Về chất lượng đào tạo nghề hiện nay của nhà trường

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở trường trung cấp nghề trần đại nghĩa huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 68)

2.4.2.1. Một số mặt đã đạt được:

Chất lượng đào tạo nghề nói riêng, chất lượng đào tạo nói chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, động lực chủ quan từ phía học sinh, yếu tố chất lượng giáo viên giảng dạy, phương pháp, cách thức tổ chức học tập, chương trình, nội

dung học tập, phương pháp kiểm tra đánh giá,... Do đó, để có thể đánh giá đúng chất lượng học sinh, hiệu quả công tác đào tạo nghề không phải đơn giản. Mặc dù, đã có thang bậc thợ, giá trị tuyệt đối của công việc cho điểm được xác định nhưng quá trình tính toán, đo lường lại phụ thuộc nhiều ở khản năng, thái độ khách quan trong cách đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên.

27 năm đào tạo nguồn lao động có tay nghề cho huyện Bình Chánh và các khu vực lân cận. Nhà trường đã thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở rộng ngành nghề, tổ chức nâng bậc thợ, đào tạo lại cho công nhân các doanh nghiệp nên những năm gần đây lưu lượng học viên, học sinh tăng hơn trước. Điều này được thể hiện qua số liệu kết quả đào tạo tổng hợp 3 năm gần đây trong Bảng 2.10.

Bảng 2.10 : Thống kê kết quả đào tạo ba năm học từ 2011 đến 2014

TT Năm học 2011 - 2012 2012 -2013 2013 - 2014

1 Hệ sơ cấp nghề 1.236 1.436 1.536

2 Hệ TCN liên kết đào tạo 92 121 127

Tổng cộng 1.328 1.557 1.663

Nhận xét: Số lượng học sinh từng năm có sự biến đổi giữa các ngành, các hệ đào tạo, điều này làm ảnh hưởng đến công tác giáo viên, kế hoạch hoá của nhà trường do phải cân đối số lượng đội ngũ thay đổi tương ứng với qui mô hàng năm. Về tổng số các hệ đào tạo hàng năm có sự tăng tiến.

2.4.2.2. Một số điểm hạn chế về chất lượng đào tạo nghề và nguyên nhân:* Hạn chế: * Hạn chế:

- Trong nhận thức của xã hội còn coi nhẹ việc đào tạo lao động có tay nghề. Gia đình học sinh khi tốt nghiệp THCS không vào được các trường THPT nào đó họ mới vào trường học nghề dẫn đến tình trạng học sinh học nghề tự ti và ít nhiệt tình trong học tập.

- Đối với các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp khi tuyển dụng còn nặng về bằng cấp, lợi nhuận sản xuất. Cơ hội tìm việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp trình độ TCN, SCN thấp hơn nhiều so với những người có trình độ cao CĐ, ĐH.

- Kế hoạch trong đào tạo nghề đa phần không cố định, luôn thay đổi.

- Cơ sở vật chất thiết bị thực hành phần nhiều lạc hậu và chưa đầy đủ như mong muốn. Giáo trình cũ, ít thay đổi kịp.

- Kinh phí dành cho đào tạo nghề thấp hơn nhiều so với chủ trương của Nhà nước.

* Nguyên nhân:

- Trong QL chưa chặt chẽ, chưa phát huy và thể hiện hết chức năng của công tác quản lý. Một số CBQL chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của quản lý trong đào tạo nghề trước yêu cầu đổi mới chương trình đào tạo nghề hiện nay.

- Trình độ năng lực quản lý của CBQL còn hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới. Một số CBQL còn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm, tầm nhìn còn hạn chế, chưa coi trọng công tác dự báo. Ở các khoa chưa xây dựng được chiến lược phát triển của hoạt động dạy học, chưa tập trung vào giải quyết vấn đề chất lượng học tập, chất lượng giảng dạy cũng như dành nhiều thời gian cho việc trao đổi những kinh nghiệm giảng dạy và học tập bộ môn. Đội ngũ GV của trường còn quá trẻ, kinh nghiệm giảng dạy, chuyên môn còn hạn chế mà phải đảm đương nhiều giờ và nhiều nội dung trong học kì, trong năm học. Nhà trường có xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ QL cho CBQL và chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, tuy nhiên việc thực hiện còn nhiều hạn chế do sắp xếp thời gian bồi dưỡng không phù hợp, công tác tổ chức thực hiện không thường xuyên.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, là công cụ đắc lực cho việc dạy học nghề. Trong đào tạo nghề thì thực hành chiếm hơn 70% thời gian học tập. Trong những năm qua, việc chi

đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường luôn được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên các máy móc, trang thiết bị dạy học còn lạc hậu và còn thiếu. Quá trình dạy học thực hành GV chưa QL được các thiết bị thực hành dẫn đến hư hỏng, thất thoát các chi tiết nhỏ, công tác sửa chữa, bảo trì chưa được kịp thời dẫn đến thiếu thiết bị thực hành cho học sinh. Các khoa, tổ chuyên môn chưa có biện pháp hữu hiệu để kiểm tra GV thực hiện việc sử dụng các phương tiện dạy học.

- Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS chưa được chú trọng, nhất là kết quả thi tốt nghiệp nghề của học sinh. Việc đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá còn yếu. Bên cạnh đó công tác phát triển phiếu thăm dò ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp sử dụng lao động còn chưa được thực hiện, vì vậy chưa đánh giá đúng chất lượng đào tạo của nhà trường.

Kết luận chương 2

Thực trạng công tác quản lý quá trình đào tạo nghề ở trường Trung cấp nghề Trần Đại Nghĩa cho thấy tuy nhà trường thực hiện công tác đào tạo nghề dựa trên kinh nghiệm truyền thống đã đạt được một số thành tựu, song cũng đã bộc lộ một số hạn chế bất cập ở các khâu trong quá trình đào tạo nghề như: số lượng đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu và yếu; mục tiêu, nội dung chương trình, giáo trình còn lạc hậu, chất lượng công tác quản lý kiểm tra đánh giá và đảm bảo chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra,...thực trạng này đã đặt ra yêu cầu cần thiết phải đổi mới hoạt động quản lý đào tạo nghề đối với trường Trung cấp nghề Trần Đại Nghĩa. Nhà trường cần phải khẩn trương có biện pháp quản lý và hoạt động tích cực mới nhằm củng cố, duy trì và phát triển hoạt động đào tạo nghề có chất lượng. Trước mắt cần tập trung chỉ đạo đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình hiện nay, huy động đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, thay đổi phương pháp đào tạo nghề mới theo hướng bám sát nhu cầu của thị trường lao động.

Chương 3.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở TRỪỜNG TRUNG CẤP TRẦN ĐẠI NGHĨA

3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

Việc đề ra các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở trường Trung cấp nghề Trần Đại Nghĩa một mặt dựa vào cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu, mặt khác dựa vào kết quả phân tích thực trạng công tác quản lý đào tạo của nhà trường. Căn cứ vào những nguyên nhân cơ bản chủ quan và khách quan đã rút ra những năm qua, mặt khác còn phải căn cứ vào quan điểm của Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước. Chương trình phát triển kinh tế của địa phương, chính sách xã hội và quy hoạch tổng thể trong từng giai đoạn định hướng cho ngành giáo dục và đào tạo cho khối trường dạy nghề trên địa bàn.

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề trước hết phải bám sát mục tiêu đào tạo, nhiệm vụ phát triển đào tạo nghề trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, công tác đào tạo phải đáp ứng được yêu cầu mới của Đất nước về tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

Nguyên tắc mục tiêu, yêu cầu các giải pháp đề xuất phải hướng vào việc quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trường Trung cấp nghề Trần Đại Nghĩa, gắn phát triển của trường TCN Trần Đại Nghĩa với phát triển của xã hội.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề được đề xuất phải gắn với những yêu cầu, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của trường Trung cấp nghề Trần Đại Nghĩa.

Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề phải thể hiện và cụ thể hoá đường lối, phương châm giáo dục đào tạo nghề của Đảng và Nhà

nước. Phải xây dựng kế hoạch cụ thể và phải xác định định hướng chiến lược phát triển đào tạo nghề hiện nay. Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cần dựa trên các căn cứ khoa học để có các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường Trung cấp nghề Trần Đại Nghĩa, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu xã hội hiện nay.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Các giải pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện của trường Trung cấp nghề Trần Đại Nghĩa và phù hợp với những yêu cầu của thực tiễn đào tạo nghề tại địa phương hiện nay.

Các giải pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các giải pháp phải được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các giải pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề một cách sáng tạo, thuận lợi và đem lại hiệu quả thiết thực.

3.2. Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề

Để nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo ở Trường Trung cấp nghề Trần Đại Nghĩa trên cơ sở nghiên cứu lí luận ở chương 1 và thực trạng chất lượng đào tạo ở chương 2 luận văn đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở nhà trường như sau:

1. Đổi mới quản lý xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý 2. Quản lý và huy động mọi nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao

chất lượng đào tạo

3. Quản lý mục tiêu đào tạo trong xu thế mở rộng qui mô đào tạo nghề

4. Quản lý đổi mới nội dung chương trình đào tạo gắn với yêu cầu của thị trường lao động

6. Quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh

7. Tăng cường mối liên kết giữa các trường đào tạo nghề, giữa cơ sở đào tạo với thị trường lao động.

3.2.1. Đổi mới quản lý xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quảnlý

3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp:

Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV để hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, gắn liền với chất lượng đào tạo.

