Những dạng thường gặp của từ Hán Việt tự tạo

Một phần của tài liệu So sánh sự khác biệt giữa những từ hán việt tự tạo với các từ hán tương đương luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 47 - 65)

4. Bố cục của luận văn

3.1.2. Những dạng thường gặp của từ Hán Việt tự tạo

Qua quá trình kháo sát nghĩa của các từ Hán - Việt tự tạo, chúng tôi nhận thấy chúng có những dạng cấu tạo phổ biến sẽ trình bày dưới đây. Và qua những dạng cấu tạo này chúng tôi sẽ chỉ ra sự giống và khác về nghĩa và về phương thức cấu tạo nếu có của những từ ghép Hán - Việt tự tạo này so với các yếu tố gốc Hán cùng dạng. Qua đó, chúng tôi đồng thời hướng dẫn người học cách nhận biết nghĩa của từ để tránh hiểu sai và dùng sai. Bởi đây cũng lại chính là những từ mà sinh viên thường mắc lỗi khi học tiếng Việt và ngược lại.

a. Dạng X + viên(员).

Những dạng X + viên(员) mà sinh viên thường mắc lỗi. Xét các ví dụ sau :

- Việt : Các ứng viên(应员) cho chức danh trưởng khoa khoa tiếng Việt đều đã từng sang Việt Nam học.

Sinh viên dịch sang Hán - sai : 应聘越语系系主任职位的各应员都曾

到越南学习过。

( tiết 1, lớp 072, 07-03-2009 ) -Việt : Sáng nay phóng viên(访员) Tân Hoa xã đã có cuộc phỏng vấn ngắn với thủ tướng Ôn Gia Bảo về vấn đề nhập khẩu thịt bò từ Mỹ.

Sinh viên dịch sang Hán – sai : 今早新华社的访员就从美国进口牛肉

问题对温家宝总理进行了访问。

Dịch đúng : 今早新华社记者就从美国进口牛肉问题对温家宝总理

进行了访问。

( tiết 2, lớp 071, 16-03-2009 ) - Việt : Phái viên(派员) của Liên minh châu Âu hôm qua đã có cuộc tiếp kiến với chủ tịch Hồ Cẩm Đào.

Sinh viên dịch sang Hán - sai : 欧盟派员昨天接见了胡锦涛主席。

Dịch đúng : 欧盟特派员昨天接见了胡锦涛主席。

( tiết 4, lớp 072, 16-04-2009 ) Ở các ví dụ trên sinh viên thường gặp khó khăn trong việc dịch các từ viết nghiêng sang tiếng Hán. Sinh viên thường dịch theo dạng chuyển tự do không nắm được nghĩa của từ.

Hướng dẫn sinh viên : Đây là phần chuyển di từ các từ ghép mượn nguyên khối Hán ( công tố viên(公诉员), đoàn viên(团员), học viên

được coi là dạng cấu tạo từ ghép chính phụ trong đó viên(员) được coi là yếu tố chính quyết định nghĩa và tính từ loại của cả từ; và X là yếu tố phụ phụ nghĩa cho viên(员) và là yếu tố bị thay thế để cấu tạo từ mới trong tiếng Việt.

Viên(员) được giữ lại trong mẫu cấu tạo bị cạnh tranh bởi các yếu tố Hán - Việt đồng nghĩa ( giả(者), nhân(人) ) hoặc từ thuần Việt đồng nghĩa ( người ). Nhưng trong nhiều trường hợp như điệp viên(谍员),

chuyên viên(专员), mậu dịch viên(贸易员), điện thoại viên(电话

员)thì không thể thay thế bất cứ một yếu tố đồng nghĩa nào vào vị trí của

viên (员) được.

Với một số trường hợp mà X là đơn vị độc lập có nghĩa thì viên có thể được thay thế bằng yếu tố thuần Việt người, nhưng đơn vị được tạo ra lại là một cụm từ tự do và cũng không thể thay thế hoàn toàn trong mọi ngữ cảnh sử dụng. Ví dụ : biên tập viên(编辑员)/người biên tập, báo cáo viên(报

告员)/người báo cáo….

b. Dạng X + hóa(化).

Những dạng X + hoá(化) mà sinh viên thường mắc lỗi. Xét các ví dụ sau :

lưu trữ.

