a. Bộ máy tổ chức
Phòng TCCBLĐ
Hình 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của VNPT Nghệ An
(Nguồn Phòng Tổ chức - Lao động) Phòng TCKT Ban Giám đốc Phòng ĐT XDCB Ban QLD A Phòng Mạng DV Trung Tâm Tin Học Phòng KHKD Trung Tâm DVKH Khối Sản Xuất Phòng HC- TH Đảng cộng sản Đoàn thanh niên
VNPT Nghệ An có 9 phòng, ban, trung tâm gồm: Phòng hành chính tổng hợp; Phòng tổ chức lao động; Phòng kế hoạch kinh doanh; Phòng mạng và dịch vụ; Phòng đầu tư và XDCB; Phòng tài chính thống kê kế toán; Ban quản lý dự án; Trung tâm dịch vụ – khách hàng; Trung tâm tin học.
Các trung tâm trực thuộc gồm có: Trung tâm Viễn thông Thành phố Vinh; Trung tâm Viễn thông huyện Anh Sơn; Trung tâm Viễn thông huyện Con Cuông; Trung tâm Viễn thông huyện Cửa Lò; Trung tâm Viễn thông huyện Diễn Châu; Trung tâm Viễn thông huyện Đô Lương; Trung tâm Viễn thông huyện Hưng Nguyên; Trung tâm Viễn thông huyện Kỳ Sơn; Trung tâm Viễn thông huyện Nam Đàn; Trung tâm Viễn thông huyện Nghi Lộc; Trung tâm Viễn thông huyện Nghĩa Đàn; Trung tâm Viễn thông huyện Quế Phong; Trung tâm Viễn thông huyện Quỳ Châu; Trung tâm Viễn thông huyện Quỳ Hợp; Trung tâm Viễn thông huyện Quỳnh Lưu; Trung tâm Viễn thông huyện Thanh Chương; Trung tâm Viễn thông huyện Tương Dương; Trung tâm Viễn thông huyện Tân Kỳ; Trung tâm Viễn thông huyện Yên Thành
Ban Giám đốc có 4 người, gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc (Phó giám đốc về tài chính, Phó giám đốc kỹ thuật, Phó giám đốc hành chính)
Công ty có 1Kế toán trưởng, 1 Thanh tra.
Các đơn vị sản xuất kinh doanh thực hiện chế độ hoạch toán phụ thuộc có tư cách pháp nhân, hoạt đông theo phân cấp của VNPT Nghệ An, có con dấu riêng theo mẫu dấu DNNN, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ được quy định.
Các đơn vị trực thuộc có cấp trưởng và kế toán trưởng phụ trách và có kế toán trưởng có cấp phó giúp việc quản lý, điều hành, có cán bộ quản lý giúp việc chuyên môn nghiệp vụ và lực lượng lao động.
Bộ máy tổ chức của VNPT Nghệ An theo cơ cấu trực tuyến chức năng. Đặc điểm của bộ máy này là Lãnh đạo các phòng chức năng làm nhiệm vụ
tham mưu, gúp việc, theo dõi, đề xuất, kiểm tra, tư vấn cho thủ trưởng nhưng không có quyền ra quyết định cho các bộ phận , đơn vị sản xuất. ý kiến của lãnh đạo các phòng chức năng đối với các đơn vị sản xuất chỉ có tính chất tư vấn về mặt nghiệp vụ, các đơn vị nhận mệnh lệnh trực tiếp từ thủ trưởng đơn vị, quyền quyết định thuộc về thủ trưởng đơn vị sau khi đã tham khảo ý kiến các phòng chức năng.
* Ưu điểm: Thực hiện được chế độ một thủ trưởng , tận dụng được trí tuệ của đội ngũ chuyên viên, kỹ sư
* Nhược điểm: Số lượng người tham mưu cho giám đốc sẽ nhiều, gây lãng phí nếu các phòng không được tổ chức hợp lý. Phải giải quyết những mâu thuẫn rất trái ngược nhau của các bộ phận chức năng nên phải hội họp nhiều. Đôi khi làm chậm quá trình ra quyết định.
b. Bộ máy quản lý nhân lực
Xét về hình thức đây là mô hình quản lý nhân lực phổ biến hiện nay và đã có những thành công nhất định trong hoạt động quản trị nguồn nhân lực của VNPT Nghệ An. Việc quản trị có bộ phận trực tiếp chuyên trách mà không phải kiêm nhiệm, bộ phận này có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo về các hoạt động từ lao động tiền lương, tuyển dụng, đào tạo, công tác an toàn và các chế độ cho người lao động. Tuy nhiên trong giai đoạn mới, để đáp ứng với tình hình cạnh tranh trên thị trường và thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, cần có phải có những thay đổi quan trọng.
Giám đốc VTT
Phòng Tổ chức- Lao động