Phương thức khảo sát

Một phần của tài liệu So sánh sự khác biệt giữa những từ hán việt tự tạo với các từ hán tương đương luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 36)

4. Bố cục của luận văn

2.1.2. Phương thức khảo sát

2.1.2.1. Cách khảo sát các từ Hán - Việt tự tạo.

Để lập được danh sách các từ Hán - Việt tự tạo, chúng tôi tiến hành theo các bước sau :

- Thống kê các từ Hán - Việt trong cuốn “ Từ điển tiếng Việt “ của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên xuất bản năm 2006.

Đào Duy Anh.

- Truy tìm từ nguyên gốc trong “ Từ điển Việt Hán “, “ Từ điển Hán ngữ hiện đại ”.

Sau khi thực hiện các bước khảo sát như trên, những trường hợp từ nào có mặt trong “Từ điển tiếng Việt” mà không có mặt trong từ điển của Đào Duy Anh, không có mặt trong “Từ điển Hán ngữ hiện đại” và trong “Từ điển Việt Hán” được chúng tôi xếp vào nhóm từ Hán Việt tự tạo.

2.1.2.2. Ghi chú về cách khảo sát các từ Hán - Việt tự tạo.

Như trên đã nói, khi đưa ra khái niệm “tổ hợp song tiết Hán - Việt Việt tạo”, trong luận án của mình La Văn Thanh cũng đã dựa vào nguyên tắc “tổ hợp đó (tức là “tổ hợp song tiết Hán - Việt Việt tạo”) chưa được sử dụng trong Hán cổ, Hán cận đại và Hán hiện đại” [31, 58]. Để kiểm chứng tình trạng này, tác giả đã kiểm tra các tổ hợp song tiết Hán - Việt Việt tạo qua “Đại từ điển Cổ Hán ngữ”, qua “Từ nguyên” và qua “Từ điển tiếng Hán hiện đại”.

Cái khác của chúng tôi chỉ là “Đối chiếu với các từ Hán - Việt trong cuốn “ Từ điển ” của học giả Đào Duy Anh”. Đồng thời, căn cứ vào chú thích của những từ điển được đối chiếu, chúng tôi ghi chú thêm từ loại của những từ này. Vì là người giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên Trung Quốc học tiếng Việt nên những chú thích này là rất quan trong đối với chúng tôi.

Như vậy, cách làm của chúng tôi hoàn toàn giới hạn trong cách nhìn nhận của người Việt Nam. Chính vì vậy mà La Văn Thanh xác lập được khoảng 2067 tổ hợp [31, 58], còn chúng tôi chỉ xác lập được 862 từ tự tạo. Trên cơ sở những đơn vị này, chúng tôi mô tả chúng để nêu lên những nhận xét.

Danh sách các từ tự tạo theo xác lập theo cách của chúng tôi được trình bày trong phần Phụ lục.

Qua cách khảo sát của mình, chúng tôi thống kê được tất cả 656 từ Hán Việt tự tạo. - Trong đó có : 414 danh từ. 166 động từ. 76 tính từ. Số lượng từ Chiếm tỷ lệ Danh từ 539 63.1 % Động từ 212 25.3 % Tính từ 111 11.6 %

Với những số liệu trên đây, chúng ta có thể thấy số lượng danh từ chiếm một tỉ lệ lớn trong vốn từ Hán - Việt tự tạo ( hơn 63.1 % ).Động từ và tính từ chỉ chiếm tỉ lệ 36.9 % trong vốn từ Hán - Việt tự tạo. Trong danh sách xác lập của chúng tôi, không thấy có các từ Hán - Việt tự tạo thuộc vào những từ loại khác.

Qua những từ đã khảo sát, chúng tôi xin nêu ra một số nhận xét dưới đây về các từ ghép Hán - Việt tự tạo

2.2.1. Nhận xét 1: Về mô hình cấu tạo.

Trong tư liệu của chúng tôi, từ Hán Việt tự tạo có các mô hình cấu tạo sau đây:

a. Mô hình cấu tạo theo kiểu từ ghép đẳng lập :

Đây là mô hình (mẫu) cấu tạo theo kiểu từ ghép đẳng lập được di chuyển từ các từ ghép đẳng lập Hán hoặc các từ ghép đẳng lập Hán Việt mượn nguyên khối Hán. Nó là sự kết hợp hai yếu tố bình đẳng nhau làm nên

một từ mới. Ví dụ : mô hình cấu tạo từ oán (怨)+ X được chuyển di từ từ ghép mượn nguyên khối Hán oán hận(怨恨)để cấu tạo từ ghép Hán - Việt

oán thù(怨仇).

