Mục tiêu chung của dạy nghề là nhằm đảm bảo đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có năng lực thực hành nghề, có kiến thức kinh doanh, đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong nước và xuất khẩu lao động có kỹ thuật, một số nghề đào tạo đạt chuẩn quốc gia, trình độ các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Vì vậy, để hoàn thành được mục tiêu nêu trên, đồng thời nhằm nâng cao chất lượng dạy nghể, một số các giải pháp quản lý chất lượng đào tạo nghề chủ yếu hiện nay được các trường dạy nghề quan tâm chính là: phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; phát triển, hoàn thiện chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy; xây dựng và chuẩn hóa CSVC, thiết bị; tăng cường gắn kết giữa Cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp về dạy nghề.
Tuy nhiên, dạy nghề muốn phát triển phải được đánh giá và xem xét trên cơ sở đáp ứng được các nhu cầu to lớn trong tổ chức sản xuất, sự phát triển của công nghệ và hệ thống đào tạo nguồn nhân lực trong nước và trên thế giới. Việc nghiên cứu, xem xét đánh giá lại hệ thống dạy nghề và quản lý chất lượng dạy nghề của các nước trong khu vực và trên thế giới để so sánh, rút bài học kinh nghiệm cho việc phát triển, điều chỉnh hệ thống và nâng cao chất lượng dạy nghề của Việt Nam nói chung và các trung tâm dạy nghề nói riêng là việc rất cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Qua một số kinh nghiệm về hệ thống quản lý dạy nghề của một số nước trong khu vực và trên thế giới như: Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Australia và Canada cho thấy: Nhìn chung, các nước trong khu vực và trên thế giới đều tổ chức hoạt động dạy nghề gắn liền với cơ cấu tổ chức sản xuất, công nghệ tiên tiến và theo nhiều cấp trình độ đào tạo, từ đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ đến đào tạo dài hạn cấp bằng nghề, CĐN và cả Đại học nghề đáp ứng nhu cầu của thị trường lao
động, đồng thời tổ chức đào tạo liên thông giữa các cấp trình độ tạo điều kiện cho người lao động không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ.
1.3. Nội dung quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề 1.3.1. Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
Quản lý mục tiêu đào tạo là QL trong từng tiết giảng, bài học, chương, môn học để giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quản lý mục tiêu nhằm trang bị kiến thức cho đội ngũ GV để chọn lọc các tri thức, nội dung dạy học từ nhiều nguồn khác nhau mà đảm bảo tính khoa học, hiện đại và thực tiễn phù hợp với nội dung bài giảng, bám sát chương trình theo yêu cầu. Đồng thời, QL mục tiêu làm cho đội ngũ GV thông qua việc truyền thụ kiến thức trong quá trình dạy học, tạo cho HS phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, vận dụng các kết quả đã được nghiên cứu, xử lý các tình huống cụ thể trong quá trình thực hành.
Nội dung chương trình đào tạo là hệ thống kiến thức toàn diện về mọi mặt của ngành nghề đào tạo cần trang bị cho người học. Các nội dung được chọn lọc trong hệ thống tri thức khoa học, công nghệ và ứng dụng thực tiễn.
Quản lý chương trình là quản lý đúng tiến độ không chắp vá, thay đổi, thêm bớt trong kế hoạch đã được thống nhất trong các văn bản.
Chính vì vậy, lãnh đạo các khoa, phòng, tổ có trách nhiệm chính trong việc quản lý các nội dung sau:
- Thực hiện nghiên cứu và xây dựng mục tiêu, chương trình môn học, biên soạn nội dung các môn học và tổ chức thẩm định và đề nghị cơ quan chức năng để đưa vào sử dụng trong quá trình đào tạo tại các khoa, tổ chuyên môn. Việc xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo phải theo quy định của Tổng cục dạy nghề.
- Tổ chức và điều hành một cách khoa học, có nghệ thuật các lực lượng: đối tượng quản lý, giáo viên, học sinh thực hiện tốt trong việc đào tạo theo sự chỉ đạo của các phòng, khoa và nhà trường.
- Tổ chức thanh tra thường xuyên và định kỳ về việc thực hiện quy chế giảng dạy và chất lượng dạy học của từng GV.
- Động viên, khen thưởng đối với cá nhân có thành tích về những công trình nghiên cứu đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo. Đồng thời xử phạt những cá nhân vi phạm quy chế giảng dạy.
1.3.2. Quản lý đội ngũ giáo viên và hoạt động dạy nghề
Hoạt động dạy là hoạt động tổ chức, điều khiển truyền đạt của giáo viên nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, hình thành và phát triển nhân cách.
Quản lý hoạt động dạy là quản lý việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên dạy lý thuyết, thực hành, môdun qua các nội dung:
- Quản lý kế hoạch, tiến độ giảng dạy, thời gian lên lớp của giáo viên và việc thực hiện tiến độ. Theo dõi đôn đốc việc thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy.