Sinh viên dịch sang Hán - sai : 国家图书馆正数化存档资料。

Dịch đúng : 国家图书馆正数字化存档资料。

( tiết 2, lớp 071, 17-04-2009 ) -Việt : Một số sinh viên đang dần bị tha hoá (他化)do lối sống không lành mạnh.

Sinh viên dịch sang Hán - sai : 一些学生因不良的生活方式正逐渐的被他

化。

Dịch đúng : 一些学生因不良的生活方式正逐渐的蜕化变质。

( tiết 2, lớp 071, 17-04-2009 ) Ở các ví dụ trên sinh viên thường gặp khó khăn trong việc dịch các từ viết nghiêng sang tiếng Hán. Sinh viên thường dịch theo dạng chuyển tự do không hiểu được nghĩa của từ.

Hướng dẫn sinh viên : Đây chính là phần chuyển di từ các từ ghép mượn nguyên khối Hán. Do đó dạng cấu tạo này trở nên quen thuộc, khi cần người Việt có thể không mấy khó khăn tạo thêm các từ mới từ mẫu này.

Hóa(化) là một phụ tố để cấu tạo từ ghép phụ gia trong tiếng Hán, khi vào tiếng Việt nó trở thành một yếu tố để cấu tạo động từ có nghĩa “ trở thành hoặc làm cho trở nên, trở nên hoặc làm cho trở nên có một tính chất nào đó “ [28, 447].

Trong mẫu cấu tạo này người Việt đã xem hóa(化). là yếu tố chính được giữ lại làm nòng cốt cho mẫu cấu tạo, nó quyết định nghĩa và tính từ loại của từ; X là một yếu tố cấu tạo bất kì phù hợp về nghĩa và khả năng kết hợp với hóa(化)..

Chính mức độ quen thuộc và khả năng kết hợp linh động của hóa

(化). cho phép mở rộng phạm vi của các yếu tố thay thế. Chẳng hạn khi tạo từ mới, người Việt sử dụng các yếu tố thay thế cải(解), ngoại(外), phục(服), số(数), tha(他) … thế vào vị trí của X trong mẫu để trở

thành các từ ghép mới hóa cải(化解), ngoại hóa外化, phục hóa(服化),

số hóa(数化), tha hóa(他化) …

c. Dạng bất(不) + X.

Những dạng bất(不) + X mà sinh viên thường mắc lỗi. Xét các ví dụ sau :

- Việt : Do bất cẩn(不谨) trong xây dựng nên cây cầu chưa hoàn thành đã gãy.

Sinh viên dịch sang Hán - sai : 因为建设中的不谨所以桥还没建成就

已经断裂了。

( tiết 2, lớp 071, 21-04-2009 ) -Việt : Anh ta vẫn làm bất chấp(不执) sự phản đối của mọi người.

Sinh viên dịch sang Hán - sai : 他仍然不执大家的反对。

Dịch đúng : 他仍然不管大家的反对。

( tiết 2, lớp 071, 21-04-2009 ) Ở các ví dụ trên sinh viên thường gặp khó khăn trong việc dịch các từ viết nghiêng sang tiếng Hán. Sinh viên thường dịch theo dạng chuyển tự do không hiểu được nghĩa của từ.

Hướng dẫn sinh viên : Bất(不) + X được chuyển di từ các từ ghép chính phụ Hán - Việt mượn nguyên khối Hán như bất chính(不正), bất định(不定), bất đồng(不同) … và là dạng cấu tạo quen thuộc có khả năng cấu tạo nhiều từ ghéo Hán - Việt tự tạo.

Trong mẫu cấu tạo này, bất(不) là yếu tố mang nghĩa phủ định được giữ lại làm nòng cốt trong mẫu cấu tạo để tham gia cấu tạo từ mới, còn X là vị trí của yếu tố bị thay thế khi mẫu cấu tạo bất(不) + X tham gia cấu tạo từ mới.