Về đặc điểm, cả hai yếu tố (yếu tố nguyên khối Hán được giữ lại và yếu tố bị thay thế ) đều có vai trò như nhau trong việc cấu tạo từ, nên khả năng được giữ lại hay bị thay thế trong mẫu cấu tạo hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của người vay mượn, tức của người Việt.

Trong tiếng Việt, người ta cũng thấy có những kiểu cấu tạo thuần Việt những từ đẳng lập như thế. Ví dụ các từ bay nhảy , nhà của, ăn uống v.v. Trong tư liệu của chúng tôi, những từ theo kiểu ghép đẳng lập là chiếm khoảng 28%.

b. Mô hình cấu tạo từ ghép chính phụ :

Các mẫu cấu tạo từ ghép chính phụ Hán được chuyển di từ những từ ghép chính phụ Hán hoặc các từ ghép chính phụ Hán - Việt mượn nguyên khối Hán. Ví dụ : mô hình cấu tạo báo(报) + X được chuyển di từ từ ghép

mượn nguyên khối Hán báo danh(报名), báo động(报动) … để tạo nên

các từ ghép chính phụ Hán - Việt tự tạo báo án(报案), báo tử (报死)

Trong các từ ghép chính phụ báo danh(报名), báo động(报

动)yếu tố chính báo(报) đứng trước và quyết định ý nghĩa, tính từ loại của cả từ. Còn các yếu tố đứng sau là danh(名), động(动) đóng vai trò phân nghĩa cho các yếu tố chính. Khi chuyển di thành mẫu cấu tạo báo

+ X những đặc điểm này sẽ được giữ nguyên. Báo (报)+ X sẽ trở thành mẫu cấu tạo chính phụ tọa ra các từ ghép Hán - Việt tự tạo chính phụ.

Như vậy, mô hình cấu tạo từ Hán có thể được chuyển di vào tiếng Việt từ các từ ghép Hán hoặc các từ ghép Hán - Việt mượn nguyên khối Hán. Những mô hình cấu tạo bao gồm một yếu tố được chuyển di theo mẫu và những qui định lựa chọn yếu tố thích hợp với nó về khả năng kết hợp, tính từ loại, về ngữ nghĩa và quan hệ từ pháp để tạo ra các từ ghép mới.

Trong tiếng Việt, người ta cũng thấy có những kiểu cấu tạo thuần Việt những từ chính phụ như vừa mô tả. Ví dụ các từ nhà ăn, xe máy v.v. Trong tư liệu của chúng tôi, những từ theo kiểu ghép đẳng lập là chiếm khoảng 72%.

2.2.2. Nhận xét 2: Đặc điểm về ngữ âm.

Các từ Hán - Việt tự tạo được khảo sát ở trên có đặc điểm ngữ âm như sau :

Tất cả các từ ghép Hán - Việt tự tạo đều bị tác động về mặt ngữ âm và bị biến đổi hàng loạt theo một quy luật thống nhất giống như từ Hán – Việt. Quy luật này được thể hiện qua khả năng đọc tất cả các từ mượn Hán bằng cách đọc Hán – Việt.

“ Cách đọc Hán - Việt là một cách đọc bắt nguồn từ tiếng Hán đời Đường và cụ thể là Đường âm dạy ở Giáo Châu vào giai đoạn thế kỉ VIII, IX; Nhưng cách đọc theo Đường âm đó, sau khi Việt Nam giành được độc lập, đã dần dần biến dạng đi, dưới tác động của quy luật ngữ âm và ngữ âm lịch sử tiếng Việt, tách xa hẳn cách đọc của người Hán để trở thành một cách đọc riêng biệt của người Việt và những người thuộc khu vực văn hóa Việt” [7,19]

Về cơ bản thì hệ thống ngữ âm Hán - Việt vẫn mang những nét chung của hệ thống ngữ âm Hán đời Đường nhưng những bộ phận không phù hợp

với ngữ âm tiếng Việt đã bị biến đổi. Sự biến đổi này diễn ra ở hệ thống phụ âm, hệ thống vần và thanh điệu Hán.

Các từ ghép Hán - Việt tự tạo có cấu tạo từ các đơn vị gốc Hán, do đó về mặt ngữ âm nó cũng chịu sự chi phối của quy luật biến đổi ngữ âm giống như từ Hán - Việt.

Vì vậy, đặc điểm nổi bật nhất về ngữ âm của các từ Hán - Việt nói chung và từ Hán - Việt tự tạo nói riêng là chúng biến đổi một cách có hệ thống và nhất quán.

2.2.3. Nhận xét 3: Đặc điểm về ngữ nghĩa.

Các đơn vị cấu tạo nên từ ghép Hán - Việt tự tạo là những hình thức ngữ âm nhỏ nhất có nguồn gốc từ tiếng Hán được đọc theo âm Hán - Việt, được dung để cấu tạo nên từ Hán - Việt nói chung và từ ghép Hán - Việt tự tạo nói riêng.