Nâng cao năng lực của tập thể GV, không ngừng bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy người học làm trung tâm.

Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ GV đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Nâng cao trình độ, năng lực cho CBQL để hoàn thành tốt nhiệm vụ QL trong quá trình đào tạo, gắn liền với chất lượng đào tạo.

Nâng cao năng lực trình độ và nghệ thuật quản lý của người CBQL, tạo khả năng thích ứng của người CBQL trong giai đoạn đổi mới.

Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ CBQL đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp:

Lập kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng theo từng học kỳ, năm học. Xây dựng các hình thức bồi dưỡng: bồi dưỡng tại chỗ, đưa đi bồi dưỡng trong và ngoài nước, tự bồi dưỡng.

Chỉ đạo tổ chức thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên đúng theo kế hoạch.

Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện bồi dưỡng. Đánh giá rút kinh nghiệm

3.2.1.3. Cách thức thực hiện:

Về công tác bồi dưỡng nhà trường cần lập ban chỉ đạo, trên cơ sở đó ban chỉ đạo sẽ xây dựng chương trình kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện một cách khoa học. Trên tinh thần về nội dung bồi dưỡng phải toàn diện, bao gồm cả phẩm

chất đạo đức, tư tưởng chính trị, kiến thức cơ bản, nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý. Cụ thể:

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp. Ngoài ra, CBQL cũng cần được bồi dưỡng về ngoại ngữ và tin học.

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Nhà trường cần xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực QL cho đội ngũ giáo viên, CBQL như hội thảo, trao đổi kinh nghiệm

Bồi dưỡng năng lực tổ chức quá trình giáo dục, nhất là tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, năng lực thuyết phục và cảm hóa người học.

Bồi dưỡng về tổ chức các hoạt động giảng dạy, kỹ năng thực hiện phương pháp dạy học hiện đại, kỹ năng phân tích sư phạm bài dạy, cần tập trung vào bồi dưỡng kỹ năng dạy thực hành cho giáo viên, kỹ năng kiểm tra, đánh giá HS theo hướng đổi mới, kỹ năng sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học hiện đại.

Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ CBQL, tổ chức bồi dưỡng phải được thực hiện thường xuyên, theo một chương trình hợp lý.

Phân công CBQL có kinh nghiệm kèm cặp cho CBQL còn trẻ ít kinh nghiệm về nghiệp vụ quản lý, cần phải đào tạo và bồi dưỡng trong thực tế quá trình công tác.

Tổ chức cho CBQL đi học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý tại các lớp đào tạo, các trường đại học, các đơn vị khác trong và ngoài nước.

Thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả tự bồi dưỡng, bồi dưỡng CBQL trên thực tế chứ không chỉ đánh giá qua các số liệu báo cáo để thấy được sự chuyển biến trong nhận thức của CBQL sau khi được bồi dưỡng.

Tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm từ công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng một cách nghiêm túc và rút ra được bài học kinh nghiệm.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện:

Có được sự đồng thuận ủng hộ của lãnh đạo nhà trường, sự hợp tác của đội ngũ GV, CBQL và nhất là tạo được động lực mong muốn nâng cao trình độ về chuyên môn, QL ở mỗi GV và CBQL trong nhà trường.

Đội ngũ có ý thức trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần cầu tiến. Mỗi GV , CBQL cần phải xem việc NCKH, viết SKKN là nhiệm vụ thường xuyên bên cạnh việc giảng dạy thì chất lượng đội ngũ mới được nâng lên.

Để GV có đủ thời gian cho việc bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học cần phải sắp xếp công việc một cách khoa học, hợp lý, phân công nhiệm vụ rõ ràng để GV có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đồng thời vừa tham gia công tác đoàn thể khác.

Nhà trường có đủ nguồn tài chính cho các hoạt động bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý.

3.2.2. Quản lý và huy động mọi nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất nhằm nângcao chất lượng đào tạo cao chất lượng đào tạo

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp:

Bảo quản sử dụng tốt, khai thác triệt để có hiệu quả cao nhất cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học hiện có của nhà trường góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo nghề.

Huy động và vận dụng tối đa, có hiệu quả vật lực, tài lực từ nhiều nguồn khác nhau vào việc củng cố và nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho dạy học.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp:

Từ xưa đến nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo được coi là

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề ở trường trung cấp nghề trần đại nghĩa huyện bình chánh thành phố hồ chí minh (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w