt tự tạo, mà cụ thể là hiện tượng nhầm lẫn nghĩa của từ Hán - Việt tự tạo với nghĩa của các từ trong tiếng Hán. Sở dĩ có hiện tượng này là do từ Hán - Việt tự tạo có cấu tạo là ngữ đơn vị mượn gốc Hán nên nhiều từ có âm đọc gần giống với âm đọc của từ tiếng Hán. Điều đó làm cho người học suy diễn nghĩa của từ tiếng Hán vào nghĩa của từ Hán -
Việt tự tạo. Đây là lỗi lớn nhất của người Trung Quốc học tiếng Việt cũng như người Việt học tiếng Hán khi gặp phải từ Hán - Việt tự tạo.
Vì vậy, chúng tôi đưa ra hướng sửa sai cho người học như sau : chỉ ra các dạng cấu tạo cơ bản và thường gặp của từ Hán - Việt tự tạo có đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ âm giống tiếng Hán . Qua đó hướng dẫn cho người học cách nhận biết nghĩa của từ để tránh hiểu sai và sử dụng sai.