Quản lý chất lượng đào tạo nghề:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở trường trung cấp nghề trần đại nghĩa huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 30)

Quản lý chất lượng đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, nằm trong công tác quản lý giáo dục nói chung và quản lý chất lượng dạy nghề nói riêng. Chủ thể quản lý có thể thực hiện quản lý một cách trực tiếp hay gián tiếp các hoạt động đào tạo, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Vì vậy, quản lý chất lượng đào tạo nghề chính là nội dung, cách thức mà chủ thể quản lý cụ thể hoá và sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý đào tạo trong việc thực hiện các chức năng, mục tiêu và nguyên lý giáo dục. Trong quá trình đào tạo, các yếu tố mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, chúng luôn vận động và kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Hai hoạt động này được xem là trung tâm của quá trình đào tạo và có tính chất khác nhau nhưng thống nhất với nhau trong mối quan hệ giữa thầy và trò, giữa hoạt động dạy và hoạt động học, chúng cùng lúc diễn ra trong điều kiện CSVC, kỹ thuật nhất định.

Với cách tiếp cận truyền thống quản lý chất lượng đào tạo nghề là quản lý các yếu tố tạo ra chất lượng đào tạo nghề gồm quản lý đầu vào và quản lý đầu ra.

Hiện nay quản lý chất lượng đào tạo nghề thường được các trường xác định bởi các tiêu chí sau:

- Quản lý công tác tổ chức khoa học môi trường và không gian lao động sư phạm.

- Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo. - Quản lý quá trình đào tạo.

- Quản lý kết quả đầu ra.

Mối quan hệ giữa quản lý và chất lượng đào tạo thường được thể hiện ở các khía cạnh sau: Sự tin cậy; sự đáp ứng nhanh; năng lực; sự dễ dàng tiếp cận; tính lịch sự và nhã nhặn; sự truyền thông; sự tín nhiệm; sự an toàn; hiểu rõ người học; tính hữu hình.

Phân tích tất cả các khía cạnh trên giúp cơ sở đào tạo thiết lập các mục tiêu, chất lượng liên quan đến từng yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở trường trung cấp nghề trần đại nghĩa huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 29 - 30)