Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Quản lý công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở học viện tài chính luận văn ths giáo dục 60 14 05 pdf (Trang 56 - 57)

Học viện Tài chính được thành lập theo Quyết định số 120/QĐ/TTg ngày 17/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị là Trường ĐH Tài chính - Kế toán Hà Nội (thành lập từ năm 1963), Viện Khoa học tài chính (thành lập năm 1962) và Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (thành lập năm 1986) .

Học viện Tài chính được giao nhiệm vụ là: Đào tạo cán bộ có trình độ ĐH và trên ĐH về lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý, Kinh tế và Ngôn ngữ Anh; Thực hiện nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng các vấn đề về kinh tế, tài chính, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển kinh tế đất nước; Tổ chức đào tạo lại, cập nhật kiến thức chuyên sâu và nâng cao cho nhiều đối tượng trong xã hội.

Hiện nay, Học viện Tài chính được tổ chức theo cấu trúc của trường ĐH đa ngành với 14 khoa, 12 ban chức năng và 05 đơn vị sự nghiệp với đội ngũ có 742 cán bộ, viên chức; Số giảng viên là 468, cán bộ quản lý và phục vụ là 274; trong đó có 35 Giáo sư và Phó giáo sư, 119 Tiến sỹ, 264 Thạc sỹ, 2 nhà giáo nhân dân và 9 nhà giáo ưu tú.

Quy mô đào tạo hiện nay của Học viện Tài chính là hơn 25.000 SV và học viên, trong đó hệ chính quy là 13.500 SV được chia thành 379 lớp SV.

Học viện Tài chính đang xây dựng và phát triển để trở thành trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học về Kinh tế - Tài chính - Kế toán hàng đầu Việt Nam, có uy tín trong khu vực, thực hiện sứ mệnh: “Cung cấp các sản phẩm đào tạo và Nghiên cứu khoa học Tài chính - Kế toán chất lượng cao cho xã hội”.

49

Một phần của tài liệu Quản lý công tác cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ ở học viện tài chính luận văn ths giáo dục 60 14 05 pdf (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)