Khi du nhập vào tiếng Việt, bất(不) bị từ phủ định thuần Việt không cạnh tranh, nhưng không là một từ đơn và chỉ có thể kết hợp với các từ để làm nên một tổ hợp tự do hoặc một ngữ cố định không đội trời chung, không nói

chỉ có thể trở thành yếu tố cấu tạo thay thế cho bất với nghĩa phủ định trong một số trường hợp yếu tố đứng sau là thuần Việt như không thể, không những, không đâu, không mấy … . Hơn nữa, yếu tố Hán - Việt bất(不) khi kết hợp với các yếu tố khác có tác dụng nhấn mạnh sự phủ định hơn không. So sánh :

bất qui tắc(不规则)/không qui tắc, bất cần(不需)/không cần, bất ngờ

(不想到)/không ngờ. Trong nhiều trường hợp yếu tố bất là không thể thay

thế : bất mục(不目), bất nghĩa(不义), bất nhân(不仁), bất hạnh

(不幸), bất giác(不觉) … .

Như vậy, khi được mượn vào tiếng Việt bất(不) trở thành yếu tố cấu tạo từ chuyên dùng ghép trước để tạo tính từ, động từ có nghĩa không.

Dạng bất(不) + X là một mẫu cấu tạo có khả năng cao trong việc tạo ra các từ ghép mới trong tiếng Việt.

Trong tiếng Việt, có một số từ cũng chứa yếu tố bất(不) và nếu chỉ nhìn hình thức bên ngoài thì chúng có vẻ giống các từ ghép được cấu tạo theo

mẫu bất(不) + X, như bất thình lình(不突然), bất chợt(不突然) …

nhưng nếu xét về nghĩa, yếu tố bất(不) không mang nghĩa phủ định như trong mẫu cấu tạo trên, chúng không phải là từ ghép Hán - Việt tự tạo hoặc từ ghép lai tạo kiểu bất(不) + X.

Những dạng (无)+ X mà sinh viên thường mắc lỗi. Xét các ví dụ sau :

- Việt : Người vô học(无学) chưa chắc đã vô văn hoá.

Sinh viên dịch sang Hán - sai : 无学的人不一定没文化。

Dịch đúng : 不学无术的人不一定没文化。

( tiết 3, lớp 072, 25-04-2009 ) - Việt : Phương trình vô nghiệm(无验).

Sinh viên dịch sang Hán - sai : 无验方程式。

Dịch đúng : 无理方程式。

( tiết 3, lớp 072, 25-04-2009 ) Ở các ví dụ trên sinh viên thường gặp khó khăn trong việc dịch các từ viết nghiêng sang tiếng Hán. Sinh viên thường dịch theo dạng chuyển tự do không hiểu được nghĩa của từ.

Hướng dẫn sinh viên : Đây là mẫu cấu tạo được chuyển di từ các từ ghép Hán có cùng kiểu cấu tạo được mượn nguyên khối vào tiếng Việt : bào(无胞), vô biên(无边), vô bổ(无补), vô can(无肝), vô chính

phủ(无政府), vô cùng(无穷), vô duyên (无缘)… . Vì vậy mẫu cấu

tạo này trở thành một mẫu cấu tạo quen thuộc trong tiếng Việt và được sử dụng để cấu tạo nên các từ ghép Hán - Việt tự tạo.

Cũng giống như dạng cấu tạo bất(不) + X, vô(无) là yếu tố phủ định được giữ lại trong mẫu cấu tạo. Mặc dù trong tiếng Việt đã có những yếu

tố mượn Hán là bất(不), phi(非) … và yếu tố thuần Việt không mang

nghĩa phủ định nhưng có sắc thái nghĩa khác biệt. Hơn nữa, với tính chất cố định của các từ có chứa làm cho không một yếu tố nào có thể thay thế

giữ nguyên nghĩa. Chẳng hạn như với vô can(无肝) thì không thể thay thế bằng không can, vô lễ(无礼)thay thế bằng không lễ ….

Tính chất cố định và chặt chẽ của các từ được cấu tạo theo dạng

(无)+ X còn khiến cho nhiều từ cấu tạo theo dạng này có nghĩa vượt ra khỏi sự kết hợp nghĩa đơn thuần của vô +X. Chẳng hạn : vô chính phủ(无政

府) không chỉ đơn giản có nghĩa “ không có chính phủ mà mang nghĩa ” 1. không có tổ chức, hỗn loạn. 2. Vô tổ chức, vô kỉ luật. 3. Theo chủ nghĩa vô chính phủ ”.