Về mặt ngữ nghĩa, đại đa số các yếu tố Hán - Việt nói chung và Hán - Việt tự tạo nói riêng đều có ý nghĩa nhưng chúng phản ánh gián tiếp chứ không phản ánh trực tiếp hiện thực như thực từ trong tiếng Việt. Chẳng hạn : yếu tố Hán - Việt sơn (山)phải thông qua yếu tố thuần việt núi mới giải thích được núi trong thực tế.

Do không phản ánh trực tiếp hiện thực nên các yếu tố Hán - Việt nói chung và Hán - Việt tự tạo nói riêng thường có nghĩa trừu tượng, khái quát, thường phản ánh những trạng thái tĩnh. Bên cạnh đó chúng còn mang sắc thái cổ kính, trang trọng. Tất cả những đặc trưng này làm cho đại đa số các yếu tố Hán - Việt tự tạo khác với các yếu tố thuần Việt.

Về khả năng kết hợp của các yếu tố cấu tạo trong từ ghép Hán - Việt tự tạo, có những hiện tượng sau :

1) Những yếu tố cấu tạo nên từ Hán - Việt tự tạo là những yếu tố gốc Hán bị mất khả năng trực tiếp tham gia phản ánh hiện thực mà phải đưa vào các đơn vị mang ý nghĩa thực để biểu thị nên chúng không có khả năng hoạt động độc lập. Ví dụ như hải(海) trong hải mã(海马), hải sản(海

产) …

2) Những yếu tố cấu tạo nên từ Hán - Việt tự tạo là những yếu tố gốc Hán không bị cạnh tranh nghĩa nên có thể trực tiếp phản ánh hiện thực, tự nó có thể độc lập cấu tạo từ, và chúng được huy động để cấu tạo nên từ Hán - Việt tự tạo, ví dụ như học(学) trong học viên(学员), học viện(学

院) …

Qua đó có thể thấy những các yếu tố cấu tạo nên từ Hán - Việt tự tạo có thể là những yếu tố gốc Hán hoạt động độc lập, và cũng có thể là những yếu tố gốc Hán hoạt động không độc lập. Điều này cho thấy trong quá trình cấu tạo từ mới, người Việt đã linh hoạt sử dụng cả 2 loại từ gốc Hán ( hoạt động độc lập và hoạt động không độc lập ) để cấu tạo từ.

2.2.4. Nhận xét 4: Đặc điểm về hoạt động ngữ pháp.

Trong hoạt động giao tiếp, các đơn vị ngữ pháp luôn phải gắn kết với nhau để tạo thành những kết cấu ngữ pháp lớn hơn, được gắn với nhau bằng những mối quan hệ nhất định.

Trong quan hệ từ pháp của tiếng Việt chỉ có quan hệ chính phụ và quan hệ đẳng lập, bởi vì chức năng của từ trong tiếng Việt chỉ là chức năng định danh. Nó không có những mối quan hệ phục vụ cho chức năng thông báo như những đơn vị ngữ pháp lớn hơn nó.

hai loại : chính phụ và đẳng lập.

- Quan hệ chính phụ là quan hệ phụ thuộc một chiều giữa một thành tố chính với một thành tố phụ, trong đó chức vụ cú pháp của thành tố chính chỉ được xác định khi đặt toàn bột tổ hợp chính phụ vào một kết cấu lớn hơn, còn chức vụ của thành tố phụ có thể được xác định mà không cần điều kiện ấy.

Trong từ ghép Hán - Việt tự tạo, quan hệ chính phụ được thể hiện ở các dạng sau :

1) Những từ ghép Hán - Việt tự tạo có trật tự giữa các yếu tố cấu tạo giống với từ ghép tiếng Việt. Đó là trật tự giữa các yếu tố trong tổ hợp Hán - Việt tự tạo gồm có một yếu tố cấu tạo là một động từ và một yếu tố cấu tạo là bổ ngữ chỉ dẫn cho đối tượng hay kết quả của nó. Ví dụ : giả trang(假装),

giải binh(解兵), chỉ điểm(指点) ….

Trong từ ghép Hán - Việt tự tạo dạng này, yếu tố chính đứng trước làm trung tâm ngữ nghĩa vừa quyết định đặc điểm ngữ pháp của cả từ.