- Quản lý hồ sơ giáo viên, theo dõi chỉ đạo việc hoàn thiện các hồ sơ sổ sách chuyên môn nghiệp vụ.
- Quản lý hoạt động bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ: theo dõi chỉ đạo thực hiện và đánh giá kết quả việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và sư phạm dạy nghề của đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên.
- Nắm các ưu điểm, khuyết điểm, trình độ chuyên môn của từng giáo viên để có sự bố trí, phân công giảng dạy ở từng môn học và dạy lý thuyết, thực hành hoặc môdun .
- Theo dõi, đánh giá về năng lực, đạo đức, phẩm chất chính trị của đội ngũ giáo viên giảng dạy.
- Quản lý hoạt động dạy đối với giáo viên dạy lý thuyết, thực hành, môdun và kiểm tra đánh giá chất lượng giảng dạy trên lớp của từng giáo viên.
- Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên.
- Quản lý việc đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ của GV
1.3.3. Quản lý học sinh và hoạt động học
Quản lý học sinh thực chất là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh trong quá trình đào tạo, nội dung quản lý chủ yếu sau:
- Quản lý việc học tập của HS ở xưởng thực hành, giờ học lý thuyết và thực hành tại cơ sở sản xuất.
- Theo dõi, tìm hiểu để nắm được những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh.
- Theo dõi thúc đẩy, khuyến khích học sinh phát huy các yếu tố tích cực, khắc phục những yếu tố tiêu cực để phấn đấu vươn lên đạt kết quả học tập và rèn luyện.
Công cụ để người quản lý kiểm tra, đánh giá theo định kỳ và đột xuất thông qua: kiểm tra đầu vào (tuyển sinh), kiểm tra việc lên lớp, kiểm tra miệng, kiểm tra viết, thi học kỳ, thi cuối năm học và kiểm tra đầu ra (thi tốt nghiệp).
1.3.4. Quản lý điều kiện cơ sở vật chất đào tạo nghề
Trong hệ thống giáo dục đặc biệt là đào tạo nghề thì phương tiện dạy học, máy móc thiết bị và cơ sở vật chất là điều kiện quan trọng góp phần quyết định chất lượng dạy học.
Nội dung quản lý cơ sở vật chất trong nhà trường gồm: - Quản lý phòng học, bàn ghế, bảng.
- Quản lý thiết bị, máy móc phục vụ dạy học và hoạt động của các phòng bộ môn, xưởng thực hành, phòng chức năng.
- Quản lý thư viện với sách báo, tài liệu....
Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học đối với đào tạo nghề là nhiệm vụ thiết yếu của nhà Trường nhằm để nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập nói chung và từng nghề nói riêng. Vì vậy, nhà quản lý phải có kế hoạch định kỳ cho việc kiểm kê, bảo trì, đánh giá cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy học, để có kế hoạch mua sắm, sửa chữa, thay thế mới các phương tiện dạy học nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập của HS và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
1.3.5. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề
Việc quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu dựa trên những cơ sở như các kết quả thi, kiểm tra hết học phần, thi cuối khóa, kết quả viết chuyên đề, tiểu luận,… Riêng đánh giá kết quả đối với việc thực hành kỹ năng nghề nghiệp được thực hiện thông qua việc đánh giá kết quả qua các hình thức như: thực hành tại xưởng, tạo ra sản phẩm và nhất là qua theo dõi và đánh giá kết quả thực tập.
Cán bộ QL chỉ đạo GV thực hiện việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS với những nội dung sau:
- Thực hiện đúng chế độ điểm danh, kiểm tra, đánh giá, tính điểm học phần như quy định của Bộ, đảm bảo tính chính xác, công bằng, khách quan.
- Có lịch kiểm tra và thi cho từng đợt học.
- Báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá theo quy định.
Ngoài ra để bảo đảm việc đánh giá đúng đắn kết quả học tập, nhà trường cần kết hợp với việc quản lý của các bộ phận chức năng trong trường về việc theo dõi, quản lý quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
Các hình thức đánh giá kết quả học tập như trên giúp nhà trường đánh giá đúng đắn kết quả học tập của học sinh, từ đó có những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
1.4. Những yếu tố quản lý ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề ở trườngTrung cấp nghề Trung cấp nghề
1.4.1. Những yếu tố khách quan
- Bối cảnh trong nước và Quốc tế:
+ Xu thế toàn cầu hoá và Hội nhập kinh tế Quốc tế đem lại nhiều thời cơ và cũng hiều thách thức to lớn đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải tích cực đổi mới về chiến lược và sách lược trong đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
+ Bối cảnh quốc tế và trong nước vừa tạo thời cơ lớn vừa đặt ra những thách thức không nhỏ cho giáo dục nghề nghiệp ở Việt nam. Quá trình tăng cường hợp tác khu vực ASEAN và các nước trên thế giới đã và đang đặt ra những yêu cầu
mới không chỉ về kinh tế mà cả về giáo dục đặc biệt là về đào tạo nguồn nhân lực theo các chuẩn mực đào tạo khu vực và quốc tế.