Chính bởi những đặc điểm trên mà khi vào tiếng Việt vô(无)một vị trí quan trọng trong việc cấu tạo thêm từ mới. Mẫu cấu tạo vô(无) + X do

đó có tính năng sản rất cao. Các yếu tố hậu(后), hồi(回), loài(类),

hồn(魂), liêm sỉ(廉耻), gia cư(家居) … được sử dụng để thay thế

trong mẫu cấu tạo vô(无) + X. Các yếu tố này có thể mang tính từ loại

danh từ với cực(极), loài(类), hồn(魂) … , có thể mang từ loại tính

động từ với tư(私), tri, giác(知觉) … .

Bên cạnh đó còn có một số yếu tố thuần Việt cũng có khả năng thay thế trong mẫu cấu tạo này như bờ, chừng, kể, lo, lối, phép … .

Có thể nói đây là mẫu cấu tạo từ vay mượn có tính năng sản rất lớn trong tiếng Việt.

e.Dạng tiểu(小) + X.

Những dạng tiểu(小) + X mà sinh viên thường mắc lỗi. Xét các ví dụ sau :

- Việt : Sáng nay, tiểu ban(小班) văn hoá sẽ họp để chọn linh vật cho Đại hội thể thao Đông Nam Á.

Sinh viên dịch sang Hán - sai : 今早,文化小班将召开选定东南亚运

动会吉祥物的会议。

Dịch đúng : 今早,文化小组将召开选定东南亚运动会吉祥物的会

议。

( tiết 1, lớp 072, 05-05-2009 ) - Việt : Số lượng tiểu cầu(小球) giảm sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh.

Sinh viên dịch sang Hán - sai : 小球数量减少将会对病人造成危险。

( tiết 3, lớp 071, 05-005-2009 ) Ở các ví dụ trên sinh viên thường gặp khó khăn trong việc dịch các từ viết nghiêng sang tiếng Hán. Sinh viên thường dịch theo dạng chuyển tự do không hiểu được nghĩa của từ.

Hướng dẫn sinh viên : Tiểu(小) + X là dạng cấu tạo được chuyển di từ các từ ghép mượn nguyên khối Hán tiểu đệ(小弟), tiểu tiết(小节), tiểu muội(小妹), tiểu thuyết(小说), tiểu khí(小气), tiểu xảo(小

巧), tiểu sản(小产) … cũng đã rất quen thuộc với người Việt. Kết cấu

tiểu (小)+ X trong tiếng Việt có nghĩa là “X nhỏ”. Chẳng hạn như : tiểu họa(小画) là “ bức tranh cỡ nhỏ hoặc hình vẽ trang trí trong các sách chép tay thời cổ ”, tiểu dẫn(小引) là “ lời giới thiệu và chỉ dẫn ở đầu cuốn sách ” … .

Tiểu(小) là yếu tố được chuyển di theo mẫu cấu tạo tiểu(小) + X. Trong tiếng Việt tiểu(小) bị từ thuần Việt nhỏ cạnh tranh, do đó mà tiểu

không trở thành yếu tố độc lập trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, và nhỏ lại không thể trở thành yếu tố tạo từ. Có thể thấy đây là sự phân công hợp lí giúp cho tiểu(小) trở thành yếu tố chuyên ghép trước để cấu tạo danh từ, với nghĩa “nhỏ, thuộc loại nhỏ”.

Các yếu tố được sử dụng để thay thế trong mẫu cấu tạo tiểu(小)+ X

ban(班), đoàn(团), họa(画), liên(连) …, một phần khác là các từ

ghép Hán - Việt công nghệ(工艺), đăng khoa(登科), thủ công(手工),

thi dân(诗人) … và chỉ có một yếu tố thuần Việt vùng là có khả năng đóng vai trò làm yếu tố thay thế trong mẫu cấu tạo tạo nên từ ghép tiểu vùng. Tất cả các yếu tố này đều tương đương với yếu tố Hán - Việt bị thay thế và có khả năng kết hợp với tiểu(小) để tạo nên một từ ghép Hán - Việt mới.

f. Dạng đại(大、代) + X.

Những dạng đại + X mà sinh viên thường mắc lỗi. Xét các ví dụ sau : - Việt : Đại diện (代面)của công ty CoCa-CoLa đã phủ nhận thông tin nước giải khát của hãng có chứa chất gây hại cho răng.

Sinh viên dịch sang Hán - sai : 可口可乐公司代面已经否认了本公司

饮料含有对牙齿有害物质的消息。

Dịch đúng : 可口可乐公司代表已经否认了本公司饮料含有对牙齿

有害物质的消息。

( tiết 1, lớp 072, 07-05-2009 ) - Việt : Tổng thống Mỹ đã phục hồi sau cuộc đại phẫu(大剖) tim tháng trước.