2) Những từ ghép Hán - Việt tự tạo có trật tự từ ngược với trật tự từ trong tiếng Việt. Trong đó yếu tố phụ đứng trước làm nhiệm vụ bổ sung hạn định cho yếu tố chính đứng sau nó. Ví dụ : hải mã(海马), hải sản(海

产), trong đó hải(海) mang tính từ loại danh từ có nhiệm vụ đóng vai trò

làm yếu tố phụ hạn định nghĩa cho yếu tố chính, còn mã(马), sản(产)

( trong sản vật(产物) ) mang tính từ loại danh từ làm trung tâ, ý nghĩa và quyết định đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của cả từ.

nhau, cùng quyết định đặc điểm ngữ pháp của toàn bộ kết cấu.

Quan hệ đẳng lập trong từ ghép Hán - Việt tự tạo có đặc điểm như sau : Do những yếu tố cấu thành nên từ ghép đẳng lập có vai trò như nhau nên những từ ghép Hán - Việt tự tạo cũng có đặc điểm này. Chẳng hạn như từ ghép oán thù(怨仇), cả oán, thù(怨仇) đều là các yếu tố cấu tạo mang tính từ loại động từ, mang đặc điểm chức năng ngữ pháp của động từ. Khi kết hợp để tạo nên từ ghép Hán - Việt tự tạo oán thù(怨仇) thì cả hai yếu tố cấu tạo oán, thù(怨仇) có vai trò ngang bằng nhau và cùng quyết định đặc điểm ngữ pháp của từ. Do đó từ ghép oán thù mang tính từ loại động từ.

Về mặt nghĩa thì oán(怨), thù(仇) cùng hợp nghĩa lại để tạo nên nghĩa chung cho từ oán thù(怨仇).

2.3. Tiểu kết.

Những từ Hán - Việt tự tạo được khảo sát có sự khác biệt về phương thức cấu tạo, về đặc điểm ngữ âm cũng như đặc điểm ngữ nghĩa so với các từ gốc Hán. Tất cả các từ ghép Hán - Việt tự tạo đã khảo sát ở trên đều bị tác động về mặt ngữ âm và bị biến đổi hàng loạt theo một quy luật thống nhất giống như từ Hán – Việt.

Từ Hán – Việt tự tạo, về bản chất, cũng là những từ vay mượn từ tiếng Hán. Nhưng sự khác biệt của nó với từ mượn nguyên khối là trong tiếng Việt, người Việt đã sử dụng một số yếu tố để cấu tạo nên những từ ghép Hán - Việt này theo cách của tiếng Việt. Cách đó có thể là cách sao lại giống hệt các từ ghép mượn của tiếng Hán nhưng lại không có trong tiếng Hán. Cách đó là cách các từ tự tạo được hình thành từ các yếu tố Hán - Việt theo phương thức

cấu tạo từ của tiếng Việt.

Chương III

Ứng dụng trong việc giảng dạy tiếng Việt.

Trong chương 3 này, chúng tôi sẽ xuất phát từ thực tiễn giảng dạy của mình trình bày những thực tế mà cả người dạy và sinh viên gặp phải. Sau đó, chúng tôi sẽ nêu ra cách giải thích của mình về những hiện tượng đó. Như vậy, về bản chất, đây là phần viết trình bày những hiểu biết thực hành của người thực hiện luân văn.

3.1. Sự phức tạp của từ Hán - Việt tự tạo khi người Trung Quốc dạy và học tiếng Việt và tiếng Trung. học tiếng Việt và tiếng Trung.

3.1.1. Nhận xét chung

- Yếu tố cấu tạo từ Hán - Việt tự tạo cũng chính là các yếu tố đã được sử dụng để cấu tạo các từ ghéo mượn nguyên khối Hán. Tuy nhiên, khi được vay mượn vào tiếng Việt, nhiều yếu tố cấu tạo đã bị biến đổi và trở thành các yếu tố có khả năng hoạt động độc lập trong tiếng Việt.

Các yếu tố độc lập có khi là các từ đơn Hán khi vào tiếng Việt không bị cạnh tranh và được giữ nguyên khả năng hoạt động độc lập, ví dụ : ác(恶),

ẩn(隐), ảnh(影), ca(哥) …; cũng có khi là các từ ghép Hán - Việt

nhưng do nhu cầu của xã hội lại trở thành các yếu tố cấu tạo từ ghép mới, ví

dụ : bạo động(暴动) ( trong bất bạo động (不暴动)), bình nguyên (平

原)( trong bán bình nguyên(半平原) ), hay cà sa(袈裟)( trong đại cà

sa(大袈裟) )

Do tính chất độc lập về khả năng kết hợp nên các yếu tố này có đầy đủ khả năng để trở thành các từ đơn có thể hoạt động độc lập trong tiếng Việt.

Một phần của tài liệu So sánh sự khác biệt giữa những từ hán việt tự tạo với các từ hán tương đương luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)