Nhận xét 1: Về mô hình cấu tạo

Một phần của tài liệu So sánh sự khác biệt giữa những từ hán việt tự tạo với các từ hán tương đương luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 38 - 40)

4. Bố cục của luận văn

2.2.1. Nhận xét 1: Về mô hình cấu tạo

Trong tư liệu của chúng tôi, từ Hán Việt tự tạo có các mô hình cấu tạo sau đây:

a. Mô hình cấu tạo theo kiểu từ ghép đẳng lập :

Đây là mô hình (mẫu) cấu tạo theo kiểu từ ghép đẳng lập được di chuyển từ các từ ghép đẳng lập Hán hoặc các từ ghép đẳng lập Hán Việt mượn nguyên khối Hán. Nó là sự kết hợp hai yếu tố bình đẳng nhau làm nên

một từ mới. Ví dụ : mô hình cấu tạo từ oán (怨)+ X được chuyển di từ từ ghép mượn nguyên khối Hán oán hận(怨恨)để cấu tạo từ ghép Hán - Việt

oán thù(怨仇).

Về đặc điểm, cả hai yếu tố (yếu tố nguyên khối Hán được giữ lại và yếu tố bị thay thế ) đều có vai trò như nhau trong việc cấu tạo từ, nên khả năng được giữ lại hay bị thay thế trong mẫu cấu tạo hoàn toàn phụ thuộc vào sự lựa chọn của người vay mượn, tức của người Việt.

Trong tiếng Việt, người ta cũng thấy có những kiểu cấu tạo thuần Việt những từ đẳng lập như thế. Ví dụ các từ bay nhảy , nhà của, ăn uống v.v. Trong tư liệu của chúng tôi, những từ theo kiểu ghép đẳng lập là chiếm khoảng 28%.

b. Mô hình cấu tạo từ ghép chính phụ :

Các mẫu cấu tạo từ ghép chính phụ Hán được chuyển di từ những từ ghép chính phụ Hán hoặc các từ ghép chính phụ Hán - Việt mượn nguyên khối Hán. Ví dụ : mô hình cấu tạo báo(报) + X được chuyển di từ từ ghép

mượn nguyên khối Hán báo danh(报名), báo động(报动) … để tạo nên

các từ ghép chính phụ Hán - Việt tự tạo báo án(报案), báo tử (报死)

Trong các từ ghép chính phụ báo danh(报名), báo động(报

动)yếu tố chính báo(报) đứng trước và quyết định ý nghĩa, tính từ loại của cả từ. Còn các yếu tố đứng sau là danh(名), động(动) đóng vai trò phân nghĩa cho các yếu tố chính. Khi chuyển di thành mẫu cấu tạo báo

+ X những đặc điểm này sẽ được giữ nguyên. Báo (报)+ X sẽ trở thành mẫu cấu tạo chính phụ tọa ra các từ ghép Hán - Việt tự tạo chính phụ.

Như vậy, mô hình cấu tạo từ Hán có thể được chuyển di vào tiếng Việt từ các từ ghép Hán hoặc các từ ghép Hán - Việt mượn nguyên khối Hán. Những mô hình cấu tạo bao gồm một yếu tố được chuyển di theo mẫu và những qui định lựa chọn yếu tố thích hợp với nó về khả năng kết hợp, tính từ loại, về ngữ nghĩa và quan hệ từ pháp để tạo ra các từ ghép mới.

Trong tiếng Việt, người ta cũng thấy có những kiểu cấu tạo thuần Việt những từ chính phụ như vừa mô tả. Ví dụ các từ nhà ăn, xe máy v.v. Trong tư liệu của chúng tôi, những từ theo kiểu ghép đẳng lập là chiếm khoảng 72%.

Một phần của tài liệu So sánh sự khác biệt giữa những từ hán việt tự tạo với các từ hán tương đương luận văn ths ngôn ngữ học 60 22 01 pdf (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)