Sinh viên dịch sang Hán - sai : 在上个月一次心脏大剖后美国总统已

Dịch đúng : 在上个月一次心脏大手术后美国总统已经恢复了。

( tiết 3, lớp 071, 09-005-2009 ) Ở các ví dụ trên sinh viên thường gặp khó khăn trong việc dịch các từ viết nghiêng sang tiếng Hán. Sinh viên thường dịch theo dạng chuyển tự do không hiểu được nghĩa của từ.

Hướng dẫn sinh viên : Dạng cấu tạo này được chuyển di từ nhiều từ ghép mượn nguyên khối Hán đại bại(大败), đại bản doanh(大本营),

đại binh(大兵), đại bộ phận(大部分) … . Trong đó đại(大)là yếu tố

đứng trước được chuyển di và làm nòng cốt cho mẫu cấu tạo, X là vị trí của các yếu tố đứng sau sẽ bị thay thế khi cấu tạo từ mới.

Cũng giống như trường hợp tiểu(小)+ X, đại(大)là yếu tố được

giữ lại trong mẫu cấu tạo đại(大) + X, nó cũng bị các yếu tố cấu tạo từ thuần Việt như to, lớn cạnh tranh nhưng lại được phân công lại ngữ nghĩa và trở thành yếu tố cấu tạo từ chuyên đứng trước để cấu tạo hàng loạt danh từ, động từ với nghĩa “ lớn, thuộc loại lớn, hoặc ở mức độ lớn hơn bình thường ”. Ngoài các danh từ, động từ được tạo mới theo mẫu có nghĩa chung thì nghĩa của một số từ cấu tạo theo dạng này được phát triển thêm. Chẳng hạn như đại cử tri(大选民) với nghĩa là “ người thay mặt, đại diện cho cử tri đi bỏ phiếu ở các cuộc bầu cử cao cấp hơn ”, đại cương là “ 1. Những điểm chủ yếu nói tổng quát. 2. Có tính chất tổng quát “.

Các yếu tố được dử dụng làm yếu tố thay thế vào vị trí của X trong mẫu cấu tạo này cũng phải phù hợp với đại(大) trong mẫu cấu tạo về ngữ nghĩa,

khả năng kết hợp.

g. Dạng báo(报) + X.

Những dạng báo(报) + X mà sinh viên thường mắc lỗi. Xét các ví dụ sau :

- Việt : Báo chí(报志) nước ngoài ca ngợi thủ tướng Ôn Gia Bảo.

Sinh viên dịch sang Hán - sai : 外国报志歌颂温家宝总理

Dịch đúng : 外国报纸歌颂温家宝总理.

( tiết 2, lớp 071, 11-05-2009 ) -Việt : Biển lặng gió báo hiệu(报号) một cơn bão lớn sắp đến.

Sinh viên dịch sang Hán - sai : 平静的海面,风报效着台风即将来

临。

Dịch đúng : 平静的海面,风预示着台风即将来临。.

( tiết 2, lớp 071, 11-005-2009 ) Ở các ví dụ trên sinh viên thường gặp khó khăn trong việc dịch các từ viết nghiêng sang tiếng Hán. Sinh viên thường dịch theo dạng chuyển tự do không hiểu được nghĩa của từ.

Hướng dẫn sinh viên : Dạng này được chuyển di từ các từ ghép chính

phụ mượn nguyên khối Hán báo hỉ(报喜), báo động(报动) …, trong đó

Báo(报) trong dạng này giữ vai trò là yếu tố chính quyết định tính từ loại động từ và quyết định ngữ nghĩa cho tất cả các từ ghép có cùng mẫu. Các yếu tố phụ đứng sau có vai trò hạn định hoặc bổ sung nghĩa cho Báo(报) Với vai trò là một yếu tố chính được giữ lại trong mẫu cấu tạo, Báo(报) có thể tạo ra hàng loạt từ ghép. Nhưng do Báo(报) bị đồng hóa và trở thành yếu tố có khả năng hoạt động độc lập nên Báo(报) có xu hướng kết hợp với

Một phần của tài liệu So sánh sự khác biệt giữa những từ hán việt tự tạo với các từ hán tương đương luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 47 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)