Đổi mới quản lý xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở trường trung cấp nghề trần đại nghĩa huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 76)

7. Tăng cường mối liên kết giữa các trường đào tạo nghề, giữa cơ sở đào tạo với thị trường lao động.

3.2.1. Đổi mới quản lý xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quảnlý

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp:

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, gắn liền với chất lượng đào tạo.

Nâng cao năng lực của tập thể GV, không ngừng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy người học làm trung tâm.

Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ GV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nâng cao trình độ, năng lực cho CBQL để hoàn thành tốt nhiệm vụ QL trong quá trình đào tạo, gắn liền với chất lượng đào tạo.

Nâng cao năng lực trình độ và nghệ thuật quản lý của người CBQL, tạo khả năng thích ứng của người CBQL trong giai đoạn đổi mới.

Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ CBQL đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp:

Lập kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng theo từng học kỳ, năm học. Xây dựng các hình thức bồi dưỡng: bồi dưỡng tại chỗ, đưa đi bồi dưỡng trong và ngoài nước, tự bồi dưỡng.

Chỉ đạo tổ chức thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên đúng theo kế hoạch.

Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện bồi dưỡng. Đánh giá rút kinh nghiệm

3.2.1.3. Cách thức thực hiện:

Về công tác bồi dưỡng nhà trường cần lập ban chỉ đạo, trên cơ sở đó ban chỉ đạo sẽ xây dựng chương trình kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách khoa học. Trên tinh thần về nội dung bồi dưỡng phải toàn diện, bao gồm cả phẩm

chất đạo đức, tư tưởng chính trị, kiến thức cơ bản, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý. Cụ thể:

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp. Ngoài ra, CBQL cũng cần được bồi dưỡng về ngoại ngữ và tin học.

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Nhà trường cần xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực QL cho đội ngũ giáo viên, CBQL như hội thảo, trao đổi kinh nghiệm

Bồi dưỡng năng lực tổ chức quá trình giáo dục, nhất là tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, năng lực thuyết phục và cảm hóa người học.

Bồi dưỡng về tổ chức các hoạt động giảng dạy, kỹ năng thực hiện phương pháp dạy học hiện đại, kỹ năng phân tích sư phạm bài dạy, cần tập trung vào bồi dưỡng kỹ năng dạy thực hành cho giáo viên, kỹ năng kiểm tra, đánh giá HS theo hướng đổi mới, kỹ năng sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học hiện đại.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, tổ chức bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyên, theo một chương trình hợp lý.

Phân công CBQL có kinh nghiệm kèm cặp cho CBQL còn trẻ ít kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý, cần phải đào tạo và bồi dưỡng trong thực tế quá trình công tác.

Tổ chức cho CBQL đi học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý tại các lớp đào tạo, các trường đại học, các đơn vị khác trong và ngoài nước.

Thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả tự bồi dưỡng, bồi dưỡng CBQL trên thực tế chứ không chỉ đánh giá qua các số liệu báo cáo để thấy được sự chuyển biến trong nhận thức của CBQL sau khi được bồi dưỡng.

Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm từ công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng một cách nghiêm túc và rút ra được bài học kinh nghiệm.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện:

Có được sự đồng thuận ủng hộ của lãnh đạo nhà trường, sự hợp tác của đội ngũ GV, CBQL và nhất là tạo được động lực mong muốn nâng cao trình độ về chuyên môn, QL ở mỗi GV và CBQL trong nhà trường.

Đội ngũ có ý thức trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần cầu tiến. Mỗi GV , CBQL cần phải xem việc NCKH, viết SKKN là nhiệm vụ thường xuyên bên cạnh việc giảng dạy thì chất lượng đội ngũ mới được nâng lên.

Để GV có đủ thời gian cho việc bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học cần phải sắp xếp công việc một cách khoa học, hợp lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng để GV có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đồng thời vừa tham gia công tác đoàn thể khác.

Nhà trường có đủ nguồn tài chính cho các hoạt động bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở trường trung cấp nghề trần đại nghĩa huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w