Từ Hán Việt tự tạo trong tiếng Việt 27.

Một phần của tài liệu So sánh sự khác biệt giữa những từ hán việt tự tạo với các từ hán tương đương luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 31 - 34)

4. Bố cục của luận văn

1.3.2. Từ Hán Việt tự tạo trong tiếng Việt 27.

Khi vay mượn từ tiếng nước ngoài, cùng với việc mượn nguyên khối các từ ngoại lai, người Việt còn tạo ra các từ mới từ các yếu tố vay mượn. Những từ mới này hoạt động theo quy luật ngữ pháp và ngữ nghĩa của tiếng

Việt. Đây có lẽ không phải là riêng đối với từ gốc Hán mà là một hiện tượng phổ biến xảy ra với tất cả các từ thuộc các ngôn ngữ khác được du nhập vào Việt Nam.

Ví dụ, trong quá trình mượn Anh, các yếu tố thuần Việt như máy, đường, dầu, mạ, thụt, bẻ … có thể kết hợp với các từ gốc Pháp đã được “hình vị hóa” như bơm, ray, luyn, kền, két ... để tạo thành các từ ghép mới là máy bơm, đường ray, dầu luyn, mạ kền, thụt két …

Trong quá trình tiếp xúc với tiếng Hán, bên cạnh việc mượn các từ gốc Hán nguyên bản, người Việt còn tạo ra nhiều từ mới từ các yếu tố mượn Hán. Đây chính là từ Hán - Việt tự tạo. Theo cách quan niệm của Nguyễn Văn Khang “ Từ Hán - Việt tự tạo chính là những từ đa tiết Hán - Việt không phải mượn nguyên khối mà do người Việt tạo ra bằng chất liệu Hán - Việt (từ tố Hán - Việt ) và theo mô hình cấu tạo từ tiếng Việt hoặc theo mô hình cấu tạo từ chính phụ của tiếng Hán (tồn tại trong các từ Hán - Việt mượn nguyên khối ) “. [21,186].

Theo quan điểm trên, có thể thấy những từ Hán - Việt tự tạo trong tiếng Việt là như sau:

- Đó là những từ đa tiết, hay có thể gọi là từ ghép .

- Những từ ghép tự tạo được tạo thành nhờ các yếu tố Hán - Việt, tức là các từ tố đọc theo âm Hán - Việt.

- Chúng có hình thức cấu tạo bề ngoài hoặc theo mô hình cấu tạo từ tiếng Việt, hoặc giống như từ Hán - Việt mượn nguyên khối nhưng mang một nghĩa mới do người Việt qui ước.

Rõ ràng, khi những yếu tố cấu tạo từ Hán - Việt du nhập vào Việt Nam, chúng đã trở thành một bộ phận hữu cơ của tiếng Việt. Người Việt đã sử dụng

những yếu tố gốc Hán đó làm chất liệu để cấu tạo nên những đơn vị từ vựng mới theo cách đọc của Việt Nam, cho nên chúng ta không thể tìm thấy một từ Hán - Việt tự tạo nào tương ứng trong tiếng Hán hiện nay.

Về cơ bản, có thể dễ dàng nhận diện những từ Hán - Việt tự tạo loại này chủ yếu thuộc 2 loại nhỏ sau :

a. Những đơn vị do các yếu tố gốc Hán tạo thành.

Tiếng Việt Tiếng Hán

an trí 安知 câu cấm 拘禁

đại đội 大队 Liên 连

náo động 闹动 tao động 骚动

thiếu tá 少佐 thiếu hiệu 少校

tiểu đoàn 小团 Doanh 营

b. Những đơn vị do các yếu tố gốc Hán và thuần Việt tạo thành. Ví dụ :

binh(兵) lính, cướp đoạt(夺), đói khổ(苦), kẻ địch(敌), súng trường

(长), tàu hỏa(火), tàu thủy(水) ….

Trong luận văn này, đối tượng miêu tả chính của chúng tôi là những đơn vị hoàn toàn do các yếu tố gốc Hán tạo thành. Còn những đơn vị do các yếu tố gốc Hán và thuần Việt tạo thành, trong chừng mực nhất định, có thể chỉ được chúng tôi nói đến khi cần thiết.

GS.TS Nguyễn Văn Khang trong “ Từ ngoại lai trong tiếng Việt “ đã sử dụng thuật ngữ từ Hán - Việt Việt tạo để chỉ những tổ hợp do người Việt dùng các yếu tố Hán - Việt ghép lại mà thành. Tác giả La Văn Thanh cũng đã sử dụng thuật ngữ từ Hán - Việt Việt tạo trong luận văn tiến sĩ “Nghiên cứu đặc điểm các tổ hợp song tiết Hán - Việt” của mình. Cũng theo định nghĩa trong [21] thì từ Hán - Việt Việt tạo có thể là tổ hợp của 2 yếu tố gốc Hán tạo thành hoặc 1 yếu tố gốc Hán kết hợp với 1 yếu tố Việt.

Trong luận văn thạc sĩ này chúng tôi sử dụng thuật ngữ từ Hán - Việt

tự tạo. Sở dĩ luận văn dùng thuật ngữ này là vì chúng tôi thấy cách gọi này có

phần thông dụng hơn, khiến sinh viên dễ tiếp thu hơn. Vả lại, trong [21] trang 187, dòng thứ 12 từ trên xuống tác giả cũng đã sử dụng thuật ngữ này.

Một phần của tài liệu So sánh sự khác biệt giữa những từ hán việt tự tạo với các từ hán tương đương luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)