theo học chế tín chỉ và công tác cố vấn học tập
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Khi nhận định về thực trạng chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ hiện nay của các trường đại học ở Việt Nam, một số học giả của chương trình
80
Fulbright, đưa ra nhận xét sau đây : “Các trường đại học Việt Nam đang thực hiện việc chuyển đổi sang học chế tín chỉ, nhưng có rất ít trường tạo ra được những thay đổi có tính chất cơ bản vốn rất cần cho việc đổi mới hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam. Nhiều trường chỉ đang thực hiện những thay đổi
hình thức theo hệ thống mới… .Không có nhiều nhà khoa học Việt Nam hiểu
rõ lịch sử và cơ chế hoạt động của hệ thống đào tạo theo tín chỉ Hoa Kỳ.” Rõ ràng là mọi hành động đều bắt đầu từ nhận thức, do vậy, chúng tôi cho rằng trước hết phải nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và cả SV về đào tạo theo HCTC và công tác cố vấn học tập.
Mục tiêu của biện pháp này nhằm giúp cán bộ, giáo viên, SV hiểu bản chất của hệ thống đào tạo tín chỉ được tổ chức trên cơ sở “Tôn trọng và tạo điều kiện thuận lợi cho người học, người học là trung tâm của mọi hoạt động trong nhà trường”. Làm sao cho tất cả mọi người: từ cán bộ quản lý đến nhân viên phục vụ, từ giảng viên kỳ cựu đến giáo sinh thực tập, từ SV mới nhập học đến SV chuẩn bị tốt nghiệp ra trường đều thấu hiểu và cùng nhau chung tay góp sức định hình nên nét văn hóa “tín chỉ”, tạo dựng được môi trường học tập theo “văn hóa tín chỉ” . Điều này có nghĩa là mọi người, mọi đơn vị trong nhà trường đều hướng tới việc tổ chức quản lý đào tạo mềm dẻo, linh hoạt sao cho thuận lợi nhất cho người học, dễ dàng đáp ứng các nhu cầu biến động của thị trường nhân lực.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Nâng cao nhận thức cho các cán bộ, giáo viên, SV trong Học viện trên cơ sở động viên, khuyến khích từng cá nhân và tập thế tìm hiểu, nghiên cứu, nắm vững các quy chế, quy định của đào tạo theo HCTC ; phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các đối tượng đó trong công việc được phân công. Từ đó hiểu được bản chất và tổ chức thực hiện được theo giá trị cốt lõi của phương thức đào tào tiên tiến này. Cụ thể như sau:
81
Làm cho các cán bộ quản lý hiểu rõ khi chuyển từ phương thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ có nghĩa nhà trường đã chấp nhận cung cấp cho người học dịch vụ đào tạo theo phương thức mới, trong đó lấy cá nhân SV làm đối tượng phục vụ. Các cán bộ quản lý, phục vụ phải thay đổi từ tư duy đến phong cách phục vụ. Những thách thức này có thể bao gồm từ các khâu lãnh đạo, chỉ đạo đến thực hiện theo phong cách mới.
+ Đối với giảng viên – cố vấn học tập
Giảng viên – CVHT cần phải chấp nhận sự “cạnh tranh” trong việc đáp ứng yêu cầu người học. Những người cung cấp dịch vụ tốt nhất sẽ được người học lựa chọn. Người học sẽ tìm đến những giảng viên có uy tín, có học hàm, học vị cao, có nhiệt tình và phương pháp giảng dạy tốt. Đồng thời, thông qua quá trình lựa chọn của người học mà uy tín của người cung cấp dịch vụ là các giảng viên và cố vấn học tập sẽ được củng cố. Và như vậy, về lâu dài, người học sẽ có vai trò nhất định tạo ra uy tín của người dạy.
+ Đối với sinh viên
Trong quản lý công tác CVHT thì SV là khách thể chịu tác động gián tiếp của chủ thể quản lý. Tác động này không phải chỉ diễn ra một lần mà là liên tục nhiều lần. Do vậy, để các biện pháp quản lý trên phát huy được hiệu quả thì không thể bỏ qua các biện pháp đối với SV.
Như đã phân tích thực trạng hiện nay do SV chưa có sự hiểu biết đầy đủ về phương thức đào tạo này cũng như tính chất không bắt buộc của việc gặp gỡ CVHT dẫn đến số lượng SV tìm gặp CVHT còn rất hạn chế. Thậm chí cả khi gặp khó khăn trong học tập, nhiều SV vẫn chưa chủ động đến với CVHT để xin tư vấn. Để khắc phục hạn chế này cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền để SV có nhận thức đúng đắn về vai trò của CVHT, cũng như quyền lợi và trách nhiệm của SV trong đào tạo theo HCTC. Từ đó SV sẽ có sự phối hợp chặt chẽ và kịp thời với CVHT trong các hoạt động của cá nhân cũng như của tập thể.
82
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Quán triệt đầy đủ các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Chính phủ, Quyết định, Quy chế của Bộ GD - ĐT và của Học viện Tài chính đối với toàn thể cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về công tác giáo dục đào tạo và đào tạo theo HCTC.
-Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên.
-Tổ chức các hội thảo, hội nghị tổng kết, đánh giá công tác đào tạo theo HCTC, trong đó có các chuyên đề chuyên sâu về công tác cố vấn học tập.
-Thăm quan, học hỏi kinh nghiệm của các trường đã có những thành công nhất định trong đào tạo theo HCTC trong nước.
- Dành thời gian hợp lý trong tuần lễ học chính trị đầu khóa để SV tìm hiểu về công tác CVHT, đặc biệt là đối với SV năm thứ nhất. Hiện nay, trong chương trình học này đã giới thiệu về quy chế đào tạo theo HCTC, nhưng phần nói về CVHT còn rất mờ nhạt.
- Tổ chức các hội thi, sân khấu hóa về công tác CVHT để thu hút được sự tham gia hưởng ứng của CVHT và đông đảo SV tìm hiểu về công tác này. Từ đó, giúp SV gần gũi với người ”đồng hành” của mình và cảm nhận được sự tôn trọng, lắng nghe ý kiến của SV, sự kì vọng của Học viện vào vai trò chủ thể của chính SV để giúp cho công tác CVHT được hiệu quả hơn, chất lượng đào tạo ngày một nâng cao.
-Phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên, Hội SV trong các công tác đoàn thể, thực hiện các buổi sinh hoạt lồng ghép, giúp SV có hiểu biết thấu đáo về công tác CVHT.
- Xây dựng môi trường đào tạo thân thiện, lành mạnh, nghiêm túc, tạo động lực, niềm tin cho cán bộ, giảng viên yên tâm, nỗ lực tham gia công tác và cống hiến, SV tích cực học tập, trau dồi đạo đức và kiến thức
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
83
liệt cho “sự thay đổi” về nhận thức, tạo dựng được cơ chế đảm bảo cho đông đảo cán bộ, giáo viên và SV tham gia vào quá trình này.
- Xây dựng được kế hoạch với lộ trình phù hợp với đặc điểm của Học viện Tài chính trong bối cảnh hiện nay.
- Tạo được sự đồng thuận của cán bộ, giáo viên trong Học viên. - Có sự hỗ trợ về thời gian và kinh phí từ phía Học viện.