+ Tiến bộ KHCN và những đổi mới về tổ chức, quản lý sản xuất-dịch vụ trong tất cả các lĩnh vực KTXH cũng đặt ra những yêu cầu mới về cơ cấu và chất lượng đào tạo nhân lực nói chung và đào tạo nghề nghiệp nói riêng.
- Nhận thức về đào tạo nghề của xã hội đã có một bước chuyển đổi nhảy vọt xã hội đã quý trọng tay nghề, người công nhân có kỹ thuật khả năng và cơ hội tìm kiếm việc làm dể dàng hơn, sức lao động đã được đề cao hơn.
+ Yêu cầu mới đối với công tác quản lý đào tạo nghề nhằm mang lại hiệu quả và chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đó là tăng nhanh tỷ trọng phát triển công nghiệp, dịch vụ, do vậy trong tình hình mới mỗi nhà trường đều phải tự đánh giá chất lượng quá trình đào tạo nghề để từ đó có những thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp nhằm làm cho kỹ năng tay nghề, khả năng chuyên môn ngang tầm với quốc tế và khu vực đó là nhanh chóng đưa Việt Nam nói chung và các cơ sở đào tạo nói riêng sớm hoà nhập, tiếp cận với sự phát triển công nghiệp, dịch vụ và du lịch trong khu vực và trên thế giới.
- Cơ chế, chính sách của Nhà nước, sự quan tâm đầu tư các nguồn lực cho đào tạo nghề. Hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục đào tạo, Dạy nghề.
1.4.2. Những yếu tố chủ quan
- Chất lượng nội dung chương trình, phương pháp đào tạo nghề của Nhà trường:
+ Nội dung, chương trình đào tạo cần theo hướng mềm hoá, nâng cao kỹ năng thực hành, năng lực tự tạo việc làm, năng lực thích ứng với những biến đổi của công nghệ và thực tế sản xuất kinh doanh; xây dựng chương trình dạy nghề theo Mođul, đảm bảo liên thông giữa các trình độ đào tạo nghề với các trình độ đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân; xây dựng nội dung chương trình đào tạo nghề trình độ cao theo hướng tiếp cận trình độ tiên tiến trong khu vực và thế giới;
+ Chất lượng phương pháp dạy và học nghề cần theo hướng phát huy đựơc năng lực, tính tự chủ và tính tích cực của mỗi cá nhân.
- Khả năng huy động nguồn vốn đầu tư cho các nguồn lực phục vụ quá trình đào tạo nghề:
+ Nhà trường có thể tranh thủ nguồn viện trợ hoặc vay với lãi suất ưu đãi từ các tổ chức trong và nước ngoài; đẩy mạnh công tác xã hội hóa sự nghiệp dạy nghề bằng huy động các nguồn lực xã hội, đặc biệt là từ các doanh nghiệp và mở rộng các hình thức liên kết đầu tư với Doanh nghiệp ngành xây dựng trong và ngoài nước đầu tư cho phát triển dạy nghề.
+ Cơ chế, chính sách nhằm phát huy nội lực, thu hút các thành phần kinh tế, các đơn vị, cá nhân đầu tư vào Nhà trường.
+ Các nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật cho nhà trường, tập trung từng bước chuẩn hóa về diện tích, về phòng học, nhà xưởng, ký túc xá và trang thiết bị dạy nghề. nhà trường cần tập trung đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, thực nghiệm và ứng dụng công nghệ mới vào phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
- Hiệu quả công tác quản lý, kiểm tra, giám sát đảm bảo chất lượng đào tạo nghề:
+ Chất lượng và sự phối hợp của hệ thống quản lý, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và chất lượng cho đội ngũ cán bộ quản lý các phòng, khoa, tổ môn.
+ Năng lực công tác lập kế hoạch, dự báo nhu cầu nhân lực và vai trò điều tiết qui mô, cơ cấu đào tạo của Nhà nước.
+ Sự chủ động và tự chịu trách nhiệm và tích cực tham gia của các bộ phận trong trường về công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng đào tạo nghề.
- Chất lượng tuyển sinh đầu vào của học sinh, chất lượng đội ngũ giáo viên nhà trường:
+ Kết quả của quá trình đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: mục tiêu đào tạo; thày; trò; nội dung; phương pháp; hình thức tổ chức; điều kiện bên trong, bên ngoài,... trong đó thày và trò là hai nhân tố trung tâm trong quá trình đào tạo. Muốn có trò giỏi cần phải có thày giỏi và ngược lại, thầy có giỏi mới có được trò giỏi. Thầy giáo là người quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục và người học là chủ thể của hoạt động học vì thế chất lượng tuyển sinh đầu vào của học sinh rất quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo.
+ Nghị quyết TƯ 2 khoá VIII của BCHTƯ Đảng đã khẳng định: "Giáo viên là