Học viện Tài chính đã có bề dày 50 năm đào tạo và nghiên cứu khoa học. Từ năm 2008 trở về trước, Học viện Tài chính đào tạo theo niên chế.
Đến năm 2008 Học viện Tài chính đã chính thức áp dụng hình thức đào tạo theo HTTC đối với hệ ĐH chính quy. Từ đó cho đến nay đã có 05 khóa SV hệ ĐH chính quy được tổ chức đào tạo theo hình thức này, trong đó có 02 khóa SV đã tốt nghiệp ra trường. Nhìn chung, khi áp dụng và triển khai đào tạo theo HTTC, Học viện Tài chính đã có những điều kiện thuận lợi nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn.
2.1.3.1 . Yếu tố thuận lợi
Thứ nhất, về tư tưởng chỉ đạo: Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Tài chính chỉ đạo quyết tâm thực hiện đúng chủ trương của Bộ Giáo dục và đào tạo về chuyển đổi và thực hiên phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ.
Thứ hai, về chương trình đào tạo: Học viện Tài chính đã xây dựng chương trình đào tạo theo quy chế 25/2006 - QĐ - BGDĐT thực hiện theo học chế mềm dẻo kết hợp niên chế với học phần.
Thứ ba, về phương pháp dạy và học: Học viện Tài chính đã phát động và triển khai dạy - học theo phương pháp tích cực từ năm 2001. Điều này thuận lợi cho việc triển khai phương pháp dạy – học phù hợp với HTTC.
Thứ tư, về việc lập kế hoạch, giấy báo giảng, lịch thi: Học viện đã từng bước vận dụng tin học hóa vào trong việc lập kế hoạch đào tạo.
Thứ năm, về phương pháp kiểm tra đánh giá: Học viện đã và đang triển khai thực hiện đánh giá thường xuyên từ phía người học.
Thứ sáu, về đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý: cơ cấu giảng viên trẻ có độ tuổi dưới 40 chiếm phần lớn nên về mặt tâm lý, việc thực hiện đổi mới phương thức đào tạo sẽ dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận hơn.
Thứ bảy, về cơ sở vật chất: hệ thống mạng đã được triển khai theo diện rộng, thiết bị giảng dạy, máy chiếu tương đối đầy đủ ở các hội trường học.
51
2.1.3.2 . Yếu tố khó khăn
Thứ nhất, về công tác tổ chức quản lý đào tạo theo HTTC hoàn toàn mới, chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, vừa nghiên cứu, vừa triển khai.
Thứ hai, về chương trình đào tạo: việc giảm khối lượng giờ lên lớp, tăng thời gian tự học của SV làm cho việc thiết kế bài giảng, đánh giá người học hoàn toàn khác so với đào tạo theo niên chế nhưng các khâu triển khai thực hiện từ phía các Ban, Khoa, Bộ môn còn thiếu tính liên tục, đồng bộ về chương trình, kế hoạch đào tạo, phương pháp dạy – học, phương pháp đánh giá người học.
Thứ ba, cơ sở vật chất, phòng học, hệ thống thư viện điện tử còn thiếu và yếu , chưa đáp ứng được yêu cầu linh hoạt, mềm dẻo của việc tổ chức lớp học theo tín chỉ.
Thứ tư, về đội ngũ giảng viên, CVHT, cán bộ quản lý: Thay đổi thói quen làm việc, thay đổi tâm lý cần phải có thời gian, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo, CVHT, giảng viên.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên, để triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ có hiệu quả, Học viện Tài chính đã từng bước nâng cao chất luợng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, cải tiến giáo trình, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, đã chú ý tới công tác CVHT – một trong những khâu then chốt, đảm bảo thành công của phương thức đào tạo theo HTTC.